Hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Hình thức thể hiện

3.2.1. Ngôn ngữ thơ: mang đậm chất văn hóa Huế

“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki). Ngôn ngữ sử dụng trong văn học là ngôn ngữ của nhân dân được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn nên ngoài tính nhân dân, ngôn ngữ còn mang dấu ấn chủ quan của

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 79

tác giả. Tuy nhiên, dù cùng là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng khác nhau. Trong thơ, ngôn ngữ có những đòi hỏi khắt khe riêng, đòi hỏi sự hàm súc, gợi tả, giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng… Nhà

nghiên cứu Phan Ngọc trong bài “Thơ là gì?” có xu hướng giải thích thơ dựa trên

cấu trúc ngôn ngữ: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn từ này, tức là đối lập hẳn với ngôn ngữ hàng ngày”. Ở văn xuôi tự sự, ngôn ngữ mang tính tạo hình được đề cao, trong khi đó, ngôn ngữ thơ chú trọng tới việc bộc lộ thế giới của cái tôi nội cảm bên trong của con người.

Ngôn ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. “Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh thần của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ”.

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa

trong các tập thơ Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi

lặng chúng tôi cố gắng đưa ra những nét bản chất nhất, cơ bản nhất trong nghệ thuật ngôn ngữ thơ ông gắn liền với đặc trưng văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền Thừa Thiên Huế. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm không phải là một thứ ngôn ngữ thật hoa mĩ, cầu kì nhưng lại được chắt lọc và mang nhiều hàm nghĩa sâu xa, ẩn tàng trong đó. Nó là một hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc văn hoá Huế truyền thống và chiều sâu thế giới tâm linh, nội cảm của con người.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm hướng về Huế và tái tạo một không gian Huế, một hồn quê cố đô với đầy đủ âm thanh, màu sắc, sự sống và những bước thăng trầm. Trong tác phẩm của mình, chắc không hoàn toàn là sắp đặt nhưng cũng không hẳn vô tình, Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng nên một hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc Huế đậm đặc.

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 80

Cái hồn Huế đã thấm sâu vào trong bản chất con người Nguyễn Khoa Điềm và bật lên thành tiếng thơ, có khi thật vô thức cũng có khi là một sự lựa chọn không thể thay thế được. Nguyễn Khoa Điềm có lẽ đã sống một cách thật trọn vẹn cho sự sáng tạo thi ca ấy của mình. Tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm là tiếng cựa quậy của những con chữ trong thẳm sâu cõi tâm hồn, tâm linh. Mà trong cái cõi tâm hồn ấy thì xứ Huế là một thế giới bao trùm, thậm chí choán ngợp. Chính bởi vậy mà những địa danh, trầm tích xứ Huế đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm tự nhiên đến bất ngờ. Những tên núi, tên sông, tên đường, tên phố… cứ như tự nguyện theo nhau mà gọi về, mà ở lại trong thơ. Tiếng gọi Huế tha thiết, cháy bỏng cất lên tự sâu thẳm trái tim nhà thơ:

Tự bao giờ… Huế của ta ơi Trời thu xanh thẳm mặt kỳ đài Cờ ta lên đỏ nền cung cấm Sông núi reo vang: Độc lập rồi! (Mặt đường khát vọng)

Một loạt những địa danh xuất hiện như một sự thôi thúc, giục giã xuống đường tranh đấu:

Anh em ơi Xuống đường!

Trần Hưng Đạo gối lên Phan Bội Châu Phan Bội Châu nối tay Huỳnh Thúc Kháng Qua cầu là Chi Lăng, Nguyễn Du

Vào đại nội có Mai Thúc Loan, Đoàn Thị Điểm Như những câu thơ giàu liên tưởng

Giàu tình yêu

(Mặt đường khát vọng)

Cũng vẫn là hình ảnh cầu Trường Tiền quen thuộc trong lòng thành phố Huế nhưng khi đi vào thơ, nó như được khoác vào những dáng vẻ, ấn tượng mới nhờ vào

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 81

cách tổ chức câu cú, cách liên tưởng, cách kết hợp ngôn từ độc đáo, khác lạ. Cũng từ những hình ảnh câu chữ này, Nguyễn Khoa Điềm đưa ta miên man đi vào những trường liên tưởng phong phú, đa chiều, làm nảy sinh những ý nghĩa, cái nhìn mới từ một sự vật thông thường:

Và cầu Trường Tiền Như một dấu nối Giữa đất đai – đất đai

Giữa con người – con người Giữa hôm nay – lịch sử Giữa anh – em

Không chỉ nêu lên những địa danh cụ thể, Nguyễn Khoa Điềm còn ghi lại cả những âm thanh rất đặc trưng của thành phố. Phải có một cái nhìn tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm và sự gần gũi, gắn bó đến máu thịt với với quê hương mới cảm nhận được từng hơi thở thành phố, từng âm thanh quen thuộc nhưng không dễ nhận ra này:

Thành phố dịu dàng lên những hợp âm Con sóng vỗ vào khe đá Thương bạc Tiếng guốc gỗ lối hoàng cung tím ngát Cuốn rì rào phố xá đi xa

(Mặt đường khát vọng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những nét đặc trưng với vẻ đẹp của những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay, rất cầu kỳ, thì một thứ “đặc sản” của Huế để lại ấn tượng khó phai mờ chính là chất giọng trọ trẹ

của miền Trung, là những chi, mô, răng, rứa khiến ai đi xa cũng nhớ mãi:

Con trai, con gái lũ lượt vào miền Nam làm ăn Nhận mặt nhau bằng tiếng trọ trẹ

Pha chút bồng bềnh sông quê (Làng Phao Võng)

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 82

Tiếng địa phương vùng miền nào cũng có. Phương ngữ đó cũng còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và một vùng đất. Phương ngữ Huế không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Huế mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật, vào thơ ca với vẻ đẹp lạ lẫm và độc đáo. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, những phương ngữ Huế xuất hiện trong thơ như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế:

- Ôi thành phố yêu thương Ta xa người thế nớ

- Ta yêu người như rứa

Đưa người về cho ta…

- Bạn chừ đóng gạch nơi nao

Văn chương lấm láp, vêu vao mặt người

- Ôi mỗi sợi tóc mai trên má em cũng thương anh hoài như rứa sao

Phương ngữ Huế khi nghe phát âm bằng lời có thể gây khó hiểu, có khi gây

cười cho người nghe. Thế nhưng, vẫn những từ răng, chừ, rứa, ni, dị... khi được

đưa vào thi ca thì nó lại có mang một vẻ đẹp, một sức sống mới. Âm thanh phương ngữ Huế rất đậm đà cô đúc, như có ý thẹn thùng, hờn mát, thi vị, dễ thương.

Đặc biệt là chữ thương, một chữ đầu miệng của người Huế, Nguyễn Khoa

Điềm dùng nhiều và dùng khi nào cũng rất có duyên. Khảo sát trong các tập thơ Đất

ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lăng có đến 56 lần

xuất hiện chữ thương. Có khi chữ thương biểu hiện tấm lòng của người mẹ Tà Ôi:

- Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói Mẹ thương A Kay, mẹ thương đất nước

Điệp từ thương lặp đi lặp lại gắn liền với việc phát triển ý thơ từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ cái riêng đến cái chung.

Và cũng vẫn chữ thương ấy dìu dặt, ngân nga trong lời ru của mẹ:

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 83

Mẹ thương thương cả lạch nguồn đời cha Bao sâu xa bấy mặn mà

Đó là non nước đó là trùng khơi Muốn đi đường ấy con ơi

Phải thương cho trọn cuộc đời mình thương

Ngay trong cả tình yêu đôi lứa, tình chồng vợ, cách thể hiện của Nguyễn Khoa

Điềm cũng rất riêng, rất Huế trong một tiếng thương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đừng thương ai em nhé Chỉ thương về anh thôi

- Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - Hôn em đầy ánh sáng

Thương em đầy tay anh

Trong những lời giãi bày ấy, chữ thương như có duyên thầm, gợi lên âm điệu

nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện tình yêu lứa đôi thật tình tứ, ý nhị nhưng không kém phần mãnh liệt, đầy khao khát, đam mê.

Vẫn là một chữ thương, cảm động biết bao là tình bạn, tình đồng chí, tình đồng

hương của những con người đã từng sẻ chia với nhau bao gian truân một thời bom đạn:

Nhìn nhau thương con mắt Còn lung lay ngọn lửa rừng Thời bom đạn

(Về quê ăn Tết)

Dường như, tiếng thương thể hiện được sắc thái đặc trưng nhất của tiếng Huế,

đó là một thứ tiếng Huế không ồn ào mà nhẹ nhàng như hơi ấm thổi vào hồn thơ và ý thơ. Nằm trong khúc ruột miền Trung - vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác, không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam kỳ, ở Huế, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng

---

Nguyễn Thị Sao – Cao học Văn 2007 84

nói. Cái chất đặc trưng nhỏ nhẹ của tiếng Huế phần nào như được tạo ra từ yếu tố thiên nhiên. Huế là một vùng sông nước hữu tình, người Huế có tâm hồn đa cảm gần với thi ca nên được ví von người Huế như được "mớm" thơ từ trong sữa mẹ. Chính vì thế, nhỏ nhẹ trong lời nói, ứng xử là một phong thái của người dân sống ở xứ Đẹp và Thơ.

Phương ngữ Huế nói riêng và phương ngữ cái vùng miền nói chung đã làm cho những người xa quê hương lâu ngày nhớ đến mức da diết, thèm được nghe những âm sắc và thanh điệu tiếng nói nơi chôn rau cắt rốn:

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội Nỏ khi mô tôi quên được quê nhà Nhớ mần răng mà nhớ diết da Sèm nghe được ri tê cho sướng rọt

Tiếng Huế choa ơi ! răng mi hay rứa thế ? Nhờ có “hình” mi mà choa hóa thi nhân Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần Nhưng nỏ chi mô tôi quên tình xứ Huế

(Thơ Hoàng Cát)

Thực ra, để sử dụng thành công những từ địa phương trong thơ là không hề dễ dàng bởi nếu dùng quá nhiều thì bài thơ sẽ nôm na, mất tính khái quát. Trong thơ của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng đúng chỗ, đúng “liều lượng” để không những thể hiện niềm tự hào về tiếng nói quê hương xứ sở mình mà còn vinh danh, khiến nó trở thành bất tử trong thơ.

Nguyễn Khoa Điềm dù trầm tĩnh bởi phong cách Huế kín đáo nhưng trước những đòi hỏi của hiện thực, đôi khi nhà thơ cũng thoát ra khỏi những từ ngữ khuôn

mẫu, thanh tao để chiếm lĩnh hiện thực cần phản ánh: những lon đồ hộp, khẩu phần

A,C, bẩn thỉu, trần truồng trước nhân loại, hóa chất, điện tử, phô - tông, thú tính, dâm ô thành lý tính, tim rung, phổi nám, thắt ruột té re…Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm đã chắt lọc trong ngọn nguồn văn hoá dân gian, văn hóa Huế, trong

---

Một phần của tài liệu Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 80)