Bệnh viêm ruột hoại tử do Cl perfringens typ C gây ra ở lợn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn clostridium perfringgens trong bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày tuổi ở thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 31)

Bệnh viêm ruột hoại tử (VRHT) ác tính ở lợn gây ra bởi Cl. perfringens

typ C thƣờng gặp nhất ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1-14 ngày tuổi và đặc biệt xảy ra trầm trọng lúc sơ sinh dƣới 1 tuần tuổi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng tiêu chảy xuất huyết nặng và có tỉ lệ tử vong cao trong trƣờng hợp thể bệnh là cấp tính, ở thể á cấp tính mức độ hoại tử thƣờng nhẹ hơn.

Bệnh đƣợc mô tả lần đầu tiên vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó Mỹ, Đan Mạch, Đức, Newzeland, Canada, Nhật Bản cũng có thông báo phát hiện. Đến nay, bệnh đã đƣợc phát hiện hầu hết ở các vùng chăn nuôi lợn trên thế giới (Taylor. D.J (1986) [58], Bergeland M.E (1986) [42].

* Mầm gây bệnh

Cl. perfringens là vi khuẩn Gram dƣơng, không di động, kích thƣớc từ

1-1,5m, tạo nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình trứng cân xứng hay lệch

tâm. Trong thực tế rất ít khi có thể quan sát đƣợc nha bào, (Taylor. DJ (1986) [58], Bergeland M.E (1986) [42].

Trên môi trƣờng thạch máu cừu hay bò 7% sau 24h nuôi cấy vi khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc rõ ràng, có đƣờng kính 3-5mm màu xám tròn, dung khuyết kiểu  (beta). Cl. perfringens typ C sản sinh độc tố phần lớn là α và , nhƣng chủ yếu độc tố  gây hoại tử xuất huyết. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về bệnh VRHT do Cl. perfringens

typ C gây ra trên lợn sơ sinh. Bakhtin A.G (1956) [41], đã phát hiện trong một hội chứng tƣơng tự thấy Cl. perfringens typ B cũng sản sinh ra -toxin. Sau này Harbola P.C Khera S.S (1990) [47] cũng thông báo phát hiện thấy độc tố này ở Cl. perfringens typ D. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của Radostitss O.M (1994) [56], đã khẳng định: Theo nhƣ hầu hết các đặc điểm mô tả lại thì đều thuộc vai trò gây bệnh của Cl. perfringens typ C

* Đặc điểm dịch tễ

Bệnh VRHT do Cl. perfringens typ C đƣợc biết đã có mặt rất nhiều nơi

trên thế giới, bệnh xảy ra chủ yếu ở trên lợn con giai đoạn theo mẹ. Lứa tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là 12h sau khi sinh đến 7 ngày tuổi, hay gặp nhất ở lúc 3 ngày tuổi. Niilo và CS (1978) [52]: Bệnh cũng có thể xảy ra với lợn lúc 2-4 tuần tuổi và cả khi đã cai sữa. Bergeland M.E (1986) [42] cho biết: Lợn mắc bệnh thƣờng bị chết, ở những ổ lợn mà nái mẹ không đƣợc phòng bệnh, tỷ lệ khỏi rất thấp, lợn bệnh có thể chết đến 100%. Đối với những chuồng nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh thì chính phân và da của những lợn mẹ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn yếm khí này là vật mang trùng, nguồn gieo rắc mầm bệnh cho lợn sơ sinh.

* Sinh bệnh học

Phần lớn các trƣờng hợp bệnh gây ra bởi Cl. perfringens typ C trên lợn

con chỉ trong vòng vài phút hoặc sau vài giờ sau khi sinh (Arbuckle J.B.R (1972) [39]. Vì một lý do nào đó mà vi khuẩn này trở nên bội nhiễm và tấn công vào đỉnh của các lông nhung tế bào biểu mô ruột, tại các vị trí đó trên khắp lớp màng nhày ruột, vi khuẩn tăng sinh và gây hoại tử, đồng thời còn gây xuất huyết trong trƣờng hợp quá cấp tính. Các vùng hoại tử lan dần và gây tổn thƣơng vào chiều sâu đến lớp niêm mạc, dƣới lớp niêm mạc và thậm chí đến tận lớp cơ. Một số vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong khoang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bụng. Khí thũng này có thể tạo nên ở những hạch lympho vùng lân cận. Có hiện tƣợng tắc nghẽn mạch ở vùng khí bị thũng. Hầu hết vi khuẩn bám dính ở lại trên các lông nhung bị hoại tử, sau đấy tróc ra và rơi vào lòng ruột cùng với tế bào và máu.

Độc tố hoại tử, gây chết (độc tố ) là yếu tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này. Trong quá trình nghiên cứu, chiết xuất phân loại độc

tố, cùng với một số tác giả Hogh.P (1974) [48] thông báo: Ngoài độc tố  là

độc tố có hàm lƣợng cao nhất trong chất chứa ruột, còn thu đƣợc một vài độc tố khác nhƣ: α-toxin, -toxin, δ-toxin. Con vật thƣờng chết là do viêm ruột hoại từ xuất huyết, bởi chính vai trò các độc tố và cốt yếu là độc tố .

* Triệu chứng lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng có những thay đổi lớn theo tình trạng miễn dịch và ngày tuổi của lợn con khi bị nhiễm bệnh, giữa đàn lợn này với đàn lợn khác và thậm chí ngay trong một ổ lợn. Có thể có các bệnh nhƣ: Thể quá cấp, cấp tính, cận cấp tính và mãn tính. Triệu chứng lâm sàng thƣờng xuất hiện vào khoảng 2-3 ngày sau khi sinh và ở một trong các thể bệnh này:

- Thể quá cấp tính

Lợn con bị nhiễm thƣờng vào khoảng 10h đầu tiên sau khi sinh và chết lúc 12-36 giờ sau đấy. Lợn bệnh bị ỉa chảy ra máu, biểu hiện uể oải, kém hoạt động, không bú sữa, yếu ớt và có thể bị mẹ đè chết. Trƣớc khi chết thân nhiệt

hạ xuống 350C, da bụng có thể chuyển sang màu xám đen. Có một vài trƣờng

hợp lợn con chết mà không thấy dấu hiệu ỉa chảy.

- Thể cấp tính

Thể bệnh này lợn con vẫn sống sót sau 2 ngày khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng và thƣờng chết vào ngày thứ 3. Trong quá trình ốm, con vật thải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra phân màu đỏ nâu có lẫn những màng ruột hoại tử màu xám. Do ỉa chảy ra máu, lợn con trở nên rất yếu ớt, con vật hầu nhƣ bỏ bú hoàn toàn.

- Thể cận cấp tính

Những con lợn này có một sức kháng bệnh tốt hơn, bị ỉa chảy nhƣng không xuất huyết và thƣờng chết vào lúc 5-7 ngày tuổi. Trong quá trình bệnh, con vật vẫn hoạt động và ăn uống bình thƣờng, không bỏ ăn nhƣng chúng trở nên gầy sút, phân lúc đầu xốp và có màu vàng xám sau đó trở nên loãng và có chứa những màng ruột hoại tử, có dấu hiệu mất nƣớc rõ rệt, vài ngày sau đó có thể chết.

- Thể bệnh mãn tính

Với thể bệnh này, lợn con có biểu hiện ỉa chảy kéo dài 1 tuần hay lâu hơn, phân có màu xám nhày, lợn con bị bệnh ngừng phát triển. Bệnh có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn, những con lợn này có thể chết sau vài tuần hoặc không thì cũng bị giết bỏ do gầy sút quá nhanh, yếu ớt không thể phát triển đƣợc.

* Biến đổi bệnh lý do Cl. perfringens typ C

Lợn con mắc bệnh có những biến đổi bệnh lý biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, phụ thuộc vào các thể bệnh mà nó gặp phải. Biểu hiện của những biến đổi bệnh lý thể hiện rõ thƣờng thấy ở ruột tịt và ruột kết, ruột chay cũng bị tổn thƣơng rất nặng và có thể lan ra đến ruột hồi, ruột tá thƣờng không bị tổn thƣơng. Gặp thể quá cấp tính, lợn sơ sinh chết mà ít có dấu hiệu nhiễm bệnh, không bị mất nƣớc. Biến đổi bệnh lý đại thể quan sát đƣợc là da bụng trở nên thâm đen, con vật chết rất nhanh, đa số trƣờng hợp lợn con khi đó chƣa rụng rốn. Trong ruột thƣờng có mầu đỏ sẫm, xoang ruột chứa đầy chất lỏng màu máu. Những phần ruột tiếp theo, trong đó có ruột kết và đôi khi ở trong xoang bụng cũng chứa chất lỏng màu máu. Hầu hết các dấu hiệu biểu hiện đặc trƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó là viêm ruột xuất huyết hoại tử. Đôi khi trên thành đoạn ruột non và có thể cả ở thành bụng thƣờng thấy có khí thũng cắt vào.

Các biến đổi vi thể cho thấy lông nhung trong đoạn ruột bị hoại tử, có thể quan sát thấy ở trên các điểm hoại tử này có các vi sinh vật bao bọc. Lớp biểu bì có thể hoặc không bị hoại tử và có thể xuất huyết xuyên qua màng niêm mạc, dƣới lớp màng niêm mạc.

Trƣờng hợp cấp tính, quan sát đại thể cho thấy lợn con bị bệnh có thể có dấu hiệu mất nƣớc, biểu hiện của chứng hoại tử thƣờng nặng hơn so với trƣờng hợp bệnh ở thể quá cấp tính, nhƣng chúng xuất huyết ít hơn. Một số trƣờng hợp cấp tính đều thấy có khí thũng ở ruột, cũng có thể có khí thũng lan đến vùng lân cận và làm viêm xoang cấp tính có Fibrin. Thành ruột dày lên, xoang ruột có thể chứa máu xuất huyết và thƣờng có các màng hoại tử, màng niêm mạc có màu vàng hoặc xám.

Biến đổi bệnh lý vi thể quan sát đƣợc bao gồm: Sự biến mất của hầu hết các lông nhung (do hoại tử) nhƣng phần lớn chúng bị bong ra để lại một mảng hoại tử nằm dƣới lớp niêm mạc, ở đây thấy có các tế bào bị viêm thoái hoá và có cả vi khuẩn. Những vi mạch dƣới màng niêm mạc đều bị hoại tử và có thể chứa chất gây tắc nghẽn mạch. Khí thũng có thể hình thành dƣới niêm mạc, tạo sự căng thẳng cho lớp cơ và khí thũng có thể xâm nhập vào xoang bụng.

Thể cận cấp tính, biến đổi bệnh lý cho thấy sự kết dính giữa các vùng bị nhiễm khuẩn của ruột non thành ruột dày lên và bị khí thũng nặng, dễ vỡ. Màng bị hoại tử đƣợc thay thế bằng niêm mạc làm cho bề ngoài ruột có màu vàng xám giống nhƣ một dải băng.

Thể mãn tính, lợn bị nhiễm bệnh này có những bệnh lý tƣơng tự thể cận cấp tính, nhƣng không thể quan sát đƣợc rõ ràng từ bề mặt thành mạc của ruột non. Kiểm tra kỹ có thể phát hiện thấy những vùng hoại tử, dài 1-2 cm. Khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan sát vi thể có thể thấy vùng hoại tử đƣợc thay thế bằng niêm mạc, ở trên đó có khá nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn clostridium perfringgens trong bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày tuổi ở thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)