Phương pháp động não, tự suy nghĩ.

Một phần của tài liệu các lỗi thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục (Trang 51)

- Bước thứ hai: Giúp học sinh nắm chắc công dụng của từng loại dấu

a/Phương pháp động não, tự suy nghĩ.

Phương pháp này dùng cho học sinh giỏi. Cứ mỗi bài tập về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu tiên, giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh giỏi, khi đã hiểu nội dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất có hiệu quả khi sử dụng để dạy về dấu câu cho học sinh giỏi.

b/ Phương pháp phân tích thành phần câu.

Đối với đối tượng học sinh khá hoặc trung bình, hay với những chỗ khó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền dấu đúng.

Ví dụ : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây:

Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây quần trên boong tàu ca hát thổi sao bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô.

các bước

a. Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp (dành cho học sinh giỏi)

b. Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt, giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau:

- Đoạn văn nói về việc gì?

- Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu? Câu hai...vv.. - Câu nào là lời của nhân vật? Cần phải sử dụng dấu câu nào? - Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào? Vì sao?

Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn.

Một phần của tài liệu các lỗi thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục (Trang 51)