Tài nguyên du lịch có thể có nguồn gốc thiên tạo hoặc nhân tạo (bao gồm những của cải vật chất và cả giá trị tinh thần do con ng-ời sáng tạo ra). Căn cứ theo nguồn gốc hình thành, phân loại tài nguyên thành: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
"Luật Du lịch" 2006, Điều 13, Mục 1:
" Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đ-ợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ng-ời và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch"
Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên, tác dụng nghỉ ngơi giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Khách khi đi du lịch tới những điểm tài nguyên văn hoá, nhân văn th-ờng vì động cơ nhận thức (nâng cao hiểu biết). Tài nguyên nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Trong khi đó, khách du lịch th-ờng tìm đến những điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nh- suối khoáng, bãi biển, những vùng núi, vùng hồ với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành...
để đ-ợc th-ởng thức vẻ đẹp của tự nhiên, nghỉ ngơi, th- giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và phục hồi sức khoẻ... Tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị phục vụ cho giải trí, nghỉ ngơi, an d-ỡng, chữa bệnh cao hơn.
Tài nguyên du lịch nh- các hang động, các khu bảo tồn thiên nhiên... th-ờng phân bố ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ở khu vực dân c- th-a thớt và cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn cho việc khai thác, tiếp cận tài nguyên. Tài nguyên du lịch nhân văn th-ờng gắn bó với con ng-ời, tập trung ở các điểm quần c-, các thành phố lớn. Các thành phố lớn lại th-ờng là đầu mối giao thông nên rõ ràng việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều.
Có tài nguyên là sự tập hợp của hai loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các danh lam thắng cảnh là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp và có chứa những công trình do con ng-ời tạo ra, thông th-ờng là những ngôi chùa, ngôi đền. Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có chùa thờ Phật. H-ơng Tích (Hà Tây) có cả một hệ thống chùa Long Vân, Thiên Trù, Giải Oan, Tuyết Sơn; động Tam Thanh (Lạng Sơn) có chùa Tiên... Hay nh- ví dụ về hồ nhân tạo, rõ ràng là sản phẩm của con ng-ời nh-ng lại mang đặc tính của tài nguyên tự nhiên.