Kết quả điều tra tình hình lợn tiêu chảy và chết nghi mắc bệnh viêm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn clostridium perfringgens trong bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày tuổi ở thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 56)

ruột hoại tử ở lợn tại một số điểm nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên

Lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi các cơ quan tổ chức chƣa đƣợc hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh về đƣờng tiêu hóa... trong các bệnh về đƣờng tiêu hóa thì VRHT là một vấn đề lớn ảnh hƣởng đến sự phát triển của vật nuôi với các biểu hiện điển hình: Con vật gầy còm, phần bụng và hông thóp lại, lông dựng, phân lỏng, có thể lẫn máu, đôi khi có lẫn chất nhầy...

Để đánh giá đƣợc tình hình tiêu chảy và chết do VRHT ở lợn con tại Thái Nguyên từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, chúng tôi đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, Trạm Thú y của 3 huyện: Phú Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng Hỷ, Định Hóa để điều tra tình hình VRHT ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết nghi VRHT tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên Địa điểm Tổng số lợn điều tra (con) Tỷ lệ lợn viêm ruột hoại tử Tỷ lệ lợn chết do viêm ruột hoại tử Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Huyện Phú Bình 1579 398 25,21 30 7,54 Huyện Đồng Hỷ 1547 339 21,91 23 6,78 Huyện Định Hoá 1498 299 19,96 16 5,35 Tính chung 4624 1036 22,40 69 6,66 25.21 7.54 21.91 6.78 19.96 5.35 0 5 10 15 20 25 30

Huyện Phú Bình Huyện Đồng Hỷ Huyện Định hoá

Tỷ lệ nhiễm Tỷ lệ chết

Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết nghi VRHT tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả bảng 3.1 và biểu đồ cho thấy:

- Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, lợn con tiêu chảy nghi VRHT xuất hiện ở cả ba địa bàn và có sự khác nhau tại mỗi điểm theo dõi. Tỷ lệ lợn tiêu chảy nghi VRHT trung bình là 22,40% và chết do tiêu chảy nghi VRHT là 6,66%.

Cụ thể: Nơi có tỷ lệ mắc tiêu chảy nghi VRHT cao nhất là huyện Phú Bình với tỷ lệ 25,21%, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy là 7,54%; sau đó là huyện Đồng Hỷ tỷ lệ tiêu chảy là 21,91%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 6,78%. Huyện Định Hóa có tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất là 19,96%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,35%.

Với tỷ lệ mắc bệnh và chết cao nhƣ vậy cho thấy mức độ thiệt hại về kinh tế gây ra cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là rất nghiêm trọng và việc tìm ra các biện pháp phòng chống hiệu quả bệnh này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, tỷ lệ chết cho tiêu chảy phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng ngày tuổi mắc bệnh, sự theo dõi can thiệp và phát hiện kịp thời với thể bệnh của con vật.

Từ thực tế tìm hiểu các hộ chăn nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn dƣới 60 ngày tuổi tại 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy rằng: Các hộ chăn nuôi tại các huyện trên chƣa thực hiện đảm bảo quy trình kỹ thuật chuồng trại, điều kiện vệ sinh kém, để chuồng nuôi luôn ẩm ƣớt. Đa số không có ổ úm cho lợn con chỉ có các hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp quy mô lớn thì mới có. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong 3 huyện chúng tôi nghiên cứu thì huyện Phú Bình chăn nuôi lợn nái phát triển mạnh về số lƣợng hơn cả, qua 3 xã điều tra chúng tôi thấy rằng trung bình mỗi hộ chăn nuôi từ 2 đến 3 lợn nái, tuy nhiên, việc vệ sinh thú y ở đây lại rất kém nên dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra, đây cũng là địa phƣơng có tỷ lệ lợn tiêu chảy nghi mắc bệnh viêm ruột hoại tử cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở 3 địa bàn chúng tôi tiến hành điều tra, tình hình tiêu chảy đều có sự khác nhau. Theo chúng tôi có thể là do sự khác nhau về đặc điểm dịch tễ học, mật độ dân cƣ, phong tục, tập quán, cách chăm sóc, quản lý của ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, so với các năm trƣớc thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy có xu hƣớng giảm. Một số yếu tố tích cực tác động đến kết quả này là vai trò quan trọng của ngành thú y đã đƣợc đẩy mạnh, các kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh đã đƣợc phổ biến và tiếp thu rộng rãi, mạng lƣới thú y.

Theo Cù Hữu Phú và cs (2003) [28]: Qua tiến hành điều tra tình hình lợn con giai đoạn còn đang bú sữa mẹ tại 05 trại chăn nuôi lợn sinh sản ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn con bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ lợn chết so với tổng số lợn điều tra là 4,45%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngữ (2005) [25] tại Hà Tây: Lợn từ lứa tuổi 1 - 60 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.

Sự khác nhau về tỷ lệ lợn tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên đã cho thấy tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con tại các địa bàn nghiên cứu khác nhau là khác nhau, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế chăn nuôi, có thể do thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện chăm sóc, phƣơng thức chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh ở mỗi vùng khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn clostridium perfringgens trong bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày tuổi ở thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 56)