Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 72)

d. Ảnh hưởng của bão và lũ lụt

3.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp

a. Cơ sở đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho sản xuất nông nghiệp

BĐKH có sự tác động đến SXNN và an ninh lương thực rất lớn, gây ra sự biến động trong diện tích đất canh tác, năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi, thay đổi về cơ cấu, thời vụ,... Đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, BĐKH tác động tới diện tích nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, năng suất, sản lượng và giải pháp bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Tại khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế, những tác hại của thiên tai mà cụ thể là bão lụt, hạn hán và gần đây là rét đậm kéo dài thường gây thiệt hại không nhỏ cho SXNN.

Ngoài ra, trong thực tế sự thiệt hại lớn do tác động của các biểu hiện BĐKH còn bị chi phối bởi nền sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu; các công trình giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn nghiên cứu chưa thực sự thích ứng với tình trạng BĐKH hiện nay; vấn đề truyền thông, giáo dục và tổ chức ứng phó với BĐKH còn hạn chế; trình độ học vấn và sự quan tâm đối với BĐKH trong lao động SXNN của người dân còn hạn chế… các nguyên nhân này đã hạn chế khả năng thích ứng BĐKH của người dân.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ở khu vực, điều kiện KT – XH của khu vực và các chiến lược, định hướng phát triển KT – XH của Tỉnh là cơ sở quan trọng cho việc xác định các giải pháp thích ứng mang tính khả thi cao và thích hợp cho người dân.

b. Cơ sở đề xuất giải pháp cho sinh kế bền vững

* Vấn đề đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên “Khung sinh kế bền vững – SLF” (DFID, 2011). Khung sinh kế nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân và các mối quan hệ tiêu biểu trong đó bao gồm các yếu tố: Con người, Tự nhiên, Tài chính, Vật chất và Xã hội. Nó có thể được sử dụng cho việc lên kế hoạch những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững của những hoạt động hiện tại đến nguồn tài nguyên trong tương lai [37].

Xã hội Tự nhiên

Tài chính Vật chất

Con người

Căn cứ các khả năng về tài sản và các nguồn sinh kế hiện thời của người dân khu vực, việc định hướng phát triển kinh tế bền vững có thể được đề xuất như sau:

- Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển các nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đa dạng hóa nguồn thu thập có thể là một chiến lược sinh kế hộ nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ, để giảm áp lực lên khai thác ven bờ.

- Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Vì vậy, cần chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ĐBVB cũng như phát triển sinh kế bền vững.

- Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo nên áp lực áp lực giải quyết việc làm, cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục sẽ đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

- Khu vực ĐBVB sẽ thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó sẽ làm cho một bộ phận cộng đồng sẽ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo khổ, tạo nên áp lực lớn đối với khai thác ven bờ. Vì thế, các biện pháp phòng chống rủi ro như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm con người, bảo hiểm y tế… có thể giúp hạn chế các tác động bất lợi của những rủi ro [16]. Các kết quả

sinh kế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 72)