Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của VINACOMIN

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 76)

- Phân tích vốn lưu chuyển:

B.2.4. Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của VINACOMIN

Tập đoàn có hai mảng hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh than và khoáng sản, ngoài ra tập đoàn còn mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực như

Tiêu thụ nội địa

VINACOMIN cung cấp than cho thị trường nội địa sử dụng cho nhiều mục đích phục vụ sinh hoạt đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, xét về lượng tiêu thụ, các khách hàng chủ chốt của VINACOMIN là 04 ngành lớn là các đơn vị trong ngành điện, xi măng, giấy và hóa chất. Xét về doanh thu, EVN là khách hàng nội địa tiêu thụ nhiều than nhất của VINACOMIN, phục vụ cho hoạt động của các NM nhiệt điện.

Giá bán than trong nước, đặc biệt cho các hộ lớn hiện đang chịu sự điều chỉnh của Chính phủ (có thể thấp hơn hoặc bằng gía thành sản xuất). Tuy nhiên, theo tính chất điều chỉnh của thị trường và định hướng của Chính phủ sẽ cho phép xác định giá bán than tại thị trường nội địa theo giá thị trường trong lộ trình từ năm 2007- 2010.

Việc bán than trong nước được thực hiện theo các hợp đồng mua bán dài hạn trên thị trường giao ngay. Hợp đồng thường có thời hạn tối thiểu không dưới 1 năm với các điều khoản xác định giá hàng năm. Việc bán than qua thị trường giao ngay thường quy định rõ khối lượng và thời điểm mua bán được xác đinh trong khoản thời gian không quá một năm.

Phương thức thanh toán của khách hàng mua than thường được xác đinh dựa trên các yếu tố về giá trị mua bán và lịch sử giao dịch truyền thống với VINACOMIN, có xét đến các yếu tố về tình hình tài chính của khách hàng và điều kiện thị trường hiện hành. Đối với các khách hàng mới hoặc khách hàng mua than theo hợp đồng ngắn hạn, VINACOMIN thường yêu cầu thanh toán đủ trước khi giao hàng. Tất cả các khoản thanh toán trong nước đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nhìn chung, trong những năm gần đây, VINACOMIN không gặp vấn đề gì khó khăn đáng kể trong việc thu tiền bán hàng.

Theo thống kê từ, sản xuất và tiêu thụ than 7 tháng đầu năm tăng trưởng nhẹ, sản lượng than sạch tháng 7 ước đạt 3,61 triệu tấn, tăng 13,8% so với tháng 7/2010; tính chung 7 tháng ước đạt 26,1 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ và đạt 62% kế hoạch năm 2011. Bên cạnh đó, ước tính lượng than sạch tiêu thụ trong tháng 7 là 4,01 triệu tấn, nâng lượng tiêu thụ trong 7 tháng đầu năm lên 27,705 triệu tấn, đạt 61% kế hoạch năm. Theo đó, than tiêu thụ nội địa trong tháng 7 là 2,174 triệu tấn, 7 tháng là 16,771 triệu tấn. Ước lượng tồn kho tính đến 30/7 là 4,102 triệu tấn

VINACOMIN thực hiện phương thức bán than thông qua bộ phận bán than được quản lý tập trung cho các khách hàng xuất khẩu trên toàn thế giới. Khách hàng lớn nhất vẫn tập trung nhiều tại khu vực Châu Á, chủ yếu là tại Trung Quốc (khối lượng bán đạt gần 16 triệu tấn trong năm 2007, hầu hết là than chất lượng thấp), tại Nhật Bản (khối lượng bán hàng đạt gần 3 triệu tấn, than chất lượng tốt), tại Hàn Quốc và Thái Lan. VINACOMIN cũng bán hàng cho các khách hàng tại Tây Âu và Châu Mỹ (tổng khối lượng đạt khoảng 1.5 triệu tấn trong năm 2007). Tuy nhiên đến thời điểm năm 2008 thị trường xuất khẩu của VINACOMIN sang thị trường Châu Âu dường như đã không có. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhiều phần là do chất lượng than của Việt Nam chưa cao. Không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Các hợp đồng xuất khẩu thường có thời hạn từ 01 đến 03 năm. Các hợp đồng có thời hạn trên một năm thường không có các điều khoản về giá, và giá được thương lượng hàng năm. Các hợp đồng này thường chỉ quy định về quy trình quản lý chất lượng, lấy mẫu và giao hàng. Trong một số trường hợp, VINACOMIN có quyền điều chỉnh khối lượng hàng bán hàng năm trong phạm vi do các bên thỏa thuận. VINACOMIN luôn tuân thủ các quy định của hợp đồng về giao hàng, cung cấp và chất lượng than.

VINACOMIN thường bán than trên cơ sở chịu trách nhiệm đến khi hàng dược chất xong lên tàu tại cảng xếp hàng, người mua thanh toán chi phí vận chuyển đường biển. Việc thanh toán cho hàng của VINACOMIN bán ra nước ngoài được thực hiện qua tín dụng thư hoặc chuyển khoản bằng Đô La Mỹ, Euro và Đồng Yên. Bẳng dưới đây cung cấp thông tin về khối lượng tiêu thụ và giá bán than của VINACOMIN trong các thời kì nhất định.

Năm 2010 và kế hoạch năm 2011, VINACOMIN vẫn hoạch định nguồn lợi nhuận chủ yếu từ xuất khẩu than. Với tổng lượng than bán được năm 2010 là 42 triệu tấn, VINACOMIN cho biết đã xuất khẩu gần 19 triệu tấn với giá trị xuất khẩu than khoáng sản lên đến con số ấn tượng: 1,4 tỉ USD! Tính bình quân năm 2010, mỗi tháng VINACOMIN xuất hơn 1,5 triệu tấn.

đang cùng với các nhà thầu Trung Quốc khắc phục một số khiếm khuyết về thiết bị, công nghệ kỹ thuật để nâng cao thực thu tại Nhà máy tuyển quặng đồng Sin Quyền, nâng chất lượng đồng kim loại và vàng tại Nhà máy luyện đồng Tằng Lỏng.

Tiêu thụ khoáng sản giảm cả lượng và giá bán. Để tạo điều kiện cho TCTy khoáng sản chủ động sản xuất, tăng cường quản trị chi phí, từng bước tăng thu nhập và tích tụ vốn cho đầu tư phát triển, từ 01/01/2009 Tập đoàn đã áp dụng cơ chế khoán giá thành và giá mua bán nội bộ các sản phẩm từ đồng (tinh quặng đồng, đồng thỏi, vàng, bạc, axit H2SO4, …) và kẽm. Triển khai rà soát, kiện toàn lại hệ thống quản lý kỹ thuật (từ TCTy đến các đơn vị từ khâu địa chất, trắc địa đến công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến khoáng sản …).Thực hiện chế độ nghiệm thu khối lượng mỏ, tuyển, luyện kim làm cơ sở quyết toán chi phí.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w