Thiên nhiên miền sông Hương núi Ngự

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Thiên nhiên miền sông Hương núi Ngự

Là một vùng văn hóa mang đậm sắc thái truyền thống của Việt Nam, Huế ẩn chứa trong lòng mình nhiều giá trị văn hóa độc đáo, là thể hiện sinh động của một thời phát triển của vùng đất kinh đô - nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước. Huế còn nổi tiếng là vùng đất của khung cảnh thiên nhiên thơ mộng trong dáng vẻ u trầm, là không gian cổ điển Phương Đông thuần khiết. Tất cả đất trời như một bức tranh thủy mạc. Huế là chốn của những mái cong đền cổ thấp thoáng dưới bóng

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 25

vườn xanh, của những thành quách, cung điện, lăng tẩm, của dòng sông Hương như một làn hương thơm thả vào hồn phố.

Theo cách lý giải của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “bản sắc Huế”. Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng biểu hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch, giữa cái biến động và cái tĩnh tại. Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một “kẻ có văn hóa” để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong. Lớn lên ở Huế, không lúc nào tôi không cảm thấy thành phố nầy như một khu vườn thân mật của mình. Ở đó, tôi có thể tư duy cùng với hoa sen, khát vọng với hoa phượng, mơ mộng với mùi hương sâu thẳm của hoa ngọc lan ban đêm, và khi thành phố lộng lẫy trong sắc mai vàng mùa Xuân, không hiểu sao lại thấy lòng thức dậy một niềm ngưỡng mộ bao la đối với cuộc sống”.

Cảnh sắc thiên nhiên xứ sở này đã đi vào thơ văn của biết bao thi nhân, văn nhân trên mọi miền đất nước. Là một con người của sông Hương núi Ngự, dường như Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận rõ: được sinh ra và lớn lên trên quê hương này là một vinh dự.

- Cảm ơn mẹ sinh con trên thành phố

Ngàn ngày nắng và mưa, mười lăm năm bỡ ngỡ

(Đất ngoại ô)

- Và Ưu Điềm nơi mẹ đẻ ra tôi

Chao thương nhớ là tiếng bìm bịp nước Ngày ba bữa nghẹn khoai và rau luộc Hai mươi năm vẫn thắc thỏm một ngày về (Gửi anh Tường)

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 26

Có thể nói, chính cái hồn của mảnh đất Huế, đặc trưng thiên nhiên xứ Huế, những cuộc đấu tranh ác liệt trên chiến trường Huế đã góp một phần không nhỏ đưa Nguyễn Khoa Điềm đến với thơ, như chính ông khẳng định: “Tôi thường nhìn thấy Huế trong dáng vẻ u trầm. Những rêu phong cổ kính ở đó đều mang nét u trầm và buồn… Huế cũng đã một lần “tiêu thổ kháng chiến” và Huế Mậu Thân bị bom đạn tàn phá ghê gớm. Thân phận hoài nhớ vàng son của người Huế đã khiến cho xứ này trầm xuống. Người ta luôn sống với chiều sâu tâm linh. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ gặp Huế đã để lại những bài thơ hay, ảo diệu và sâu sắc… Huế đẹp và gian khổ luôn ám ảnh tôi”. Với lòng biết ơn vô hạn đó, nhà thơ đã dùng tài thơ của mình để viết nên những dòng tâm huyết cho quê hương:

Mặt đất quê hương là tấm gương sáng rực Soi bóng chúng con trong sông núi tự hào (Thưa mẹ con đi)

Quê hương xứ Huế ấy - một vùng miền thơ mộng đã đi vào thi ca, hội họa, một xứ sở được mệnh danh là “bài thơ đô thị”, quê xứ của “thanh sắc thi ca” đã được cả thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi quần thể di tích gồm hệ thống kinh thành, lăng tẩm, miếu chùa, đền đài... và cả một nền âm nhạc cung đình vừa được ấn chứng là di sản văn hóa phi vật thể. Huế - dù ở thời nào cũng có nhiều khoảng lặng trầm sâu khơi dậy những cảm hứng và ý tưởng sáng tạo cho các thi nhân, là

tấm gương, là niềm tự hào không khi nào phai nhạt của những người con đất cố đô. Với Nguyễn Khoa Điềm, Huế cũng đã trở thành một không gian tinh thần, không gian thơ riêng biệt, đặc sắc. Huế được tái hiện qua nhiều chiều, nhiều góc nhìn: Huế của quá khứ, hiện tại, tương lai, Huế với cảnh sắc thiên nhiên, Huế của những nét đẹp cả văn hoá vật thể và phi vật thể… Khảo sát trong trường ca Mặt đường khát vọng và ba tập thơ Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng, chúng tôi nhận thấy cái tên Huế được trực tiếp nhắc đến 9 lần; các từ gián tiếp chỉ

Huế cũng xuất hiện nhiều như: quê hương (quê nhà, quê ta): 35 lần; thành phố: 52

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 27

tiếp được dùng như sông Hương: 58 lần; trường thành, đô thành, kinh đô, Đại nội:

15 lần. Ngoài ra, các địa danh khác như: nhà thờ Cứu thế, Phu Văn Lâu, Mang Cá,

Phú Bài, Cửa Thuận An, A Đời, Phá Tam Giang, Chợ Gia Lạc, Ưu Điềm, Vỹ Dạ, Phú Vang, Khe Tràm Am, bến Hà Khê, Đông Ba, chùa Thiên Mụ… cũng được gọi tên nhiều lần trong những bài thơ khác nhau. Thực ra, không chỉ đơn thuần căn cứ vào những con số thống kê đơn giản để kết luận về tư tưởng tình cảm của một người nghệ sĩ. Nhưng việc lượng hoá có ý nghĩa hỗ trợ nhiều cho việc khái quát một nhận định nào đó để có sức thuyết phục cao hơn. Do đó, ở đây không chỉ còn là những con số định lượng khô khan, ngược lại nó có ý nghĩa phần nào nói lên được sự hiện diện của mảnh đất quê hương, cái sắc màu Huế đậm đà trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ đã gọi ra được cái hồn quê ấy bằng tiếng thơ da diết, ngọt ngào:

Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha

(Người con gái chằm nón bài thơ)

Nói đến Huế là nói đến dòng sông Hương bởi sông Hương mang nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên Huế. Từ Trường Sơn hùng vĩ, sông Hương nhẹ nhàng uốn lượn qua các miền thôn quê, dùng dằng trôi giữa lòng thành phố như một dải lụa rồi lại tiếp tục cuộc hành trình thẳng Ngã Ba Sình rồi đổ ra phá Tam Giang... Cùng với biết bao áng thơ văn khác ca ngợi dòng Hương giang, Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa làm nổi danh dòng sông ấy trong một buổi chiều:

Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương Tôi đã sống và tôi chưa được sống…

Nhưng chiều nay, vô tình trong nắng muộn Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang

(Chiều Hương giang)

Nguyễn Khoa Điềm đã đưa vào thơ của mình một dòng Hương dịu dàng trong ánh nắng buổi hoàng hôn với "cơn gió thổi những buổi chiều chưa tới”. Giữa cái

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 28

nhìn trong suốt nước Hương giang là khoảng thời gian quý báu để lắng đọng tâm

hồn mình, lánh xa bụi trần, tìm đến những gì bình yên và thanh thản nhất. Đó là một chút cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần thơ nhẹ nhàng và lặng lẽ như dòng Hương thủy trong veo. Nét buồn của sông Hương, của Huế là nét buồn đẹp, buồn của tri âm, của nhớ thương, của thế thái nhân tình, của những khát khao và hy vọng. Đó cũng là nỗi lòng sâu thẳm của một vùng đất nhiều biến động thăng trầm, nhiều trầm tích văn hóa mà ta chưa đi đến tận cùng. Mà nỗi buồn thì bao giờ cũng gần với thơ hơn cả. Nó như là biểu hiện của tâm hồn, của cách sống không nông cạn, nhạt nhẽo và hời hợt.

Nói đến sông Hương mà không nói đến cầu Trường Tiền chắc hẳn sẽ là một thiếu sót. Bởi cây cầu này cùng với dòng sông Hương đã trở thành một trong những biểu tượng của Huế, có mặt trong rất nhiều câu thơ, lời ca, bức họa về xứ sở này. Đến lượt Nguyễn Khoa Điềm, vẫn là cây cầu, dòng sông ấy nhưng với những cung bậc cảm xúc khác nhau dường như lại được khoác một dáng vẻ mới trong cảm nhận tinh tế và trường liên tưởng, so sánh độc đáo. Đây là cây cầu trong nỗi đau khôn khiết khi Huế bị tàn phá bởi chiến tranh:

Tay ta đau với trường thành vỡ rạn Và cây cầu như tiếng nấc nằm ngang (Con chim thời gian)

Và trong niềm vui phơi phới của ngày độc lập, thống nhất đất nước:

Tôi qua dòng sông yên tĩnh Con cầu như tiếng ngân vui (Ngày vui)

Cũng vẫn là cây cầu ấy trong trường liên tưởng rộng mở nối liền mọi khoảng

cách không gian và thời gian: Và cầu Trường Tiền - Như một dấu nối - Giữa đất đai

- đất đai - Giữa con người – con người - Giữa hôm nay - lịch sử - Giữa anh – em (Mặt đường khát vọng)

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 29

Có lẽ không chỉ nhà thơ mà bất kỳ ai biết Huế, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp hẳn cũng sẽ ngẩn ngơ trước những tuyệt tác hài hòa này. Gắn với sông Hương phẳng lặng là một Huế cổ kính, trầm tư, nhiều u hoài. Phải chăng Huế hay trầm tư, u hoài vì dòng đời luôn chảy trong bóng lũy thành của những triều vua đã quá vãng nhưng dấu vết của thời vàng son đó vẫn còn hiện hiển giữa bạch nhật thanh thiên:

Bạn có biết

Những chiếc lá bàng đỏ đã phủ dày trước cổng Người đàn bà đi xa

Và trước mặt, dòng sông tĩnh lặng ngược nước về dĩ vãng ….Dưới bóng thông Khiêm lăng

Con ngựa đá già

Đập móng lúc nửa đêm Đòi trở lại kinh thành cũ

(Thành phố, sớm xuân)

Huế bao đời vẫn nổi tiếng vì nét đẹp thâm trầm, yên bình. Đi trong lòng Huế, từng âm thanh nhỏ cũng đủ gợi lên những cảm xúc bồi hồi, đắm say trong tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm:

Thành phố dịu dàng lên những hợp âm Con sóng vỗ vào khe đá Thương bạc Tiếng guốc gỗ lối hoàng cung tím ngát Cuốn rì rào phố xá đi xa

Biết bao điều ta có trong ta

Từng tiếng dẻ rơi, cái trở mình thành phố

Một vẻ đẹp rất riêng, rất Huế: nhẹ nhàng và sâu lắng, yên ắng và dịu hiền. Hẳn Nguyễn Khoa Điềm đã trải rộng tâm hồn yêu cái đẹp, yêu thơ của mình ra để nắm bắt được cái hồn của thiên nhiên xứ Huế như thế này:

Những hàng phượng mang nắng từ trên vai thành phố Bạn nghe tiếng trở mình của thành phố thân yêu

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 30

Mây trắng chất ngất và lòng ta đầy dự tưởng Những em bé nhặt lá khô bên lề đường

Những câu thơ nói về trạng thái động của sự vật, hiện tượng nhưng lại toát lên một sự tĩnh lặng của cảnh Huế, bởi tất cả những bông phượng, mây trắng, đám lá

khô và cái hành động nhặt kia ...đều rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Chừng ấy chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động để gợi lên toàn cảnh yên tĩnh rất nên thơ, để cảm nhận được rõ cả tiếng trở

mình của thành phố.

Nơi xứ Huế, thấm đượm một cái buồn âm thầm, lặng lẽ, thấm thía vô cùng. Cái buồn không nước mắt, cái buồn điệu Nam ai, Nam bình trên sông Hương:

Những mùa thu im lìm lá đổ Như vùi sâu cả bầu trời xứ sở

Xuống lòng sông nức nở khúc Nam ai (Nơi Bác từng qua)

Đó có thể là những lúc ngồi bên hiên phố nhìn lá vàng bay mà thấy lòng yên ắng lạ thường. Phía sâu thẳm của dòng Hương văng vẳng điệu Nam Ai, Nam Bình sao mà thê thiết, bi ai, bùi ngùi. Không gian Huế là không gian của hoài niệm,

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 26)