Những tâm sự, triết lý trải nghiệm mang đậm sắc màu văn

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Những tâm sự, triết lý trải nghiệm mang đậm sắc màu văn

Nằm trong dòng chảy văn hóa chung của cả dân tộc, lịch sử, văn hoá Huế là một phần lịch sử nước Việt, là lịch sử sáng tạo của nhân dân. Sương khói Huế, sông Huế, núi Huế, văn hóa Huế, cho đến điệu Nam Ai, Nam Bình đều nằm trong tiến trình lịch sử người Việt đi mở cõi. Gần trăm rưỡi năm kinh đô nước Việt đã đúc nên một Huế tài hoa, đài các và thâm trầm. Rồi đến lịch sử cách mạng 63 năm cuộn chảy, với tâm thức nhân dân đã lọc giữ cho Huế những giá trị văn hóa vật chất mang trầm tích của triết lý nhân sinh, mang giọt nước mắt nóng hổi của lịch sử... Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất vừa không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hoá Huế là môi trường lý tưởng của những chiêm nghiệm, những cảm thức làm nền tảng triết lý cho thơ.

Sinh ra và trưởng thành trên vùng đất cố đô giàu giá trị văn hóa, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế. Và vì thấm đẫm nền văn hóa dân gian nơi chôn rau

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 53

cắt rốn nên khi khát quát về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm nghĩ ngay đến những câu ca dao bình dân của xứ sở:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Rồi trong niềm đau thương tủi hờn những ngày Huế còn rên xiết dưới bàn chân giặc, câu dân ca trữ tình Huế đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đứt đoạn nỗi niềm đau:

Trước bến Văn Lâu

Đau biết mấy lần mẹ hát khúc ca dao (Đất ngoại ô)

Chất văn hoá dân gian của riêng miền đất Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn được nhắc đến với những vần thơ mụ Đội, với câu chuyện của cụ Trâu và những lâu đài xưa cũng chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa trên khu phố buồn

đau, rồi: Đêm đêm khơi từng ngọn lửa - Kể tôi nghe chuyện mụ lý, ông cò...

Cũng như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, ở Huế tồn tại những trò chơi dân gian quen thuộc gắn liền với tuổi thơ mỗi người: trò chơi chuyền, trò đánh trận giả… Đặc biệt là trò thả diều, một trò chơi dân gian nổi tiếng của xứ Huế mà cho đến bây giờ, diều Huế đã trở thành một thứ đặc sản văn hóa rất riêng:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh

(Mặt đường khát vọng)

Với Nguyễn Khoa Điềm, có phải chăng, chính cánh diều tuổi thơ bé cũng

hướng đến một khát vọng thanh bình, khát vọng tự do với cả một sắc trời xanh?

Và cũng từ một trò chơi dân gian gắn liền với vùng đất Huế, long lanh sắc

màu của chợ Gia Lạc: Con gà đất bảy màu - Sống bằng hơi con trẻ - Hùng dũng gọi

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 54

giòn giã, Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên bài thơ Con gà đất, cây kèn và khẩu súng

gây ấn tượng bởi sự liên tưởng hết sức độc đáo: Người lính Giải phóng quân đã đi từ: Con gà đất / Cây kèn / Và Khẩu súng / Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu.

Bài thơ như một câu chuyện kể hấp dẫn, một hành trình nhiều biến cố trong cuộc đời con người đi từ những kỉ niệm tuổi thơ đầy ao ước, đến hiện thực cuộc sống

quay cuồng đau thương để nhận ra chân lý, hòa mình vào ngày hội của những người đứng lên đòi được sống:

Chợt hiểu rằng, đây khao khát thẳm sâu Mẹ đã hẹn một lần và anh đợi từ lâu Anh đã đi từ

Con gà đất cây kèn và khẩu súng Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu.

Mảnh đất Huế là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Nơi đây, Nguyễn Khoa Điềm còn nghe vang vọng lời hịch phò vua những ngày Cần vương đánh Pháp:

Qua hoàng thành cha ông gọi tên tôi tôi ù ù trong họng súng thần công Hịch Cần vương tưởng còn vang qua chín cửa

Đây cũng vùng đất ngày xưa cậu bé Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế:

Kinh đô đau buồn - nơi Bác từng qua Lớp học nào Người đã đến ngồi đây Những mùa thu im lìm lá đổ

Như vùi sâu cả bầu trời xứ sở

Xuống lòng sông nức nở khúc Nam ai?

Niềm tự hào về bề dày truyền thống lịch sử, bề sâu văn hóa của vùng đất cố đô tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho thế hệ thanh niên như Nguyễn Khoa Điềm, bởi họ nhận ra một chân lý:

Kinh đô mất, nhưng lòng Người không rắt Từ đau thương, chân lý đến nơi này

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 55

Tổ quốc lớn lao là Tổ quốc Người chân đất Hát dân ca và cầm búa cầm cày

(Nơi Bác từng qua)

Ta có thể bắt gặp trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, từng chi tiết, từng hình ảnh cụ thể của cuộc sống Huế, con người xứ Huế cũng sẽ được khái quát lên thành những

triết lý sâu sắc, nhiều ý nghĩa. Trong bài Những đồng tiền ngoại ô với hình ảnh cái

quán nghèo ở ngoại ô Huế như cái phao làm chuẩn trôi bập bềnh trên mức sống của

người dân lao động nghèo nàn dưới chế độ cũ:

Những đồng tiền ngoại ô Đẫm mùi mồ hôi, dầu mỡ Mùi nước mắm, cá khô

Cái nhàu trong bàn tay em nhỏ Cái tròn vo trong cạp quần cụ già

...Ngoại ô mua nước mắm chai là ngày lĩnh lương Ngoại ô mua kẹo nuga là ngày lĩnh lương

Ngoại ô ăn ruốc từng đồng là ngày cuối tháng Ngoại ô uống rượu chửi con là ngày cuối tháng

Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chi tiết nhỏ những đồng tiền để nói lên cái lớn là

cuộc sống của người lao động nghèo ngoại ô với lối viết khái quát, cô đọng, tưởng như trần trụi nhưng lại gợi nhiều suy nghĩ. Ngày lĩnh lương, người nghèo vui vì có tiền, nên mua nước mắm chai để dành và tự cho phép mình được hưởng chút ngọt bùi. Nhưng đến cuối tháng, nước mắm chai cạn, tiền cũng cạn thì phải ăn ruốc từng đồng, nhân đó mà đâm ra bực bội đánh vợ chửi con. Chi tiết tưởng như rời rạc nhưng vẫn xâu với nhau thành một chuỗi.

Hay từ một chuyện văn hóa bến sông, bãi cồn, Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những trải nghiệm, triết lý thật sâu sắc:

Nước mặn lên lúa héo ở bên cồn

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 56

(Đất ngoại ô)

Lời mẹ dạy con xuất phát từ sự cần thiết của nước ngọt trên những bãi ngô ven thôn Vĩ Dạ nhưng ẩn ngầm trong đó là bài học về tình yêu quê hương, đất nước, về lòng tận trung và trong sạch.

Là người con sinh ra trên mảnh đất cố đô, nhưng trong suốt hành trình cuộc đời của Nguyễn Khoa Điềm có nhiều mốc thời gian nhà thơ không sinh sống ở quê hương. Bởi vậy, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn trĩu nặng một nỗi lòng thương cây nhớ cội:

Đã lâu anh chưa về Huế

Hẹn vào thu rồi lỡ cả mùa đông Anh mải miết trên đường hoạn lộ Ngảnh về quê hư ảo một vầng trăng (Viết cuối năm)

Người ta vẫn nói, trong tâm thức Huế, người con của Huế cảm thấy khó lòng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc cõi nhà vườn của mình. Tuy nhiên lại vẫn có cảm nghĩ chưa bỏ nhà ra đi vẫn chưa viên thành vận số của mình. Và một khi xa xứ, bắt đầu nảy nở trong tâm thức kẻ ly hương một loại tình cảm mới: tình cảm hoài hương. Loại tình cảm này có tính cách siêu hình, thâm sâu như tình con với mẹ, nó âm ỉ như mạch ngầm, như than hồng vùi dưới tàn tro. Thứ tình cảm ấy vừa giúp con người không quên nguyên quán của mình, vừa thôi thúc con người sống chẳng phải cho bản thân, mà cho một vận hội chung, có tính vị tha, hướng thượng. Nguyễn Khoa Điềm có lẽ là trường hợp điển hình cho tính cách Huế, tâm thức Huế ấy. Nhưng dù có ở bất cứ nơi đâu, nhà thơ cũng giữ mãi một cốt cách Huế, một tâm

hồn Huế “Con đi xa vẫn giữ trọn hình hài – Giấc mơ xưa dù bao dâu bể - Bên thềm

xuân còn một nhành mai…”. Và quê hương, bao giờ cũng luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón đứa con trở về khi đã hoàn thành con đường hoạn lộ, là bến đậu bình yên, là nơi nương náu, ẩn giấu tâm hồn để gột rửa mọi bụi trần:

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 57

Mỗi sớm mùa hè chàng đến tắm dưới bến đá chùa Thiên Mụ (Có một chàng trai)

- Mười năm dầu dãi, đường xa ngái Bây giờ về tắm bến Hà Khê

Nhìn lên tháp cổ cao trông đợi Cúi xuống dòng xưa chợt ấu thơ

(Tắm bến Hà Khê)

Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của một triết học chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của người Huế: hướng nội, suy tư, hoà quyện vào thiên nhiên, gửi gắm lòng mình vào cỏ cây, hoa lá. Với sự ảnh hưởng văn hóa này, thơ Nguyễn Khoa Điềm có những triết lý sâu sắc và đầy tính nhân bản trong cách dùng hình ảnh cây cối là biểu tượng soi chiếu, triết

lý cho cuộc sống, tính cách con người, mà nổi tiếng nhất là triết lý trong bài thơ Mẹ

và quả. Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Quả tượng trưng cho sự sống mà mẹ chính là người gieo trồng chăm bẵm và

mong mỏi được hái: Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt

trăng. Chữ mọc thì hiển nhiên khi nói về cây trồng thực vật. Nhưng chữ lặn là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Ngoài sự chuyển dịch của thời gian, không gian còn có cả sự chuyển dịch không ngừng của sự sống. Sự vận động này còn mang ý nghĩa triết học biện chứng.

Giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm điềm đạm, khiêm nhường trong Mẹ và quả

một ứng xử giao hoà giữa con người với thiên nhiên. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

và, chúng tôi một thứ quả trên đời. Ở đây nhà thơ không nói lũ chúng con, và chúng

con. Có lẽ ông muốn nới rộng biên độ tình cảm với sức khái quát lớn hơn ở một lứa

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 58

Thường, chúng ta nhìn sự thay đổi của vạn vật bằng sự lớn lên, vươn lên cả về hình khối và thể chất. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là người đầu tiên phát hiện sự

lớn xuống hướng tâm về mặt đất không phải bằng độ oằn cong của cành mà bằng chính kích thước của quả, của sự lớn nhiều chiều trĩu nặng mang bao ý nghĩa hàm

ơn sinh thành: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên – còn những bí, những bầu thì lớn

xuống (tên , tên bầu được gọi như tên người thân thiết đầy biểu cảm và giao cảm).

Chúng mang dáng giọt mô hôi mặn – rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Những giọi mồ hôi ngưng tụ giữa không gian mang một vẻ đẹp thuần khiết kết tinh mà ám ảnh; vừa day dứt, vừa tôn vinh hình ảnh người lao động thật bình thản và tự tin làm chủ

cuộc sống. Chữ rỏ đông kết mà lan tỏa ấm nóng sự cộng hưởng của tình người. Khó

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)