Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 56)

NBD và hạn hán tăng kéo theo XNM phát triển và lấn sâu vào đất liền. Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên Huế có yếu điểm là vào mùa hè mực nước đều xuống thấp hơn so với mực nước biển, nên nước bị nhiễm mặn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống. Nhiều vùng dân cư sống ven biển, ven đầm phá thuộc các huyện Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong các tháng VII, VIII hàng năm.

Độ mặn lớn nhất vào mùa khô, ở nơi gần cửa biển và thấp nhất khi mùa lũ, nơi cửa sông đổ vào đầm phá. Độ mặn vào mùa khô ở phá Tam Giang 10 - 29‰, đầm Thủy Tú 20 - 32‰, đầm Cầu Hai 20 - 33‰, đầm An Cư 30 - 35‰, trên sông Hương 28,5‰. Những năm hạn hán nặng, mặn lấn sâu về phía thượng lưu của sông.

Bảng 2.4. Thống kê độ mặn ở vùng biển trước cửa sông Hương

VI VII

28,9 28,8 29,3

23,6 33,9 33,6

4,32 9,4 9,1

* Nguồn: Tập số liệu khí hậu [38]

Nhiễm mặn gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như giảm sức nảy mầm, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ kém phát triển, sự tăng trưởng và nở bụi bị trì trệ, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hóa đạm trong đất.

Đối tượng bị

tác động Tác động, rủi ro

Đất canh tác

- Gây ngập lụt làm giảm diện tích đất canh tác

- Nguy cơ xói lở, làm bạc màu các vùng đất nông nghiệp - Tăng diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn

Giống cây trồng

- Ảnh hưởng đến các loại cây không ưa nước do ngập lụt gia tăng và kéo dài

- Tăng nhu cầu chuyển đổi các loại giống cây trồng Năng suất cây trồng - Năng suất bị suy giảm do đất và nước bị nhiễm mặn

- Làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng lớn đến năng suất

* Nguồn: Đánh giá tác động của BĐKH [43]

Nhìn chung, ở khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế, diễn biến của quá trình XNM có sự tác động đến ngành trồng trọt một cách tương đối, còn NBD hiện nay thì mức tác động đến hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt chưa thật sự rõ nét. Đa số người dân đều cho rằng sự ảnh hưởng của XNM và NBD hiện nay đến trồng trọt chỉ ở mức trung bình, yếu tố XNM (48,9%) và NBD (51,1%).

Hình 2.19. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ tác động của XNM và NBD tới hoạt động trồng trọt

Theo đánh giá của người dân, trong tương lai khi mực NBD cao hơn sẽ làm cho XNM gia tăng, ranh giới mặn ngọt có nguy cơ dịch chuyển sẽ gây ra một sự tác động lớn đối với diện tích đất cũng như hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 56)