- Bước thứ hai: Giúp học sinh nắm chắc công dụng của từng loại dấu
b. Dạng bài tập thay dấu câu
b.1. Thay dấu câu để thay đổi cấu trúc câu
Ví dụ 1: Em hãy thêm các dấu câu vào các vị trí thích hợp vào câu văn sau đây: “Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về.” sau đó cho biết ý nghĩa của chúng.
Mẫu: Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về? (Mẹ của Lan đi chợ từ sáng chưa về à?) Đáp án:
Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu, giữa các câu – các thành phần câu nối kết hoặc phân lập bằng chỗ ngắt và chỗ nhấn giọng phù hợp – có thể biểu hiện bằng dấu câu. Như vậy, từ câu văn cho trước, với những dấu câu ta có thể tạo ra nhiều câu mới, như:
- Mẹ Lan đi chợ từ sáng, chưa về.
(Nghĩa: Mẹ của Lan đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà.) - Mẹ, Lan đi chợ từ sáng, chưa về.
(Nghĩa: Mẹ và Lan cùng đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà.) - Mẹ! Lan đi chợ từ sáng, chưa về?
(Nghĩa: Mẹ ơi, Lan đi chợ từ sáng, đến bây giờ vẫn chưa về nhà - Mẹ Lan đi chợ từ sáng chưa về?
(Nghĩa: Mẹ của Lan đi chợ từ sáng mà bây giờ vẫn chưa về à?) - Mẹ, Lan đi chợ từ sáng chưa về?
(Nghĩa: Mẹ và Lan cùng đi chợ từ sáng mà bây giờ vẫn chưa về à?) Tương tự với các trường hợp còn lại:
- Mẹ Lan đi chợ, từ sáng chưa về. - Mẹ Lan đi chợ, từ sáng chưa về? - Mẹ, Lan đi chợ, từ sáng chưa về. - Mẹ, Lan đi chợ, từ sáng chưa về? - Mẹ! Lan đi chợ từ sáng chưa về. - Mẹ! Lan đi chợ từ sáng chưa về?
Đáp án:
- Nam đi làm bài tập đi! - Nam phải đi làm bài tập! - Nam hãy đi làm bài tập! - Nam đi làm bài tập thôi! - Nam đi làm bài tập nào! - Đề nghị Nam đi làm bài tập! - Mong Nam đi làm bài tập! - Nam đừng đi làm bài tập! - Nam chớ đi làm bài tập!
b.2. Thay dấu câu sai:
Ví dụ: Bạn Hoa điền toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai? Hãy sửa lại những chỗ sai.
- Thưa cụ. Tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ.
- Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
(SGK tiếng việt 3, tập 2 – tr 32)
Để biết dấu chấm nào dùng sai, học sinh phải nhớ được dấu chấm đứng sau câu kể. Ô trống thứ nhất đứng sau thành phần hô gọi, người ta thường dùng dấu phảy. Bạn Hoa dùng dấu chấm là sai. Ô trống thứ hai được đặt sau một câu hỏi nên dấu cần điền là dấu chấm hỏi chứ không phải dấu chấm. Ô trống thứ ba, sau lời giải thích của bà cụ, Hoa đặt dấu chấm là đúng.
1.3.3.2. Khái quát quy tắc sử dụng dấu câu:
Sau khi cho học sinh làm bài tập, giáo viên cần chốt lại cho học sinh nắm được quy tắc sử dụng dấu câu:
- Dấu chấm: Đặt cuối câu kể, khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng.
- Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích chứng minh.
- Dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép.
1.3.3.3. Dạy học dấu câu thông qua các trò chơi học tập:
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi để rèn cho học sinh sử dụng dấu câu. Ví dụ một số trò chơi: