0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hậu quả do các đơn vị quân đội Hàn Quốc gây ra trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964 - 1973 (Trang 110 -110 )

Cuối năm 1965, lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm chiến lƣợc "Tìm diệt" trong khuôn khổ của Chiến tranh diện địa trên chiến trƣờng miền Nam Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lƣợc này là "đƣa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của kẻ địch, làm cho địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nƣớc... và giáng cho kẻ địch những đòn thật nặng nề"*. Tuy nhiên, trải qua một số cuộc hành quân, quân Mỹ đã bị đánh thiệt hại nặng và rơi vào thế bị động. Theo S. Xten-tơn, tác giả cuốn Sự thăng trầm của đạo quân đánh bộ Hoa Kỳ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không phải là do Mỹ thiếu vũ khí và binh lực, cái chính là do tính chất phức tạp của một mô thức chiến tranh mới, mà ở đó lính Mỹ hoàn toàn chƣa có kinh nghiệm. Ông viết "Khi những ngƣời lính Mỹ đến gần hoặc đã ở trong rừng cây, mặt đối mặt với đối thủ thì mới thấy chiến lƣợc chiến tranh diện địa là phức tạp ... lính Mỹ mặt mũi nhớp nháp vì cực nhọc, họ phải túm tụm xung quanh các lùm cây đã đổ gãy, bắn trả liên tục băng súng trƣờng và phóng lựu. Đấy chính là "căn cứ nhỏ" để sống sót, chờ đồng đội tăng cƣờng, và khi có thời cơ mới dám lao tới...". "... Tại chiến trƣờng Nam Việt Nam nói chung và Khu V nói riêng, xung quanh các căn cứ Mỹ-ngụy là vô số các làng xóm, mà từ đó, quân và dân đối phƣơng đã tổ chức các trận tập kích đánh trả quân địch đi càn quét nhằm mục tiêu "tìm diệt"..."[16 : 587-588].

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, ngay sau khi tới Việt Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã đƣợc Mỹ triển khai tại Khu V, và đã trở thành lực lƣợng "xƣơng sống" trong các cuộc hành quân "tìm diệt". Với hy vọng giành thắng lợi trên chiến trƣờng, các đơn vị quân Hàn Quốc đã mở hàng nghìn cuộc hành quân càn quét lớn nhỏ trên địa bàn các tỉnh Khu V. Điểm nổi bật và xuyên suốt trong các cuộc hành quân của lực lƣợng này là tính hung hãn và tàn bạo. Với phƣơng châm "đốt sạch, giết sạch, phá sạch"; "giết nhầm còn hơn bỏ sót"; "tát nƣớc bắt cá" v.v.. các đơn vị quân Hàn Quốc đã gây ra hàng

trăm vụ thảm sát đẫm máu, giết hại hàng nghìn ngƣời dân vô tội. Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ:

Trong cuộc hành quân Van Bơ-ren (Van Buren) diễn ra từ 19 tháng 1 đến 19 tháng 2 năm 1966 tại khu vực bắc sông Đà Rằng và vùng ven biển huyện Tuy Hoà tỉnh Phú Yên. Trong cuộc hành quân này, các đơn vị thuộc Lữ đoàn "Rồng Xanh" Hàn Quốc đã lùng sục vào thôn xóm, đốt phá nhà cửa, tàn sát nhân dân, 90% nhà cửa và hơn 50% tổng số trâu bò, hơn 1 vạn héc ta hoa màu và hàng vạn tấn lúa ở vùng giải phóng Tuy Hoà 1, xã Thịnh Hoà, Hoà Mỹ, Hoà Phong và một phần của các xã Hoà Bình, Hoà Tân bị tàn phá nặng nề. Chỉ trong một buổi sáng, quân Hàn Quốc đã bắn chết 300 đồng bào ở xã Đa Ngƣ. Ngày 19-2, chúng giết 117 đồng bào ở xã Hoà Phong. Trong hai tháng (1và 2-1966), Lữ đoàn "Rồng Xanh" đã thảm sát 1.538 đồng bào huyện Tuy Hoà [15: 246].

Trong cuộc hành quân "Đống Đa" do Sƣ đoàn "Mãnh Hổ" tiến hành tại ba huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu tỉnh Phú Yên vào tháng 3 năm 1967. Tại huyện Tuy An, quân Hàn Quốc đã tàn sát 532 ngƣời, đốt hàng trăm nóc nhà, nhiều thôn xóm ở đây trở thành vùng trắng... Trong thời gian hoạt động tại tại Quảng Ngãi (cuối năm1966), binh lính của Lữ đoàn "Rồng Xanh" liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét vào các khu đông dân cƣ. Tại những nơi này, có không ít gia đình bị chúng lùa vào rồi đóng cửa thiêu cháy. Binh lính Hàn Quốc còn xua một lúc hàng trăm ngƣời xuống hầm rồi bình phun hơi độc, tàn sát đồng bào ta hết sức dã man. Chỉ trong một buổi sáng ngày 6-10- 1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát hơn 400 ngƣời thôn An Phƣớc, xã Hoà Bình, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi v.v.. [8: 196].

Có thể kể ra hàng trăm ví dụ khác nữa. Tuy nhiên, để có cái nhìn trung thực, khái quát và khách quan về tội ác mà binh lính Hàn Quốc đã gây ra trên chiến trƣờng miền Nam Việt Nam, chúng ta hãy nghe lời tự bạch của chính ngƣời trong cuộc. Trong cuốn "Ký ức chiến tranh", khi viết về tội ác của binh

lính Hàn Quốc trên chiến trƣờng miền Nam, tác giả, đại tƣớng Kim Jin Sun, một cựu sỹ quan thuộc Sƣ đoàn "Mãmh Hổ" viết: "... tham chiến ở Việt Nam, chúng tôi lấy biện pháp giết ngƣời đáng lên án nhất để làm cân bằng tâm trạng mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, đói khát, cô đơn luôn chế ngự... Tính ác của con ngƣời cũng không khác nỗi sợ hãi là mấy, chỉ cần bị cái ác chi phối một lần là khó mà thay đổi đƣợc, tất cả đều sẽ trở thành những ngƣời ca ngợi và cổ vũ cái ác. Vì vậy mà trên chiến trƣờng chúng tôi mới có những hành vi không thể nào hiểu nổi. Đã bắn giết bằng những cách dã man rồi lại còn hành hạ thi thể của ngƣời đã chết. Binh lính Hàn Quốc đã lật thi thể những ngƣời lính giải phóng để tìm kiếm vật dụng cá nhân và nhổ cả những chiếc răng trong miệng xác chết nữa. Thậm chí còn lấy cả nịt ngực trên thân thể của những phụ nữ đã chết. Đó là bản năng tàn ác của loài cầm thú đã nhập vào chúng tôi... Với tôi, tôi đã từng đi săn. Nhƣng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết ngƣời trên chiến trƣờng. Khi nhìn thấy đối phƣơng bị giết, chúng tôi có cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác chết mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa ăn uống vừa nói chuyện vui vẻ..."[19: 90-91].

Cũng nhƣ lời tự bạch của Kim Jin Sun, khi nói về tính chất hung hãn trong hành xử của lực lƣợng quân Hàn Quốc trên chiến trƣờng Khu V, Lê Kim Vũ, huyện đội trƣởng huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (quân đội Sài Gòn) nhận xét: "... lúc đó, tôi rất ngại khi phải nhờ đến quân Hàn Quốc đang đóng tại tỉnh thực hiện tác chiến quân sự một cách riêng biệt... Thậm chí, ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) cũng cố gắng tránh trực tiếp chiến đấu với quân đội Hàn Quốc, bởi họ quá tàn bạo và thƣờng trả thù lại dân thƣờng ở những nơi "Việt cộng" tiến công..." *

*

Đối với những ngƣời Việt Nam thời đó (thậm chí ngay cả bây giờ), khi nói về quân Hàn Quốc, không chỉ riêng những ngƣời đã từng trực tiếp chiến đấu, mà cả những ngƣời chỉ mới từng nghe về họ, tất cả chỉ thốt lên một câu "quân Nam Hàn"!. Cụm từ "quân Nam Hàn" lúc bấy giờ không hàm chỉ

uy lực hay uy danh của đội quân đánh thuê cho Mỹ, cái mà nó muốn nói lên không gì khác ngoài tính hung bạo .

Nhìn lại các vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra trên chiến trƣờng miền Nam Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau:

1- Về thời gian: Các vụ thảm sát xảy ra chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian Mỹ tiến hành Cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô lần thứ II (1966- 1967), nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trƣờng.

2- Về địa điểm: Tập trung chủ yếu tại các vùng đông dân cƣ, nơi Mỹ- nguỵ khó phân biệt chiến tuyến; các vị trí có tầm quan trọng chiến lƣợc về chính trị, kinh tế và giao thông; các khu căn cứ kháng chiến cũ.

3- Về đối tƣợng: Chủ yếu là dân thƣờng vô tội không đƣợc vũ trang, bao gồm hầu hết là phụ nữ, ngƣời già và trẻ em.

4- Về mức độ: Tất cả các vụ thảm sát đều không kém gì về số lƣợng, hình thức và mức độ dã man so với với vụ thảm sát Mỹ Lai do quân đội Mỹ gây ra ngày 16-3-1968 tại Quảng Ngãi (vụ thảm sát này đã bị dƣ luận tiến bộ trên thế giới cực lực lên án, toà án Mỹ đã phải đƣa ra xét xử và kết án tù trung thân đối với Cô-li, ngƣời trực tiếp chỉ huy vụ thảm sát).

5- Về mục đích: Trọng tâm là "Tìm diệt", tách nhân dân ra khỏi "các lực lƣợng cách mạng" theo kiểu "tách cá ra khỏi nƣớc", tiêu diệt chiến tranh du kích.

Tóm lại, trong thời gian theo Mỹ tham chiến tại Việt Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã phần nào "hoàn thành" trách nhiệm của một lực lƣợng đồng minh đối với Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc đã gây ra cho ngƣời dân Việt Nam vô vàn nỗi đau thƣơng và mất mát. Những vụ thảm

sát vốn đƣợc coi là đặc trƣng trong hoạt động tác chiến của các đơn vị quân đội Hàn Quốc tại chiến trƣờng miền Nam Việt Nam, đã góp phần làm cho cuộc chiến tranh vốn đã tàn khốc và phi nghĩa càng trở nên tàn khốc và phi nghĩa hơn. Điều đáng nói là, qua các hành động quân sự tàn bạo đó, chính họ đã làm méo mó hình ảnh trung thực về một đất nƣớc, con ngƣời Hàn Quốc vốn có lịch sử và nền văn hiến lâu đời.

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, trong gần 10 năm cùng quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa trên đất nƣớc Việt Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã gây ra vô vàn tội ác đối với ngƣời dân Việt Nam, góp sức cùng quân Mỹ biến Việt Nam và cả khu vực Đông Dƣơng lò lửa chiến tranh tàn khốc nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, thành tiêu điểm của cuộc Chiến tranh lạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Thế nhƣng, đối với không ít ngƣời, trong đó có cả nhiều ngƣời Hàn Quốc vẫn cho rằng, việc Chính phủ Pắc Chung Hy quyết định theo Mỹ, đƣa quân sang tham chiến ở Việt Nam là một quyết định đúng đắn và đã mang lại cho Hàn Quốc không ít lợi ích. Điều đó có thể đúng với cách nghĩ thông thƣờng và dựa trên những tính toán lợi ích - phí tổn (benefit - cost) của họ. Quả vậy:

Nếu xét trên bình diện chính trị thì việc Hàn Quốc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam không chỉ là dịp để chính giới Hàn Quốc bày tỏ và khẳng định "thái độ" cũng nhƣ "lập trƣờng" của mình đối với Mỹ trƣớc những vấn đề quốc tế lớn, mà còn là cơ hội để nƣớc này "trả bớt" những món nợ về "trách nhiệm đồng minh" mà ngƣời Mỹ đã cho họ "vay" từ nhiều năm trƣớc. Nhờ có việc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam, quan hệ Mỹ-Hàn đã đƣợc "thắt chặt" hơn bao giờ hết. Hàn Quốc từ vị trí lệ thuộc vào Mỹ nhƣ trƣớc đây, nay đã trở thành đồng minh thân cận. Riêng với Pắc Chung Hy, thông qua việc đƣa quân sang Việt Nam, ông đã củng cố vững chắc thêm

quyền lực của mình. Nếu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1963, Pắc Chung Hy chỉ hơn ngƣời về thứ hai có 150 nghìn phiếu, thì đến cuộc bầu cử năm 1967, nhờ lừa dối dƣ luận trong nƣớc, ông đã vƣợt ngƣời về thứ hai là Yun Bo Sun tới 1.160.000 phiếu, chiếm 74% số ghế trong Quốc hội Hàn Quốc[19: 158].

Trên bình diện kinh tế, thông qua việc đƣa quân sang tham chiến ở Việt Nam, nền kinh tế Hàn Quốc đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Vào thập kỷ 60, Hàn Quốc còn là một trong những nƣớc nông nghiệp nghèo nhất thế giới, tổng thu nhập quốc nội chƣa tới 1 tỉ đô la, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ mới đạt khoảng 80 đô la/ năm. Đời sống nhân dân lao động vô cùng cơ cực, ở nông thôn có nhiều gia đình đói ăn triền miên, ở thành phố phần lớn dân nghèo và học sinh không có việc làm, hàng triệu công nhân thất nghiệp.

Trong cuốn "Ký ức chiến tranh", thông qua lăng kính của những ngƣời lính tham chiến tại Việt Nam, tác giả Kim Jin Sun đã lột tả khá đầy đủ và sinh động tình hình xã hội cũng nhƣ đời sống của nhân dân Hàn Quốc lúc bấy giờ. Ông viết: "... khi về nƣớc tất cả sỹ quan đều đƣợc đem theo 2 thùng hàng. Nhƣng tôi không có mấy đồ để nhét. Bằng 349 lá thƣ của vợ, những vỏ đạn pháo của quân Giải phóng, tôi chỉ có thể xếp đầy đƣợc một thùng. Để xếp đầy thùng còn lại tôi đã ra chợ và mua những cục thiếc đƣợc nấu từ vỏ đạn. Đem những thứ này về Hàn Quốc tối thiểu cũng bán đƣợc gấp 3 lần. Nó đáng giá bằng hai tháng lƣơng của tôi .... Thời đó nếu đem vỏ đạn về Hàn Quốc bán có thể kiếm đƣợc khá tiền nên rất nhiều binh lính cứ bắn đạn bừa bãi sau đó thu vỏ đạn lại để đem về nƣớc... Trên thực tế, hầu hết sỹ quan đến Việt Nam với mục đích kiếm đƣợc chút tiền để về nƣớc. Thế nên đối với họ điều quan trọng không phải là chiến đấu hay tình hình chiến sự mà là buôn bán kiếm tiền"[19: 102-103].

Với một nền kinh tế nghèo nhƣ vậy, nhƣng nhờ "tăng cƣờng" mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là quyết định đƣa quân sang tham chiến tại Việt

Nam, mỗi năm chính quyền Pắc Chung Hy đã nhận đƣợc từ Mỹ hàng trăm triệu đô la viện trợ. Bên cạnh đó, chỉ trong 5 năm từ 1965 đến 1970, Mỹ đã chi cho quân Hàn Quốc đóng tại Việt Nam tổng cộng 930 triệu đô la, ngoài ra còn có tới 858 triệu đô la đƣợc chuyển về nƣớc thông qua các hoạt động mậu dịch, dịch vụ của hơn 10.000 ngƣời Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp của Mỹ và nƣớc ngoài. Số tiền của gần 400.000 lƣợt binh lính tham chiến ở Việt Nam gửi về cũng là những khoản tài chính không nhỏ, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế của Hàn Quốc. Đến năm 1971, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc đã đạt 285 đô la/ năm[32: 391], cao hơn gấp 3 lần so với năm 1961.

Trên lĩnh vực quốc phòngan ninh, trong thời gian Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ Hàn Quốc tăng hơn gấp 2 lần. Nếu nhƣ trong giai đoạn 1962-1965 (trƣớc khi Hàn Quốc đƣa quân sang Việt Nam), tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc là 908 triệu đô, bình quân mỗi năm là 227 triệu đô la, thì đến giai đoạn 1966-1971 (thời gian quân Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam), tổng số viện trợ quân sự nhƣ trên đạt tới 2 tỉ 22 triệu đô la, bình quân mỗi năm lên tới 370 đô la [20: 108]. Nhờ có các khoản viện trợ đó, Hàn Quốc đã từng bƣớc hiện đại hoá đƣợc quân đội, nâng cao sức chiến đấu, phát triển nền công nghiệp quốc phòng v.v...

Nhƣ vậy, lợi ích từ việc chính phủ Pắc Chung Hy quyết định đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam là không nhỏ. Điều này đã đƣợc chứng minh qua các con số, chỉ số tăng trƣởng kinh tế, quốc phòng của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cái giá mà Hàn Quốc phải trả cho những lợi ích ấy cũng không hề nhỏ.

Trên bình diện quốc tế, trong những năm Hàn Quốc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam, nƣớc này đã bị cộng đồng thế giới, không chỉ các quốc gia khối cộng sản hay các quốc gia thuộc thế giới thứ 3, mà còn cả nhiều nƣớc phƣơng Tây lên án gay gắt, vị thế của Hàn Quốc trên trƣờng quốc tế vì

thế cũng bị giảm sút mạnh. Liên tiếp trong nhiều năm, Hàn Quốc đã bị Phong trào không liên kết bỏ rơi. Năm 1966, tại Hội nghị đoàn kết nhân dân Á, Phi và Mỹ la tinh ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc

Một phần của tài liệu QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964 - 1973 (Trang 110 -110 )

×