Dạng bài tập điền dấu không có yêu cầu cụ thể:

Một phần của tài liệu các lỗi thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục (Trang 44)

- Bước thứ hai: Giúp học sinh nắm chắc công dụng của từng loại dấu

b.Dạng bài tập điền dấu không có yêu cầu cụ thể:

Điền dấu vào ô trống:

Ví dụ: (Bài tập mẫu) Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?

a) Một người kêu lên “Cá heo!”

b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,…

c) Đông Nam Á gồm 10 nước là Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti- mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.

Đây là bài tập đầu tiên học sinh làm quen với dấu hai chấm nên trước khi điền, giáo viên nên cho học sinh nhắc lại các loại dấu câu đã biết (trong các bài tập chính tả, tập đọc). Chẳng hạn như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu hai chấm,…Từ việc nhớ lại các dấu đã gặp trong bài chính tả, tập đọc, học sinh biết chọn dấu câu

thích hợp là dấu hai chấm để điền vào các ô trống trên. Sau khi HS tự điền, trình bày kết quả, giáo viên hỏi lại về từng dấu hai chấm trong từng phần.

Phần a): Sau ô trống là gì? (Là lời nói của một người).

Giáo viên: Khi báo hiệu cho người đọc biết lời nói của một nhân vật người ta dùng dấu hai chấm.

Phần b): - Sau ô trống là những gì? (Một loạt các loại đồ vật phục vụ sinh hoạt thường ngày cho con người)

- Chúng giải thích cho điều gì đứng trước? (cho lời nói phía trước: đó là những thứ cần thiết mà nhà an dưỡng trang bị cho các cụ).

Giáo viên: Trường hợp này dấu cần điền là dấu hai chấm dùng để báo hiệu sau đó là lời giải thích cho ý đứng trước.

Tương tự như vậy với phần c).

Điền dấu vào câu văn hoặc đoạn văn

Ví dụ : Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả

Quả măng cụt tron như quả cam to bằng nắm tay trẻ con toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ cuống nó to và ngắn quanh cuống có bốn năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi có đến bốn năm múi to không đều nhau ăn vào ngột trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

Đáp án:

Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

Một phần của tài liệu các lỗi thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục (Trang 44)