Những tâm sự, triết lý mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Những tâm sự, triết lý mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống

văn hóa Huế. Chính cái chất Huế thâm trầm, cái tâm hồn Huế tha thiết, mộng mơ, giàu màu sắc càng khiến thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu kín, giàu chất suy tưởng, triết luận.

2.2.1. Những tâm sự, triết lý mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống dân tộc tộc

Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm lòng tự hào về nguồn cội. Trong bề dày

văn hóa truyền thống Việt Nam, vật biểu (vật tổ) của dân tộc Việt Nam khác với các dân tộc khác chính là yếu tố cặp đôi (hài hòa triết lý âm dương) vì thế biểu tượng giống nòi của Việt Nam không phải là một con vật duy nhất mà là một cặp đôi (nòi giống Lạc Hồng, Tiên Rồng) gắn liền với huyền thoại về đàn chim Lạc thẳng cánh bay về hướng nam và truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ đẻ ra trăm trứng. Chính điều này đã khiến Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng ngay đến đôi cánh tự do của loài chim tổ (trong triết lý âm dương, vật biểu phương Nam là chim):

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 44

Một đất nước Từ buổi đầu tiên

Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc Qua suốt bốn ngàn năm

Đến đôi dép Bác Hồ

Đạp lên đầu ba tên đế quốc

Là đất nước không bao giờ chịu nhục (Nghĩ về một nhãn hiệu)

Lòng tự hào về nguồn cội dân tộc là nguồn khích lệ, cũng là ánh sáng soi

đường cho các thế hệ hôm nay vững bước Xây dựng trên mảnh đất này những giá

trị to lớn, vinh quang.

Cũng theo văn hóa học, vật biểu của phương Đông là Rồng, vì thế để khơi mào cho một khái niệm đất nước hoàn chỉnh, Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng:

Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ đồng bào ta trong bọc trứng (Mặt đường khát vọng)

Từ những liên tưởng ấy, Nguyễn Khoa Điềm lập tức kéo quá khứ nối liền về hiện tại của thời mình đang sống và chiến đấu:

Chắc những đứa con của Âu Cơ từng lên rừng và xuống bể Cũng không nhớ thương nhau nhiều như ta nhỉ?

(Trên núi sông)

Và vì thế, cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở người Việt: Hàng

năm ăn đâu làm đâu - Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Suốt chiều dài lịch sử, người dân đất Việt, dù ở bất cứ nơi đâu cũng một lòng ngưỡng vọng Quốc tổ, hướng về nguồn cội và đề cao tinh thần dân tộc. Bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất Tổ chính là những yếu tố góp phần làm nên truyền thống yêu

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 45

nước Việt Nam. Đến nay, đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, một phong tục tập quán; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. Với riêng người Huế, phong tục tập quán này càng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi trong tâm thức Huế, người con của Huế cảm thấy khó lòng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc cõi nhà vườn của mình. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, tâm thức này được thể hiện thật rõ nét:

Con lại về thăm ảnh cha xưa Người chiến sĩ đánh Tây

Mười lăm năm, mới có mặt trên bàn thờ Bạn con đến thắp nén nhang thơm ngát Mắt cha vui phấp phới bóng trăm cờ (Đất ngoại ô) - Mừng ông bà một nén hương mới Khói thơm xanh trên nóc nhà (Về quê đón Tết)

Nằm trong mạch nguồn chung của văn hoá dân tộc về nhớ ơn tiên tổ, hàng

năm, con cháu dù ở nơi đâu, không khi nào quên một lần về Thăm mộ ông bà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi năm dù đi đâu cũng gắng một lần dắt díu nhau về thăm ông bà Bên khe Trà Am người sống, người chết xúm xít

Con cháu mắt mờ khói nhang

Trong tâm thức người Việt, hồn thiêng cha ông vẫn ngày ngày dõi theo, đi về cùng con cháu, sẻ chia những lo toan, vất vả của cuộc sống thường nhật:

Cái nền sẫm bóng người Nay lấp vào cỏ dại? Nơi ta và tổ tiên

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 46

Vẫn đi về trước cửa

(Cái nền căm hờn)

Cùng với niềm tự hào về nguồn cội, thơ Nguyễn Khoa Điềm mang nhiều nét thể hiện truyền thống của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Dân tộc Việt Nam là điển hình của văn hóa gốc nông nghiệp, gắn liền với nghề trồng lúa nước. Đó là văn hóa của một dân tộc chuyên đắp đê chống lũ:

Đất Nước

Phải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy! Đất Nước

Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy! Đất Nước

Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy! (Mặt đường khát vọng)

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, sức mạnh quá khứ bốn ngàn năm của một dân tộc luôn phải đối mặt với nước lũ và đối mặt với nước lớn để giữ Nước như được tích tụ dồn nén trong cuộc chiến đấu ngày hôm nay. Từ quá khứ lịch sử dân tộc, từ niềm tự hào trong truyền thuyết Sơn Tinh với sức mạnh dời non, Nguyễn Khoa Điềm quay hướng về hiện tại đánh Mỹ của toàn dân tộc, là cuộc chiến chống cơn lũ dữ đế quốc Mỹ cùng với sự mở rộng liên tưởng tương lai và quá khứ toàn nhân loại:

Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đăm Cả nhân loại đang nhìn ta cổ vũ

Con cháu ta mai sau hối hả lật từng trang lịch sử Ngợp trước đê con sông Hồng lên cao, lên cao… Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay cao Của thế trận những người làm chủ

Làm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũ Bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 47

Nền văn hóa dân tộc Việt Nam còn là văn hoá môi trường sông nước. Từ nhận thức này, Nguyễn Khoa Điềm có những áng thơ dung dị nhưng sâu sắc trong định nghĩa về Đất Nước. Có lẽ, không ai nói về đất nước dễ hiểu như Nguyễn Khoa Điềm:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Những áng thơ thể hiện một trong những phong cách được định hình rõ của Nguyễn Khoa Điềm: giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Thơ Nguyễn Khoa Điềm nói đến những điều lớn lao một cách nhỏ nhẹ, nói về đất nước một cách dịu dàng, ngay cả những cuộc hò hẹn lứa đôi trong thơ ông những ngày chiến tranh ấy cũng mang tầm vóc của một dân tộc.

Màu sắc văn hóa dân gian luôn đậm đà trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, đôi

khi làm bật lên những suy nghĩ và triết lý mới mẻ. Từ trò chơi dân gian quen thuộc

đánh trận giả trong kí ức Kỷ niệm tuổi thơ phơ phất bóng lau qua - Lớp trẻ đi những

triền đồi bãi sóng - Trên vai bạn cờ lau tập trận, nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, đó không chỉ giản đơn là những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, đó còn là lời nhắc nhở vượt thời gian của lịch sử khi liên tưởng đến hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận và làm nên những chiến thắng huy hoàng. Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đã nối liền quá khứ với hiện tại:

Lịch sử ngàn xưa là ước mơ nay Xe đi trong rừng lau gió lay… (Lau)

Từ trò chơi tuổi nhỏ gắn kết tình bạn trong sáng thời thơ bé, giờ là những kỷ niệm, là mối gắn kết chung của tình đồng chí, đồng đội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 48

Lối đường làng ta chọc chú ve xưa Nay là lối em ta đào hầm đặt bẫy

Những trận giả trẻ con ta từng chơi, buổi ấy Em ta nay là máu, lửa căm thù

(Gửi anh Tường)

Hay trong trò chuyền nẻ kết hợp nhuần nhuyễn giữa những động tác và lời đồng dao:

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…

Nguyễn Khoa Điềm khẳng định từ một chò chơi tuổi nhỏ ấy, khi trở thành giá trị văn hóa truyền thống sẽ chứa đựng một sức mạnh: tình yêu tiếng nói dân tộc.

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn ngời sáng những nét đẹp của văn học dân gian với kho tàng thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ phong phú. Từ đó, nhà thơ đi đến khái quát một chân lý cho Đất Nước:

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Đó cũng là đất nước của pho truyện cổ tích: Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Sau ý thơ bỏ ngỏ: "Ngày xửa ngày xưa...”, lời kể của mẹ được chuyển sang cho người đọc tự liên tưởng hình dung về bao hình tượng đẹp một thời làm xôn xao tuổi thơ như Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Mai An Tiêm... Cả một nền văn hoá, văn học dân gian với bao thần thoại, truyền thuyết phong phú làm sao có thể gói trọn trong mấy vần thơ. Nguyễn Khoa Điềm đã trao cho người đọc chiếc chìa khoá để tự mình khám phá cái kho tàng văn

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 49

hoá phong phú tổ tiên trao lại. Lần về mảnh vườn cổ tích ấy, thế hệ hôm nay chắc chắn sẽ tự mình chắt chiu được những giọt mật mà bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, tìm đến một lẽ sống đẹp.

- Em ta nay là máu, lửa căm thù

Không kịp nghe Thạch Sanh và tròn tiếng mẹ ru - Em không nghe trái thị đã rơi xuống tay Người Trái không chỉ rơi vì sức hút đất đai

Trái rơi vì tay Người ao ước

Khi trái chạm vào tay Người và Người ấp ủ Thị lừng hương và cô Tấm bước ra

Nhà thơ cũng sử dụng nhuần nhuyễn tục ngữ, ca dao diễn tả những tình cảm, tính cách con người Việt Nam hiện đại:

O phó bí thư 17 tuổi

“Ăn chưa no, lo chưa tới” mẹ ơi

(Người con gái chằm nón bài thơ)

Bên cạnh đó, những nét văn hóa phong tục, tập quán đặc trưng của người Việt cũng đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm thật tự nhiên, gần gũi. Đó là cách tính “tuổi mụ” làm nhân lên lòng biết ơn, kính trọng của con với công ơn mang nặng đẻ đau của mẹ:

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

Cũng từ nét sống giản dị nhưng đậm đà của những người mẹ, người bà Việt Nam qua tục ăn trầu, Nguyễn Khoa Điềm giải thích sự hình thành của Đất Nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Đất Nước lớn lên khi mình biết trồng tre mà đánh giặc. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm độc đáo để lí giải một cách cụ thể, sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của

---

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 45)