c. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
2.2.1. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay hầu như không tăng, trong khi đó nhiệt độ trong những tháng mùa hè có xu thế giảm rõ rệt. Với tốc độ giảm từ 0,10C trên một thập kỷ, ngược với tình hình chung của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm không có xu thế tăng giảm rõ rệt, tuy nhiên cũng thấy nhiệt độ trung bình của thập kỷ 90 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,1 – 0,40C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở thập kỷ 80 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,3 – 1,00C. Mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua. Nền nhiệt độ trung bình có sự biến động không rõ rệt trong các thời kỳ ENSO [35].
Bảng 2.3. Sự biến đổi nhiệt độqua các thập kỷ ở khu vực nghiên cứu
Đơn vị: 0C Thời kì TN TI TVII Tn TX 1931 – 1940 25,1 19,8 29,0 8,8 (1993) 39,9 (1936) 1941 – 1950 25,3 20,8 29,3 11,8 (1949) 39,3 (1949) 1951 – 1960 25,2 20,1 29,2 11,1 (1953) 40,0 (1952) 1961- 1970 25,3 19,9 29,2 11,4 (1964) 40,0 (1969) 1971 – 1980 25,1 20,1 29,3 10,7 (1976) 39,2 (1977) 1981 – 1990 25,1 19,8 29,4 10,7 (1986) 41,3 (1983) 1991 – 2000 25,1 20,2 29,5 9,5 (1999) 39,5 (1998) 2001 - 2011 24,9 19,6 28,9 - -
Ghi chú: TN:Nhiệt độ trung bình năm; TI: Nhiệt độ trung bình tháng I; TVII: Nhiệt độ trung bình tháng VII; Tn: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối; TX: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
- Các kết quả phân tích nhiệt độ trung bình thu thập được tại các trạm Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2001 – 2011 cho thấy rằng tuy có sự biến động rất lớn về nhiệt độ giữa các năm nhưng nhìn chung nhiệt độ có xu thế tăng lên, trung bình nhiệt độ tăng lên 0,0430C/năm, nhiệt độ tối cao có xu hướng tăng bình
quân hàng năm khoảng 0,240C/năm, nhiệt độ thấp nhất có xu hướng giảm khoảng 0,40C/năm, biên độ dao động giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp là 15,80 – 30,10C và biểu hiện của nhiệt độ có sự thay đổi, biên độ dao động nhiệt 23,90 – 25,40C.
Hình 2.6. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2001 – 2012
(Nguồn: Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế, 2012)
- Mặt khác, kết quả thu nhận được thông qua điều tra phỏng vấn người dân ở khu vực cũng phù hợp với kết quả phân tích hồi quy. Kết quả phỏng vấn có đến 97,6% người được hỏi cho rằng nhiệt độ trong 20 năm qua tăng lên, nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng VI, và nhiệt độ thấp nhất vào khoảng tháng XII và tháng I. Nhiệt độ tăng cao làm cho tình trạng hạn hán vào mùa hè cũng gia tăng, mức lựa chọn sự gia tăng của hạn hán lên tới 53,6%, trong khi đó có 42,8% người dân nhận xét tình trạng hạn hán vẫn xuất hiện bình thường trong các năm. Sự nhận định này của người dân có xu hướng phù hợp với các số liệu thu thập được từ trạm Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế.
Hình 2.7. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về sự thay đổi nhiệt độ trung bình khu vực
Như vậy, nền nhiệt độ tại khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế khá cao, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có xu hướng tăng. Tính biến động của nhiệt độ phù hợp với xu thế của biến đổi nhiệt toàn cầu.
- Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ, bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 40 và 90 của thế kỷ XX, có những thập kỷ mưa ít như 70 và 80. Do vậy, những dị thường đã gây ra lũ lụt, xảy ra xen kẽ nhau và ngày càng nhiều hơn. Theo số liêu thống kê cho thấy, lượng mưa tháng lớn nhất và lượng mưa ngày lớn nhất có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là lượng mưa vào ngày 3/11/1999 là 978 mm và tháng 11/1999 là 2.452 mm, là những trị số đạt kỷ lục trong vòng 100 năm nay [35].
Tổng lượng mưa năm vượt trên trung bình nhiều năm từ 114 – 119%,trong đó các tháng X – III và tháng VII – VIII có lượng mưa tăng, còn các tháng khác sự tăng giảm không đồng đều trên toàn khu vực. Xu thế biến đổi lượng mưa không đều giữa các tháng, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nông nghiệp.Nhìn chung, tổng lượng mưa hàng năm có xu thế tăng và tăng mạnh trong vài năm gần đây. Trong những năm xuất hiện La Nina thì lượng mưa tăng mạnh.
- Giai đoạn 1999 – 2012, lượng mưa trung bình năm đạt 3.135,74 mm/năm và có xu hướng giảm trung bình 102,5 mm/năm. Tuy nhiên, mưa phân bố không đồng đều giữa các loại địa hình trên toàn Tỉnh, các tháng trong năm và các năm. Lượng mưa có xu hướng tập trung vào các tháng mùa thu và mùa đông (tháng VIII – XII), đạt đỉnh cao nhất vào tháng X âm lịch. Đặc biệt, vào năm 1999, lượng mưa đạt kỷ lục 5.000,5 mm gây ra trận lũ lịch sử làm thiệt hại lớn về người, tài sản và vật chất.
Theo kết quả phân tích số liệu giai đoạn 2000 – 2006, lượng mưa dao động trung bình từ 2.000 – 3.200 mm và từ năm 2007, 2008 lượng mưa có sự đột biến, tổng lượng mưa trung bình trong hai năm này tăng lên từ 3.578 – 4.396 mm.
Hình 2.8. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2000 – 2011
(Nguồn: Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế, 2011)
Lượng mưa tỉnh Thừa Thiên Huế có biến động không đều trong năm, lượng mưa cao nhất vào tháng X (bình quân 822,5 mm) và lượng mưa thấp nhất vào tháng VI, VII (bình quân 71,4 mm), trong những tháng này thường gây ra những đợt hạn hán, khó khăn cho hoạt động SXNN.
Hình 2.9. Lượng mưa trung bình tháng mỗi năm giai đoạn 2001 – 2011
(Nguồn: Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế, 2011)
Lượng mưa có xu thế giảm nhẹ vào mùa khô và tăng nhẹ vào mùa mưa. Đặc điểm mưa ở khu vực nghiên cứu phù hợp với xu thế của BĐKH, tức là lượng mưa có xu thế tăng vào mùa mưa, còn mùa khô lượng mưa lại có xu thế giảm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phòng tránh lũ lụt vào mùa mưa bão, đồng thời hạn hán kéo dài trong mùa khô gây khó khăn cho việc cung cấp nước phục vụ cho SXNN.
Trước đây, lũ lụt thường xảy ra vào các tháng IX – XI, nhưng trong vài chục năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra sớm hơn, thường vào tháng VIII và kết thúc muộn hơn vào tháng XII. Lũ lụt diễn ra với cường suất ngày càng cao, đỉnh lũ cao hơn và dòng chảy mạnh hơn. Những đợt mưa lớn trái mùa xảy ra vào tháng I, II làm cho đồng ruộng ngập úng là thiệt hại lớn cho nông dân.
- Thông qua phỏng vấn người dân địa phương về sự thay đổi của lượng mưa trong khoảng 20 năm trở lại đây, có 48,8% lựa chọn lượng mưa tăng lên hơn trước, 44% cho rằng lượng mưa giảm và chỉ 7,2% lựa chọn mức trung bình cho lượng mưa. Sự tăng và giảm lượng mưa theo người dân ở đây là do “mưa nhiều hơn và tập trung theo các đợt mưa vào mùa mưa, còn mùa hè chủ yếu nắng nóng kéo dài mưa ít hơn trước rất nhiều, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn so với trước đây”.
Hình 2.10. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về sự thay đổi lượng mưa trung bình khu vực