Ảnh hưởng của lũ lụt và bão

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 57)

Dưới tác động của BĐKH, thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất, quy mô và cường độ, đồng thời diễn biến rất thất thường gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXNN, làm thiệt hại đến rất nhiều diện tích gieo trồng ở khu vực. Diễn biến của bão, lũ lụt không còn tuân theo quy luật trước đây, mà có thể diễn ra sớm hơn và kéo dài lâu hơn, thất thường và khó dự đoán hơn làm cho người dân bị động, không kịp thích ứng, làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, thu hoạch, nhiều diện tích lúa bị hư hại và mất trắng.

Năm 2006, khu vực nghiên cứu thuộc huyện Quảng Điền do chịu ảnh hưởng của trận lũ muộn xảy ra vào tháng II đã gây ngập úng 699 ha, trong có 177 ha bị

ngập nặng, có 39 ha phải chấp nhận bỏ hoang. Đây là trận lũ trong vụ Đông Xuân chưa từng có trong vòng 30 năm trở lại đây. Cuối vụ Hè Thu xảy ra trận lũ sớm từ ngày 13 – 15 tháng VIII làm ngập gần 1.500 ha, trong đó có 450 ha lúa mới trổ xong, vừa vào chắc xanh bị thiệt hại nặng nên năng suất bị giảm [31].

Cũng trong diễn biến thời tiết năm 2006, khu vực ven biển thuộc huyện Phú Vang, do ảnh hưởng của cơn bão số 8, mưa to gây ra ngập lụt đã làm ngập úng gây thiệt hại 438,5 ha rau màu các loại. Sau đó liên tục gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa rét kéo dài, chỉ xen kẻ một vài ngày tạnh ráo nên đã làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân, đặc biệt là rau và cây công nghiệp do đất bị ướt không gieo trồng được; có 2 đợt mưa to kết hợp triều cường vào tháng XII đã làm ngập úng 20 ha mạ ở Phú An, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái, gây thiệt hại 30 – 40% mạ. Vụ hè Thu do ảnh hưởng của đợt mưa to trong tháng VIII đã làm ngập úng 1.970 ha đang thời kỳ chín, trong đó có 400 ha bị ngập nặng và đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất và đã gây không ít khó khăn cho bà con nông dân, đặc biệt là chi phí đấu úng. Có 105 ha sắn nguyên liệu phải thu hoạch chạy lũ [28].

Năm 2009, lũ lụt xảy ra bất thường, khu vực nghiên cứu thuộc huyện Quảng Điền, đầu vụ Đông xuân đã xảy ra trận lụt từ ngày 23/12/2008 đến ngày 04/01/2009 đã làm ngập úng 1.216,5 ha lúa giống dài ngày đã gieo và 26,8 ha mạ, trong đó diện tích phải gieo sạ lại 864,5 ha; diện tích mạ bị chết 4,9 ha; 202,4 ha ruộng lúa đã âm ủ giống nhưng bị ngập không gieo sạ được phải huỷ đã gây thiệt hại, làm thay đổi cơ cấu giống lúa, gây khó khăn cho sản xuất. Năm 2010, bước vào vụ Hè Thu, do ảnh hưởng lũ sớm (tháng VIII) đã làm ngập úng gây thiệt hại 682 ha lúa, trong đó có 401 ha lúa bị ngập hoàn toàn đã gây thiệt hại trên 30% sản lượng; nhiều diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày cũng bị ảnh hưởng khá lớn [31].

Như vậy, ảnh hưởng của bão lũ trong xu thế diễn biến của BĐKH đã làm cho tình hình thiệt hại trong ngành trồng trọt ngày càng trở nên phức tạp, hiệu quả về năng suất và sản lượng của các cây trồng đều bịgiảm sút.Kết quả điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu, với các mức tác động được đưa ra ứng với tỉ lệ lựa chọn của người dân như sau:

Hình 2.20. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ tác động của bão và lũ tới hoạt động trồng trọt

Với các kết quả đó, có thể thấy lụt bão là những yếu tố có sự tác động mạnh và trực tiếp nhất đến hiệu quả của ngành trồng trọt. Diễn biến của lụt bão ngày càng phức tạp thì mức độ ảnh hưởng của nó đến trồng trọt càng tăng lên.

e. Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến ngành trồng trọt

Dưới tác động của BĐKH, nhiệt độ có xu hướng tăng lên, lượng mưa cũng có sự thay đổi, các giá trị cực đoan tăng mạnh, thiên tai ở khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế xảy ra với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng lớn, xảy ra một cách thất thường khó dự đoán hơn càng gây ảnh hưởng lớn đến ngành trồng trọt. Sự biến động về hiệu quả sản xuất dẫn đến sự sút giảm về tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp ở khu vực.

Diện tích trồng trọt có xu hướng ngày càng thu hẹp, sản lượng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm, sản lượng hoa màu thay đổi tùy từng năm, sản lượng lương thực có tăng nhưng tăng không liên tục giữa các năm, mức gia tăng sản lượng và năng suất chậm so với thời gian trước.Sản lượng lúa Hè Thu giảm 4.365,8 tấn trong giai đoạn 2001 – 2002; sản lượng lúa Đông Xuân giảm 8.516,8 tấn từ năm 2004 – 2005, giảm 5.685,58 tấn từ năm 2011 – 2012. Các đợt hạn hán làm nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng hoặc bị hư hại lớn. Năm 1993, với diện tích bị hạn chiếm 34,7% diện tích canh tác, diện tích mất trắng chiếm gần 5% diện tích canh tác. Các năm khác diện tích bị hạn chiếm 10 - 20% diện tích canh tác.

Sự thay đổi về diện tích và sản lượng trồng trọt, dẫn đến năng suất các loại cây trồng nhìn chung có tăng nhưng không lớn. Từ năm 2006 – 2012, năng suất lúa Đông Xuân hầu như tăng lên rất ít, trung bình 0,52 tạ/ha/năm. Năng suất lúa Hè Thu giảm 1,2 tạ/ha/năm trong giai đoạn từ 2008 – 2010.

Đánh giá sự ảnh hưởng của các biểu hiện BĐKH với sự gia tăng nhiệt độ và cường độ lượng mưa tập trung cao, tình trạng thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, NBD và XNM ngày càng phức tạp tác động đến ngành trồng trọt ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua điều tra phỏng vấn người dân địa phương, kết quả điều tra có sự tương quan với các kết quả phân tích số liệu. BĐKH ảnh hưởng hiệu quả ngành trồng trọt tương đối lớn, có đến 74,3% người dân được phỏng vấn đã trả lời mức độ thiệt hại do BĐKH đến ngành trồng trọt là lớn, 17,1% chọn rất lớn và 8,6% chọn tác động ở mức trung bình. BĐKH đã tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất của người dân thông qua hình 2.21.

Hình 2.21. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ thiệt hại do biểu hiện của BĐKH tới hoạt động trồng trọt

Thông qua kết quả điều tra và phỏng vấn thực địa, ảnh hưởng của BĐKH ở địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở bảng ma trận sau:

Bảng 2.6. Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động trồng trọt

Những biểu hiện cụ thể

Yếu tố BĐKH Mưa, bão, lũ lụt Nhiệt độ, hạn hán Xâm nhập mặn Nước biển dâng

1. Đất trồng bị biến đổi ++++ +++ +++ +

2. Dịch bệnh lây lan +++ +++ - -

3. Làm chết cây trồng +++ +++ + -

4. Sinh trưởng, phát triển chậm +++ ++++ ++ +

5. Mùa vụ thay đổi +++ +++ + -

Ghi chú:

++++ Mức tác động mạnh nhất và giảm dần

- Mức ít tác động

Qua bảng 2.6 cho thấy, sự tác động mạnh nhất của BĐKH đến trồng trọt ở khu vực là làm cho đất trồng bị biến đổi và cây trồng sinh trưởng phát triển chậm. Theo ý kiến người dân địa phương, cường độ mưa bão, lũ lụt và sự biến động của yếu tố nhiệt độ là những biểu hiện của BĐKH có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến hoạt động trồng trọt, trong khi đó, NBD là biểu hiện ít có tác động nhất.

2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nuôi trồng thủy sản

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản và cũng là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các loài thủy sản. Nhiệt độ tăng cao và biến đổi bất thường có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản,... của các sinh vật này.

Dưới sự tác động của BĐKH hiện nay, nhiệt độ không khí tăng lên cao và diễn ra trong thời gian dài làm cho nước trong các ao nuôi nóng lên. Bên cạnh đó, nắng nóng làm khả năng bay hơi nước cao dẫn đến độ mặn của ao nuôi tăng cao, môi trường sinh sống của các loài thủy sản bị biến đổi, điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển và gây hại. Nhiệt độ cao làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy, thủy sản gia tăng sự mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Mặt khác, khi nhiệt độ tăng tính độc của kim loại nặng cũng tăng. Cùng với sự tăng cường độ hô hấp của sinh vật và do đó gây ra tác động hợp lực ảnh hưởng xấu tới thủy sản nuôi. Sự tăng, giảm đột ngột nhiệt độ sẽ trực tiếp gây sốc, làm tỉ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh thấp hơn rất nhiều so với khi sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong ao, đến hoạt tính của phân bón. Không những thế, trong nước ao khi nhiệt độ càng cao quá trình phân giải chất hữu cơ càng mạnh, nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ tăng gấp 10 lần và tiêu hao oxy tăng gấp đôi. Quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra nhiều khí độc như cacbonic, metan, ammoniac, sulfua hydro.

Vào mùa hè, nhiệt độ tại khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế tăng cao kết hợp với gió Tây Nam hoạt động làm cho nhiệt độ môi trường nước của các ao nuôi tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài thủy sản. Đặc biệt sự dao động của nhiệt độ tối cao và tối thấp tương đối lớn, nhiệt độ tối cao có xu hướng tăng lên, trong khi đó nhiệt độ tối thấp lại giảm xuống, biên độ dao động giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp là 15,80 – 30,10C. Dưới sự thay đổi của nhiệt độ, năng suất NTTS có tăng nhưng không liên tục và mức gia tăng không đáng kể. Mức gia tăng nhiều nhất chỉ 0,23

tạ/ha vào năm 2002 – 2003, sau đó những năm có năng suất tăng chỉ trung bình khoảng 0,07 ta/ha, năm tăng nhiều nhất cũng chỉ đạt 0,15 tạ/ha ở giai đoạn 2011 – 2012. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2006 - 2011, năng suất giảm 0,1 tạ/ha.

Hình 2.22. Năng suất NTTS ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 – 2012

* Nguồn: Niên giám thống kê [21, 24, 27, 30, 33]

Nhiệt độ tăng cao và biến động thất thường làm thay đổi môi trường sống, độ mặn của các ao nuôi tăng, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển, gây hại cho các loài thủy sản. Khi nhiệt độ cao, các sinh vật có sức đề kháng cũng yếu hơn nên khả năng nhiễm bệnh càng cao.

Năm 2003, trên địa bàn huyện Phú Lộc, dịch bệnh xuất hiện vào khoảng tháng III, bắt đầu từ Vinh Hưng, Vinh Giang dần dần lan nhanh sang các xã khác, làm cho 800/1100 ha thả nuôi bị bệnh đốm trắng chết gồm Vinh Hưng 490/500 ha, Vinh Giang 203/210 ha, Vinh Hiền 40/46 ha, Lăng Cô 32/46 ha và các xã khác 35 ha. Hay vào năm 2007, vụ 1 có 1.072 hộ nuôi bị lỗ, chiếm 80%, nguyên nhân do bị bệnh đốm trắng và một số hộ khác tôm chậm lớn. Đến vụ 2 các hộ tiếp tục thả nuôi 710 ha, nhưng sau 70 ngày nuôi (tính từ tôm P15), dịch bệnh đã phát sinh làm cho tôm chết đồng loạt ở Vinh Hưng, Vinh Giang và Lộc Điền, một số xã phải phải thu sớm. Năm 2011, có tới 475 ha bị nhiễm bệnh, chiếm 77,2% [26].

Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng, thì có đến 66,7% người được hỏi cho rằng mức tác động của nhiệt độ đến NTTS là rất lớn, 27,8% lựa chọn mức lớn và chỉ có 5,5% người dân lựa chọn mức tác động trung bình của nhiệt độ, cho thấy với xu thế BĐKH hiện nay thì ngành NTTS đang bị tác động xấu với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán.

Hình 2.23. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ tác động của nhiệt độ tới hoạt động NTTS

Lượng mưa có ảnh hưởng lớn đến hoạt động NTTS, những ngày mưa nhiều, tôm ăn rất ít, lượng thức ăn dư trong ao tăng lên, dẫn đến môi trường ao bị ô nhiễm, lượng nước thay cho ao nuôi trong giai đoạn này cũng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, dòng nước mưa rửa trôi đất đá từ bờ đê bao quanh hồ, gia tăng độ đục trong ao nuôi là một trong những nguyên nhân gây cho tảo chết và không tái phát triển được. Ngoài ra, lượng nước mưa đổ vào ao nuôi lớn, môi trường nước sẽ bị thay đổi, hàm lượng oxi hòa tan thường xuống thấp và biên độ dao động nhiệt lớn. Độ mặn của nước cũng sẽ thay đổi, khi độ mặn thấp làm cho tôm sinh trưởng và phát triển không bình thường, làm cho độ cứng, độ kiềm thấp; nếu độ mặn thấp quá sẽ tạo điều kiện cho rong đáy phát triển nhiều, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của tôm.

Ngoài ra, khi đào ao nuôi, người dân thường sử dụng đất đã đào lên để đắp thành bờ xung quanh, làm cho đất phèn tiềm tàng đã chuyển sang đất phèn hoạt động. Khi gặp nước mưa có tính axit làm hòa tan, chảy xuống ao nuôi và xung quanh, làm độ pH của nước trong ao nuôi giảm xuống, biên độ pH giữa ngày đêm cũng bị biến động. Độ pH lại có vai trò rất quan trọng tới sự phát triển của sinh vật nuôi, do đó sự thay đổi sẽ làm xáo trộn môi trường sống từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả NTTS.

Trong giai đoạn nghiên cứu, lượng mưa ở khu vực có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những đợt mưa lớn và tập trung càng kéo dài. Sự gia tăng lượng mưa đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và sản lượng NTTS ở khu vực. Nhìn chung, theo các số liệu thống kê có thể nhận thấy sản lượng NTTS giai đoạn 2001 – 2012 có xu hướng tăng lên, tuy nhiên sản lượng tăng chậm dần trong giai đoạn gần đây và không liên tục giữa các năm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2009 – 2011 sản lượng đã giảm 425,2 tấn.

Hình 2.24. Sản lượng NTTS ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 – 2012

* Nguồn: Niên giám thống kê [21, 24, 27, 30, 33]

Ngoài sự thay đổi của lượng mưa, mưa dông bất thường cũng dễ làm cho đối tượng nuôi bị sốc do thay đổi môi trường nuôi đột ngột. Ở các khu vực nuôi có diện tích trồng lúa và nuôi thủy sản nằm gần kề nhau thì nước mưa tràn qua đồng ruộng thường mạng theo các chất hóa học sử dụng trên thực vật xuống ao nuôi, khả năng

bị ngộ độc của vật nuôi gia tăng. Chính vì vậy mà khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của mưa tới hoạt động NTTS của mình, có 44,4% người dân đã lựa chọn lượng mưa có ảnh hưởng lớn đến NTTS của địa phương, 40,7% cho rằng có sự ảnh hưởng rất lớn và 14,9% lựa chọn ở mức trung bình.

Hình 2.25. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ tác động của lượng mưa tới hoạt động NTTS

c. Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn

Dưới tác động của BĐKH, diễn biến quá trình ngập do NBD và XNM đang trở nên phức tạp. Sự biến đổi của hệ thống nước tại các cửa sông, hệ thống đầm phá gây phá hủy môi trường sinh thái cho các loài sinh vật phát triển, thủy sản phát triển chậm, tốn nhiều thức ăn, đòi hỏi yêu cầu chăm sóc cũng ở mức độ cao hơn.

Quá trình XNM diễn ra đã gây ra những ảnh hưởng tới hệ thống NTTS của khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế. Các trang trại nuôi chuyên tôm, nuôi xen

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 57)