Giọng điệu

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Giọng điệu

Thơ ca là sản phẩm sáng tạo của mỗi cá thể, mỗi tâm hồn. Mỗi tác giả có cách thể hiện và cách biểu đạt riêng. Bên cạnh ngôn từ, hình ảnh thì giọng điệu thơ khẳng định và là một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ.

Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và những thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Mỗi thể loại có những đòi hỏi và yêu cầu riêng đối với giọng điệu thể hiện. Trong thơ ca, có thể đan xen và pha trộn nhiều chất giọng khác nhau và có những biến thái phong phú. Rất nhiều nhà thơ tìm kiếm chất thơ ngay trong cuộc sống đời thường.

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 89

Giai đoạn sau năm 1975, Chế Lan Viên từng viết “Giọng cao bao năm giờ anh hát giọng trầm”. Cái thiết tha, sâu lắng, trầm buồn và trăn trở của cái tôi nội cảm được biểu hiện rõ. Những suy tư cá nhân đi vào thơ một cách tự nhiên và mang nhiều cung bậc khác nhau. Nhà thơ đứng trong chính cuộc đời này để bộc bạch, giãi bày tình cảm và chính điều ấy tạo nên những thay đổi căn bản - chất giọng độc thoại tâm tình.

Giọng điệu thể hiện rất rõ cái tôi nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đan xen giữa nhiều loại giọng, nhiều chất giọng: có cái đằm thắm, ngọt ngào nhưng cũng có những giọng khỏe khoắn, mạnh mẽ, táo bạo, thậm chí có lúc khô khan kiểu văn xuôi tự sự. Nét riêng của giọng điệu bắt nguồn từ nét riêng của thời đại, của văn hóa, của tâm lý con người. Cách cảm khác, cách tư duy khác, giữa những hiện thực khác nhau và phông nền văn hóa khác nhau sẽ kéo theo sự khác biệt của cách viết và giọng điệu.

Ngay từ những bài thơ đầu tiên như Đất ngoại ô, Khúc hát ru những em bé lớn

trên lưng mẹ… rồi đến trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã hình

thành và khẳng định cho mình một giọng điệu riêng khó lẫn. Lịch sử Huế, nền văn

hóa Huế, hơi thở đời sống hàng ngày của cố đô thấm vào máu thịt Nguyễn Khoa Điềm và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ ông. Chính điều này đã góp một phần quan trọng tạo nên bản lĩnh riêng cho thơ Nguyễn Khoa Điềm ngay từ đầu. Tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm là tiếng nói ngọt ngào nhưng có lõi cứng ở bên trong, thủ thỉ nhưng xoáy sâu vào lòng người, ấm áp để truyền vào tim người niềm tin và hy vọng, lạc quan, nâng người ta vượt lên những gian khổ bận rộn ngày thường. Trong những năm chiến tranh bom đạn khốc liệt, nhà thơ đã thể hiện được một nội lực điều khiển tiếng phát âm của mình, vừa đủ nghe chứ không ồn ào, thành thật chứ không khoa trương, chân chất nhưng không thô ráp, tinh tế chứ không phù phiếm. Thơ giống như một khúc đàn, buông bắt khôn khéo chỉ lên cao hơn một độ hay xuống thấp hơn một độ là mất cái hài hòa.

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 90

Về âm điệu, thơ Nguyễn Khoa Điềm thực dồi dào. Thi nhân không theo điệu nào nhất định. Trước mỗi cảnh, mỗi tình, Nguyễn Khoa Điềm lại cố tạo ra một điệu thơ cho thích hợp. Câu thơ luôn luôn biến hóa, số chữ thay đổi… Điệu thơ cũng như tứ thơ, ở Nguyễn Khoa Điềm đều là kết quả của sự đắn đo kỹ lưỡng, sự suy tính siêng năng. Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn tự chủ ngòi bút của mình một cách chắc chắn, nhưng đôi khi cũng phóng cho nó đi theo những nhạc điệu âm thầm thôi thúc trong lòng…

Có nhiều người nhận định: Đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể liên tưởng đến một khúc đàn tranh của những nhạc sĩ Huế. Đàn tranh giọng thanh tao, lên thật bổng, xuống thật trầm, ngọt ngào, lắm khi sâu sắc, gây ấn tượng trong tiếng nhấn vuốt độc. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có bài có cái vui tuơi, khỏe khoắn, trong lành của điệu Nam xuân, dùng ngũ cung đúng, như bài Màu xanh lên đường. Ở đây, tiếng nhạc Nam xuân như những hạt mưa xuân gieo lanh canh, qua những luyến láy

những hạt mưa rừng ơi, đến những đoạn đảo phách, mưa không trôi màu xanh mặt lá, mưa không trôi màu xanh bầu trời, qua câu bắc cầu Tôi đi qua mùa mưa, bắt

sang câu Thấy áo xanh màu khói lá rồi đến chữ nhấn vuốt Thấy ngón tay bồi hồi

như mỗi chồi non nghe ngọt dịu, mềm mại mà gợi cảm sâu xa.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm có bài có cái buồn nhẹ nhàng mà sâu lắng của điệu

Nam bình, dùng ngũ cung lơ lớ, như bài Khoảng trời yêu dấu:

Yêu em, yêu cả khoảng trời

Sương giăng buổi sớm, nắng dời chiều hôm Tháng tư giông chuyển bồn chồn

Hạt mưa vây ấm, nỗi buồn cách xa…

Những câu thơ man mác thấm đượm một chút gì riêng của Huế, của Nguyễn Khoa Điềm. Suốt cả bài thơ, ta không thấy ngổn ngang những tên đất, tên sông, không bộn bề những chi tiết về phong tục tập quán, lịch sử của Huế, nhưng tâm hồn Huế vẫn dịu dàng ở phía sau mỗi vần thơ.

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 91

Bài thơ có nỗi buồn nhưng không não ruột “tiếng buông xé lụa”, mà đoạn cuối tiếng đàn tươi lên, ấm áp như đoạn đầu:

Phía em, phía của quê nhà Trắng là tóc mẹ, xanh là áo em Anh đi kháng chiến trăm miền

Hướng dương thương nhớ vẫn nghiêng phía này.

Những bài ca Huế, dù thuộc điệu Nam hay điệu Bắc, là những lời ca tuân theo nét nhạc, có gieo vần ở cuối câu. Hơn nữa, ca Huế rất ít dùng những tiếng đệm và chỉ có láy mà thôi. Nhịp điệu của ca Huế rất chững chạc, khoan thai, nghệ sĩ chỉ trau chuốt tiếng đàn, tạo cái khó trong giai điệu hơn là trong tiết điệu. Ngoài kỹ thuật đặt câu đàn hay câu hát vào nhịp nội hay nhịp ngoại, nhạc sĩ Huế chỉ làm công việc thay đổi tốc độ của bản đờn, bài ca, ví dụ: Lưu thủy chậm, Lưu thủy lanh. Giọng

điệu thơ Nguyễn Khoa Điềm đôi chỗ học tập theo những điệu ca này. Bài Những

bài hát, con đường và con người, có cấu trúc âm nhạc giống như bản đàn Lưu thủy

chậm. Đoạn đầu, những câu Những bài hát không ai hát nữa được láy hai lần, khi

hòa tấu đến lần láy thứ hai, các nhạc công phải gặp nhau ở điểm quy định, sau đó

đến câu ở nhịp ngoại Đã vỡ trên môi anh ngọn gió dịu dàng, chữ “vỡ” được nhấn

vuốt. Chữ vỡ cũng như chữ xuyên (đoạn hai), chữ sống (đoạn ba) là “điểm tựa” về ý

câu thơ.

Đoạn hai Những con đường không ai trở lại, và đoạn ba Những con người không ai gặp nữa cũng có khúc thức giống như đoạn một. Nhưng ở cuối đoạn ba, nhạc vút lên chứ không trầm xuống như ở cuối đoạn một và đoạn hai.

Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, thì đã là một bản nhạc độc lập, réo rắt, rắn rỏi, hòa với nhịp chày “cắc cùm cum” và tiếng đàn Ta lư, T’rưng, Brọ. Lời ca vừa dứt thì âm thanh trầm hùng của những chiêng núm hòa với những âm thanh cao vút của chiêng bằng trong tiết tấu rộn ràng của trống H’gor tạo thành âm thanh hùng tráng, náo nức:

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 92

Mẹ thương a kay mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do...

Bài thơ không cần phổ nhạc, mà đọc lên vẫn nghe ra nhạc điệu, nhưng đó không phải chỉ là những đoạn lời có âm điệu giống nhau để khi hát lên coi là lời 1, lời 2, lời 3 và đoạn điệp khúc, mà qua từng đoạn, ý thơ được phát triển từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ cái riêng đến cái chung. Người đọc tưởng chừng nghe thấy cả quá trình đất nước lớn lên trong những ngày đánh Mỹ và đứa trẻ cũng lớn lên trên lưng mẹ. Hình ảnh và ngôn ngữ ở đây phù hợp với cách ví von, cách nói của đồng bào Tây Nguyên, vừa được nâng cao thành hình ảnh và ngôn ngữ mang dấu ấn của phong cách tác giả. Những cặp có sự đăng đối nhau trong dạng thức, nhưng

lại nâng dần mức độ ý nghĩa, từ Mai sau con lớn vung chày lún sân, đến Mai sau

con lớn phát mười Ka Lưi, cho đến Mai sau con lớn làm người tự do. Lời thơ gợi lên âm hưởng bài hát trong “Lễ chúc sức khỏe” của người Gia-rai, Ba-na, Ê-đê:

Mong cho cây le đến tuổi thành đạt Cây măng chóng mọc là cành Mong con khỏe như con hổ Đi nhanh như gió

Chúc con chạy nhanh kịp mưa

Nhảy cao đầu chạm ngôi sao trên trời...

Bài thơ không chỉ mang chất hùng tráng, vui tươi của âm điệu Tây Nguyên, mà còn vận dụng được lối so sánh độc đáo, và có những liên tưởng thú vị của Kleiduê của người Ê-đê:

Em đang đi vấp phải quả bầu Em dừng lại sửa váy

Em mang con như bắp trổ hoa

Giọng điệu, ngôn từ trong Khúc hát ru của những em bé lớn trên lưng mẹ. thể

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 93

Bên cạnh những bài thơ ngổn ngang bề bộn những hình ảnh trần trụi, gồ ghề để cố gắng nắm bắt thực tế trong vỏ ngoài sần sùi của nó, Nguyễn Khoa Điềm cũng

có những bài thơ trong suốt như Miền quê như đề cập ở chương 2. Một điểm nữa là

trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ dường như luôn tiết chế được cảm xúc của mình để không quá lên khi thể hiện. Đó là một phần tính cách Huế, cũng là thể hiện đặc trưng tâm hồn, tính cách vốn trầm lắng, hiền hòa của nhà thơ. Chẳng hạn, ngay cả trong một cặp câu thơ, với một “liều lượng” vừa phải, ở câu trước Nguyễn Khoa

Điềm viết: Truyền đơn giặc bên đường như xác lá, - nhưng tất cả không thể nào đe

dọa, nhà thơ viết tiếp Một giọt nắng lành chầm chậm chuyển qua vai. Đó phải chăng cũng là cách học tập “ngón buông bắt nhặt khoan dìu dặt” của nghệ sĩ đàn.

Bên cạnh sự phong phú, đa dạng trong âm điệu, một nét khá nổi bật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là giọng điệu đậm đà khí chất thơ miền Trung. Đó chất thơ đầy sóng gió, bão lốc của một vùng đất vừa khắc nghiệt về tự nhiên, vừa dữ dội về lịch sử. Biểu hiện cho khí chất thơ ấy, trong các tập thơ khảo sát của Nguyễn Khoa Điềm biển xuất hiện 55 lần và sóng xuất hiện 30 lần.

Đối mặt với biển Đông, hứng chịu bão lốc, tạo nên cho vùng thơ miền Trung một vùng thơ đầy khí chất. Đó là chất ngang tàng như gió Lào, khó chịu như gió chướng, rát mặt như cát xoáy và mạnh mẽ, ầm ào như sóng biển nhưng cũng nhân hòa, bao dung và thâm trầm đầy triết lý biển khơi.

- Biển tung xao sóng cuộn đằng đông Lũ phăng phăng thốc xuống đồng bằng Xáp thành cột, nhấn chìm loài giặc nước (Con chim thời gian)

- Ôi những ngày hội của những người đứng lên đòi được sống Những âm thanh ngàn sóng đại dương trào

(Con gà đất, cây kèn và khẩu súng)

Trong những ngày hoạt động ở vùng cao, nhà thơ cũng ăm ắp trong lòng những khao khát biển khơi:

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 94

Đây không biển thì rừng làm biển cả

Biển rừng không còn cuốn ta vào vô định nữa

Khí chất con người vùng biển thể hiện sự mạnh mẽ, ngay thẳng, vượt qua mọi gian nan, thử thách:

Mái tóc cha bạc phơ

Cha vẫn còn đôi tay lực lưỡng Chém qua sóng một mái chèo Thách thức gian nan

Cái mông mênh, bao la của biển khơi làm lòng người thanh thản hơn, để dũng

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)