- Bước thứ hai: Giúp học sinh nắm chắc công dụng của từng loại dấu
b. Trò chơi: “Thay dấu câu – Chuyển ý nghĩa”
•Mục đích.
- Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu. - Củng cố kiến thức về dấu câu cho học sinh lớp 3.
•Chuẩn bị.
Mỗi người tham gia thi đều có giấy bút để ghi các câu biến đổi. (Nếu thi theo nhóm, có thể chuẩn bị trước một tờ giấy khổ to và bút dạ để ghi các câu thay đổi được; hồ dán hoặc băng dính dùng để gắn giấy lên bảng hay tường cho các bạn cùng xem kết quả)
•Cách tiến hành.
- Người tổ chức cuộc thi nêu rõ yêu cầu:
+ Khi có lệnh “Bắt đầu”, cần ghi từng câu ra giấy theo thứ tự, viết đúng chính tả và hình thức câu.
+ Khi có lệnh “Kết thúc”, mọi người đều dừng bút. Sau đó, từng cá nhân (nhóm) lần lượt đọc kết quả (hoặc dán lên bảng) để các bạn (nhóm khác) tính điểm. (Mỗi câu đúng được 10 điểm; câu đúng mà viết sai chính tả chỉ được 5 điểm; nhiều câu giống nhau chỉ được tính điểm 1 lần).
- Người tổ chức hô “bắt đầu” để các bạn thực hiện như yêu cầu nêu trên (thời gian thi là 3 phút hoặc 5 phút, hoặc lâu hơn, tùy theo quy định). Cộng điểm của từng cá nhân (hoặc nhóm), xếp giải Nhất, Nhì, Ba… •Tham khảo. - Ví dụ 1: “Đừng chờ anh!” + Đừng chờ, anh! + Đừng, chờ anh! - Ví dụ 2: “Đi về”. + Đi về? (Hỏi)
+ Đi về! (Nhấn mạnh, có ý đuổi) + Đi, về! (Nài nỉ)
1.3
.3.4. Phương pháp giảng dạy các bài tập sử dụng dấu câu
Song song với nội dung ôn luyện, người giáo viên cũng có những phương pháp dạy học về dấu câu phù hợp với trình đcầnộ của học sinh tiểu học. Phương pháp giảng dạy tốt sẽ góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh, kích thích được khả năng tự học, tự rèn luyện của các em. Người giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của mỗi lớp: