Giải pháp hoàn thiện quy trình phân tích tài chính DN

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 90)

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH TP HÀ NỘI NHCT

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình phân tích tài chính DN

NHNN và toàn bộ hệ thống NHCT quy định để việc đảm bảo đưa ra những quyết định cho vay chính xác, và kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Hệ thống NHCT đã hoàn thiện một chính sách tín dụng riêng khá cụ thể và chi tiết với một thủ tục cho vay nhanh gọn, thuận tiện nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, chính sách vẫn đảm bảo được sự chặt chẽ, an toàn trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng áp dụng một cách quá máy móc các quy trình tín dụng của NHCT. Không những thế, nhiều cán bộ tín dụng còn coi TSBĐ là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quyết định trong thẩm định. Từ đó dẫn điến việc nhiều DN bị mất cơ hội kinh doanh, đồng thời Chi nhánh cũng mất một khoản doanh thu từ hoạt động cho vay. Theo đó, Chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục hiện tượng trên:

- Cần có những chính sách hỗ trợ DN trong trường hợp hoạt động của DN gặp khó khăn nhất thời. Đồng thời tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong thủ tục xin vay vốn. Tư vấn thông tin cho các DN khi các DN một số khúc mắc trong quá trình xin vay vốn

- Trong quá trình thẩm định và cấp tín dụng, các cán bộ phân tích có thể tự giảm bớt các thủ tục rườm rà, xử lý nhiều công đoạn cùng một lúc nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn cần thiết trong hoạt động cho vay

*) Đa dạng hóa lĩnh vực và mở rộng chế độ cho vay

- Hiện tại, ngoài các hình thức cho vay truyền thống, Chi nhánh cần nghiên cứu, thực hiện thí điểm các phương thức cho vay mới như cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… và sau đó là áp dụng ra toàn bộ Chi nhánh

- Ở thời điểm hiện tại, phần lớn đối tượng cho vay của Chi nhánh là các DN nhà nước, dư nợ của đối tượng là các DN ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến một nửa tổng dư nợ. Trong khi đó, hầu như nhiều DN nhà nước hoạt động một cách cầm chừng, kém hiệu quả hơn so với các DN ngoài quốc doanh. Do đó, Chi nhánh cần phải mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay đối với các đối tượng ngoài quốc doanh, đồng thời tư vấn và hỗ trợ để các DN có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

- Bên cạnh mở rộng các sản phẩm mới, Chi nhánh cũng cần cải tiến, đổi mới các sản phẩm cũ nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w