Bùi Hạnh Tâm (2004) nghiên cứu đánh giá độ mê bằng BIS ở bệnh nhân mổ tim mở tại bệnh viện Việt Đức. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng 2 nhóm bệnh nhân: nhóm 1 điều khiển mê bằng các dấu hiệu lâm sàng, nhóm 2 điều khiển mê bằng các dấu hiệu lâm sàng và BIS. Tất cả bệnh nhân được tiền mê bằng Hypnovel 0,05mg/kg 15ph trước khởi mê. Khởi mê sử dụng bơm tiêm điện với 5µg/kg Fentanyl, 0,3mg/kg Etomidate hoặc 0,5-1,5mg/kg Propofol và Arduan 0,1mg/kg. Kết quả chỉ ra: BIS có tương quan vừa nhưng chặt chẽ với thay đổi huyết áp lúc khởi mê, điều khiển mê bằng BIS giúp giảm tổng lượng thuốc mê và giảm thời gian hồi tỉnh. [7]
Hoàng Văn Bách (2012) nghiên cứu điều chỉnh độ mê bằng Entropy, nồng độ đích trong huyết tương và nồng độ phế nang tối thiểu của thuốc mê trên đối tượng người trẻ, ASA 1-2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 gây mê tĩnh mạch với TCI-propofol, bắt đầu với Cp=2,5µg/ml, tăng lên mỗi lần 0,5µg/ml; nhóm 2 gây mê hô hấp
với sevoflurane. Theo dõi và điều chỉnh độ mê theo PRST và Entropy (SE và RE). Kết quả nghiên cứu chỉ ra SE, RE có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với nồng độ đích Ce của propofol và tương quan tuyến tính ngược với MAC- sevoflurane. Thời gian khởi mê ở nhóm TCI là 127,27±38,42 giây. [2]
Nguyễn Hoài Nam (2004) nghiên cứu đánh giá sự thay đổi huyết động khi khởi mê với Etomidate liều 0,2-0,3mg/kg ở 81 bệnh nhân có yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: 93,8% bệnh nhân có giảm HATĐ, đa số giảm 5-10% (67,9%), giảm nhiều nhất 15%, nhịp tim thay đổi không đáng kể (<5l/ph). [5]
Liu Shao-hua nghiên cứu mối liên quan giữa độ mê với nồng độ đích tại não của propofol khi khởi mê bằng TCI ở người cao tuổi. 90 bệnh nhân có tuổi từ 60-80, ASA 1-3, được chọn vào nghiên cứu, chia làm 3 nhóm S1, S2 và S3, mỗi nhóm có 30 bệnh nhân. Cả 3 nhóm đều sử dụng TCI-propofol để khởi mê. Nhóm S1: Cp=4µg/ml, nhóm S2: Ban đầu Cp=2µg/ml, sau 3ph thì tăng lên 4µg/ml, nhóm S3: bắt đầu với Cp=2µg/ml, tăng thêm 1µg/ml mỗi 3ph cho tới khi Cp=4µg/ml. Khi OAA/S=1 thì tiêm remifentanil và rocuronium. Đặt NKQ sau 2ph. Đánh giá sự thay đổi OAA/S, Ce, mạch, huyết áp và BIS. Liu kết luận: có sự tương quan chặt chẽ giữa Ce và giá trị BIS, khởi mê ở người cao tuổi sử dụng phác đồ ở nhóm S2 là thích hợp nhất. [31]
Agnes Rigouzzo nghiên cứu so sánh giữa trẻ em và thanh niên về mối liên quan giữa chỉ số BIS và nồng độ propofol khi khởi mê bằng TCI. Tổng số có 90 bênh nhân, ASA 1-2 chia làm 2 nhóm: 45 bệnh nhân trẻ em (6-13 tuổi) và 45 bệnh nhân thanh niên (14-32 tuổi). Cả 2 nhóm khởi mê sử dụng TCI- propofol với Cp=6µg/ml, remifentanil 0,25µg/kg/ph và tracrium 0,5mg/kg. Nhóm trẻ em sử dụng mô hình TCI của Kataria, nhóm thanh niên sử dụng mô hình TCI của Schnider. Đặt NKQ khi BIS 40-60. Agnes Ringouzzo kết luận:
có sự tương quan chặt chẽ giữa độ mê theo BIS và nồng độ đích của propofol, nhóm trẻ em cần lượng propofol nhiều hơn nhóm thanh niên. [8]
Paul F. White nghiên cứu so sánh Entropy và BIS trong quá trình phẫu thuật ở 30 bệnh nhân ASA 1-2, tuổi 28-70. Tiền mê 2mg midazolam, khởi mê với propofol 2mg/kg, fentanyl 1µg/kg và cisatracurium 0,05mg/kg. Paul kết luận: có mối tương quan chặt chẽ giữa SE, RE và BIS; sự thay đổi giá trị SE, RE tương tự sự thay đổi giá trị BIS trong suốt quá trình phẫu thuật. [38]
Manish Jagia nghiên cứu so sánh Entropy và BIS khi gây mê bằng Propofol hoặc Thiopental. 20 bệnh nhân có ASA 1-2, tuổi 19-58 được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm, sử dụng 3- 5mg/kg thiopental hoặc 1,5-2,5mg/kg proppofol để khởi mê, theo dõi mạch, huyết áp, BIS, SE, RE. Kết luận của nghiên cứu này là có mối tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số của Entropy và BIS trong các thời điểm khác nhau của giai đoạn khởi mê. Entropy không giống như BIS, gần như không thay đổi khi thay đổi huyết động do đặt NKQ. [32]
Sylvie Passot nghiên cứu tại Pháp-2005, so sánh bơm tay propofol, TCI-propofol và Etomidate trong gây mê ở người già trên 80 tuổi phẫu thuật vỡ xương chậu. Có 52 bệnh nhân được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 dẫn mê bằng bơm tay 1mg/kg propofol trong 60s, nhóm 2 TCI-propofol với Cp ban đầu là 1µg/ml, tăng thêm 0,5µg/ml mỗi 3 phút cho đến khi mất phản xạ mi mắt, nhóm 3 bơm tay 0,4mg/kg Etomidate. Theo dõi thời gian, sự thay đổi mạch, huyết áp trong khởi mê và đưa ra kết luận: nhóm TCI có thời gian mất phản xạ mi mắt, thời gian chờ đặt NKQ, thời gian khởi mê dài hơn các nhóm khác, thay đổi huyết áp nhiều hơn nhóm Etomidate nhưng ít hơn nhóm bơm tay propofol, không gây nôn và buồn nôn sau mổ. [45]
thẩm mỹ trường đại học Mansoura, Hy Lạp, năm 2012, về ảnh hưởng của các liều atracurium khác nhau lên điều kiện đặt NKQ ở bệnh nhân bỏng. Tác giả nghiên cứu trên 4 nhóm bệnh nhân ASA 1-2, tuổi 20-60, mỗi nhóm 20 bệnh nhân. Khởi mê sử dụng propofol 1,5-2mg/kg, fentanyl 1-2µg/kg và atracurium với liều khác nhau theo nhóm: Nhóm 1: liều đầu là 1ml giả dược, sau đó 3ph thêm 0,75mg/kg atracurium,; Nhóm 2: liều đầu atracurium là 0,04mg/kg, sau đó 3ph thì thêm 0,71mg/kg; Nhóm 3: liều đầu là 1ml giả dược, sau đó 3ph thêm 1mg/kg atracurium; Nhóm 4: liều đầu atracurium là 0,04mg/kg, sau đó 3ph thêm 0,96mg/kg. Theo dõi độ giãn cơ bằng TOF- watch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: Điều kiên đặt NKQ được cải thiện rõ rệt khi tăng liều atracurium, thời gian chờ đặt NKQ ở nhóm 1 và 2 dài hơn ở nhóm 3 và 4. [10]