1.3.1. Khái niệm
Lịch sử phát triển của kỹ thuật: Ý tưởng kết hợp những phương trình toán
học và mô hình dược động học của thuốc nhằm đạt được mục đích ổn định nồng độ trong máu cho các thuốc tĩnh mạch đã hình thành từ những năm 1968. Cho đến những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhóm các nhà khoa học ở Bonn (Đức) mới thành công và công bố một chiếc bơm tiêm có khả năng tiêm truyền được kiểm soát bằng máy tính dành cho các thuốc mê tĩnh mạch. Lần lượt sau đó, nhiều báo cáo lâm sàng ở châu Âu và Hoa Kỳ về sử dụng hệ thống máy tính kết nối với bơm tiêm điện để điều khiển việc đưa thuốc mê tĩnh mạch vào cơ thể người bệnh. Năm 1996, Difprifusor là thiết bị có tính thương mại đầu tiên dành riêng cho propofol với kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích được đưa vào sử dụng. Sau đó đã có những nghiên cứu đa trung tâm về vấn đề này trên khắp châu Âu. Hiện nay đã có trên 30.000 hệ thống TCI được sử dụng trên khắp thế giới. Kỹ thuật TCI đã phát triển để sử dụng các thuốc: propofol, fentanyl, alfentanyl, sufentanyl, midazolam và ketamine.
Khái niệm
Trong quá trình phát triển của kỹ thuật đã có nhiều thuật ngữ mô tả về kỹ thuật này, ví dụ như:
Intravenous Anaesthesia chỉ dẫn của máy điện toán TIAC Titration Intravenous Agents by
Computer
Chuẩn độ thuốc mê tĩnh mạch bằng máy điện toán
CACI Computer Assisted Continuous Infusion
Truyền liên tục dưới chỉ dẫn của máy điện toán
CCIP Computer Controlled Infusion Pump
Kiểm soát bơm truyền dich bằng máy điện toán
Ngày nay, thuật ngữ TCI (Target Controlled Infusion) do Kenny và cộng sự đề xuất được sử dụng thống nhất để mô tả kỹ thuật kiểm soát liên tục nồng độ thuốc mê tĩnh mạch trong huyết tương hay máu.
Chúng ta có thể định nghĩa phương thức gây mê có kiểm soát nồng độ đích (TCI) như sau: TCI là một hệ thống tiêm truyền có kiểm soát bằng phần mềm máy tính, nó cho phép các bác sĩ gây mê lựa chọn nồng độ thuốc mê cần đạt tới theo yêu cầu của phẫu thuật, và có thể dễ dàng kiểm soát độ mê bằng cách điều chỉnh thay đổi giá trị nồng độ thuốc trong máu hoặc cơ quan đích.