Xã hội Việt Nam phân hoá:

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 45)

1. Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Ngày càng câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đẩy mạnh bóc lột về kinh tế.

- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

2. Tầng lớp tư sản.

- Ngày càng đông, nhưng mãi đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời.

- Giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành 2 bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế gắn liền với đế quốc và tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc phong kiến nhưng lại dễ thoả hiệp.

3. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:

- Tăng nhanh về số lượng.

- Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh. Một bộ phận hăng hái có tinh thần cách mạng.

4. Giai cấp nông dân:

- Chiếm 90% dân số, bị thực dân phong kiến áp bức bằng mọi thủ đoạn như sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, …

- Đây là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. 5. Giai cấp công nhân:

- Ra đời ngay trước chiến tranh, sau đó phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, phần lớn công nhân tập trung tại các vùng mỏ và đồn điền cao su.

- Giai cấp công nhân có 3 đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản người Việt; có quan hệ gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống bất khuất của dân tộc, nên họ nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo.

Câu hỏi:

1. So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp về mục đích và quy mô.

2. Hãy cho biết, xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hoá như thế nào ?

Giai cấp, tầng lớp Địa vị kinh tế Thái độ chính trị Khả năng thực hiện Nhiệm vụ cách mạng

Tại sao có sự biến đổi đó ?

BÀI 9

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀITRONG NHỮNG NĂM 1919-1925. TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925.

Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. sau chuyến bôn ba Á, Âu, Phi, Mỹ, năm 1917 Người trở lại Pháp.

1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917 – 1923.

- Gởi bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Hội nghị Véc-xai đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.

- Tại Đại hội Đảng xã hội Pháp (12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Năm 1921, sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo người cùng khổ (1922), viết báo Nhân đạo và viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp …

2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô 1923 – 1924.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.

- Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.

- Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và truyền bá những quan điểm cơ bản vào nước ta, là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 1924 -1925.

- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam.

- Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. + Trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ. + Báo Thanh niên được xuất bản.

+ Ra sách Đường cách mệnh.

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin …

Câu hỏi:

1. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với lớp người đi trước?

2. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị như thế nào về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam?

3. Lập niên biểu về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1945?

BÀI 10 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG(1888 – 1980) (1888 – 1980)

1. Thời niên thiếu và hoạt động cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng.

- Bác Tôn sinh ngày 20/8/1888, tại làng An Hoà, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên.

- Năm 1910, Bác Tôn làm việc tại xưởng Ba Son. - Năm 1914, Bác Tôn bị điều sang Pháp làm lính thợ.

- Ngày 20/4/1919, Bác Tôn kéo cờ phản chiến trên hạm Phơ-răng-xơ. - Năm 1920, thành lập Công hội đỏ Sài Gòn.

- Năm 1925, lãnh đạo công nhân Ba Son bãi công.

- Năm 1927, tham gia Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. - Tháng 12/1928, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo.

2. Thời kỳ tham gia kháng chiến (1945-1975) và xây dựng đất nước.

- Tháng 9/1946, được bầu làm phó trưởng ban thường vụ quốc hội. - Ngày 3/3/1951, được bầu làm chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

- Tháng 7/1960, làm phó chủ tịch nước VNDCCH. - Năm 1969, làm chủ tịch nước VNDCCH.

3. Tấm gương mẫu mực sáng ngời.

- Bác Tôn là lớp công nhân đầu tiên giác ngộ chủ nghĩa cộng sản.

- Bác Tôn luôn chăm lo xây đắp khối đoàn kết, gắn bó đồng chí, đồng bào cả nước.

Câu hỏi: Tóm tắt quá trình hoạt động của chủ tịch Tôn Đức Thắng ?

BÀI 11

QUÁ TRÌNH RA ĐỜI BA TỔ CHỨC CỘNG SẢNỞ VIỆT NAM NĂM 1929 Ở VIỆT NAM NĂM 1929

1. Hoàn cảnh:

- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925), Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927).

- Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ.

- Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân và nông dân.

2. Diễn biến:

- Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kỳ thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

- Tại Đại hội lần thứ I (5/1929) của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên kiến nghị thành lập đảng cộng sản không được chấp nhận.

3. Kết quả.

- Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản thành lập (Bắc Kỳ). - Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập (Nam Kỳ).

- Tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập (Trung Kỳ).

Câu hỏi:

Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ?

BÀI 12

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930). 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930).

- Hoàn cảnh:

+ Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.

+ Các tổ chức cộng sản xây dựng cơ sở Đảng tại các địa phương trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.

+ Làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

+ Ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp thiết là phải thành lập chính đảng duy nhất.

- Hội nghị: Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 6/1/1930.

- Nội dung Hội nghị:

+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Ý nghĩa: Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như đại hội thành lập Đảng.

2. Luận cương chính trị (10/1930).

- Tháng 10/1930, Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần I tại Hương Cảng. Hội nghị thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

- Nội dung Luận cương: Tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w