Quân đội Hàn Quốc với chiến dịch "Thêm cờ" của Mỹ

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 62)

Trong số các nƣớc đồng minh của Mỹ đƣa quân sang Việt Nam tham chiến, Hàn Quốc là nƣớc tham gia tích cực nhất, có số quân đông nhất và đƣợc Mỹ đánh giá là tác chiến có hiệu quả nhất. Vậy, quân đội Hàn Quốc đã đến Việt Nam nhƣ thế nào ?

Ngày 23-4-1964, Tổng thống Mỹ chính thức phát động chiến dịch "Thêm cờ", nhằm lôi kéo các nƣớc đồng minh tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhƣng, không phải đến tận thời diểm đó Hàn Quốc mới có ý định đƣa quân sang Việt Nam tham chiến.

Đầu năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang trong giai đoạn quyết định nhất, Mỹ bắt đầu tính đến khả năng trực tiếp tham chiến. Theo dõi sát những diễn biến tại khu vực Đông Dƣơng, cuối tháng 1-1954, với tƣ cách là một đồng minh của Mỹ, trong "thế giới tự do", Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn gợi ý với phía Mỹ Hàn Quốc sẵn sàng đƣa một sƣ đoàn sang Việt Nam nhằm giúp Pháp đẩy lui "thế thƣợng phong" của lực lƣợng Việt Minh. Có hai mục đích đằng sau quyết định của Lý Thừa Vãn. Trƣớc hết là tham vọng cá nhân. Với vai trò là ngƣời lãnh đạo mặt trận chống cộng sản tại châu Á, Lý Thừa Vãn muốn củng cố vị thế chính trị của mình trong con mắt các nƣớc phƣơng Tây. Mặt khác, thông qua việc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam, Lý Thừa Vãn muốn tạo dựng uy tín để thuyết phục Mỹ chấp thuận và hỗ trợ tăng quy mô lực lƣợng lục quân Hàn Quốc từ 20 sƣ đoàn lên 25 sƣ đoàn. Đề nghị trên của Hàn Quốc đã không đƣợc chấp nhận. Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao lập luận rằng: "trong khi quân Mỹ đang phải đóng tại Hàn Quốc để bảo vệ phên dậu cho họ, thì quân Hàn Quốc lại bị điều đi khỏi bán đảo Triều Tiên để giải quyết những giao tranh tại nơi khác. Đó là điều không thể chấp nhận đƣợc"[39: 42]. Kế hoạch đƣa quân sang Việt Nam của Hàn Quốc vì thế cũng bị gác lại. Mặc dù vậy, Tổng thống Lý Thừa Vãn vẫn chƣa từ bỏ ý định trƣớc đây của mình đối với cuộc chiến tại Đông Nam Á. Năm 1955, Hàn Quốc chính thức công nhận Chính phủ Việt Nam cộng hoà và thƣờng xuyên tiến hành các cuộc trao đổi quân sự. Điều đó đã tạo tiền đề thuận lợi để Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục theo đuổi ý định đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam và tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ.

Năm 1961, Trung tƣớng Pắc Chung Hy tiến hành vụ đảo chính quân sự lật đổ chính phủ, và trở thành vị Tổng thống thứ 3 của nƣớc Đại Hàn dân quốc. Ngay sau khi trở thành Tổng thống, Pắc Chung Hy đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các đảng phái chính trị và các tầng lớp nhân dân Hàn Quốc về tính hợp hiến của chiếc ghế mà ông đang chiếm giữ. Không những vậy, ông còn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, lạc hậu đã kéo dài nhiều năm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Tổng thống Pắc Chung Hy từ bỏ ý định đƣa quân sang tham chiến tại Nam Việt Nam. Tháng 6-1961, ngay sau khi thành lập Chính phủ mới, Pắc Chung Hy đã cử một phái đoàn quân sự do tƣớng Sim Hông Sơn dẫn đầu sang miền Nam Việt Nam để tìm hiểu tình hình chiến sự ở đây. Tiếp đó, tháng 11-1961, tại Hội nghị các bộ trƣởng Việt Nam cộng hoà và Hàn Quốc, Lý Hu Rác (Lee Hu Rak), Trƣởng ban thƣ ký Uỷ ban tái thiết quốc gia do Pắc Chung Hy đứng đầu, đã chính thức bày tỏ ý định đƣa quân Hàn Quốc sang chiến đấu tại Nam Việt Nam. Ông nói: "Chính phủ chúng tôi tuyệt nhiên không bỏ qua khủng hoảng tại Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian gần nhất sẽ thành lập và đƣa sang Việt Nam một đội cố vấn quân sự gồm những tƣớng lĩnh có kinh nghiệm và đã từng trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên"[28: 4].

Cũng trong tháng 11, Pắc Chung Hy đến thăm Mỹ nhân dịp Tổng thống Ken-nơ-đi chính thức nhậm chức.Trong hai phiên hội đàm cấp cao với quan chức Mỹ, Pắc Chung Hy đã chính thức đề nghị phía Mỹ tăng cƣờng giúp Hàn Quốc phát triển kinh tế, đồng thời dùng các biện pháp để ổn định tình hình trong nƣớc. Trong các cuộc hội đàm đó, Ông còn nhiều lần đề cập đến việc Hàn Quốc hiện đang có gần 1 triệu quân thiện chiến trong chiến tranh du kích, vì vậy nếu Mỹ đồng ý hỗ trợ hậu cần cho quân viễn chinh Hàn Quốc thì nƣớc này sẵn sàng đƣa một số đơn vị chiến đấu sang Việt Nam. Kết thúc chuyến thăm, Pắc Chung Hy đã nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của Tổng thống Ken-nơ-đi về kế hoạch phát triển kinh tế và kế hoạch ổn định tình hình

chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, đề nghị của Hàn Quốc về việc đƣa quân sang tham chiến ở Việt Nam chỉ mới đƣợc Mỹ đƣa vào các biên bản ghi nhớ. Theo nhiều nhà phân tích, sở dĩ vào thời điểm đó Mỹ không mấy "mặn mà" với đề nghị này của Hàn Quốc là do, cho đến lúc ấy, Tổng thống Ken-nơ-đi vẫn đang giữ thái độ dè dặt về việc đƣa quân vào Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến. Mặt khác, Mỹ vẫn coi Việt Nam là một vấn đề đơn giản, và nếu cần, chỉ một mình Mỹ cũng đủ giành thắng lợi ở Việt Nam.

Ba năm sau, khi ảo tƣởng về một thế siêu cường của Mỹ trên chiến trƣờng Việt Nam không còn, ngày 9-5-1964, đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc đã phải chuyển bức thƣ của Tổng thống Giônxơn gửi Pắc Chung Hy với đề nghị, yêu cầu Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam giúp Mỹ. Theo yêu cầu của Mỹ, Tổng thống Pắc Chung Hy đã phái một phái đoàn khảo sát gồm 15 ngƣời sang Việt Nam để nghiên cứu tình hình. Tiếp đó, đầu tháng 9-1964, sau khi đƣợc Quốc hội tán thành với số phiếu 100%, Tổng thống Pắc Chung Hy ra lệnh cho Bộ quốc phòng xúc tiến kế hoạch, đƣa một đội quân 2.000 ngƣời gồm lính công binh, nhân viên y tế, võ sƣ Taekwondo... trong lực lƣợng "Chim bồ câu" sang Việt Nam. Ngày 25-2-1965, đơn vị đầu tiên của lực lƣợng này là một bệnh viện dã chiến, với gần 200 nhân viên cả quân và dân y đã tới Biên Hoà. Các đơn vị còn lại nhƣ: tiểu đoàn công binh, đại đội vận tải, tiểu đoàn an ninh v.v... lần lƣợt có mặt tại Nam Việt Nam vào tháng 3-1965. Nhƣ vậy, cho đến thời điểm này, Hàn Quốc vẫn chƣa đƣa các đơn vị chiến đấu sang Nam Việt Nam.

Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ, Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, đồng thời quyết định ồ ạt đƣa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc. Ngày 8-2-1965, Mỹ đƣa tiểu đoàn tên lửa phòng không "Hốc" vào Đà Nẵng. Ngày 2-3-1965, không quân Mỹ đƣợc lệnh thực hiện chiến dịch "Sấm rền". Ngày 8-3-1965, hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ số 1 và 3 thuộc Lữ đoàn

hải quân viễn chinh số 9 đổ bộ vào Đà Nẵng. Mặc dù, đế quốc Mỹ đã cố sức giữ cho chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt khỏi bị thất bại, song hơn 6 tháng ném bom miền Bắc, Mỹ không bẻ gãy đƣợc ý chí của nhân dân Việt Nam, không ngăn chặn đƣợc luồng chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Tại miền Nam Việt Nam, từ trận Ba Gia năm 1964 báo hiệu chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt của Mỹ có nguy cơ thất bại, đến trận Đồng Soài, Ba Gia mùa Hè 1465, chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt bị phá sản hoàn toàn.

Thất bại của Mỹ, ngụy đã dẫn đến sự sa sút trầm trọng hơn về tinh thần, ý chí của binh lính quân đội Sài Gòn và làm tăng sự mất ổn định về chính trị của Nam Việt Nam . Mặc dù vậy, Mỹ vẫn quyết không bỏ cuộc. Vì sự tồn vong của chiến lƣợc toàn cầu, đế quốc Mỹ quyết tâm chuyển sang thực hiện chiến lƣợc Chiến tranh cục bộ, đƣa quân Mỹ và quân đội một số nƣớc đồng minh vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tiến hành chiến tranh, mở rộng thêm quy mô và tăng cƣờng cƣờng độ đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Để "Mỹ hoá" cuộc chiến tranh, ngày 1-4-1965, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn quyết định đƣa thêm một bộ phận quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và tăng cƣờng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc với mục đích làm cho "cột sống của Hà Nội mềm đi" để phải chịu những điều kiện thƣơng lƣợng do Mỹ áp đặt và từ bỏ chi viện cho cách mạng miền Nam. Hội đồng an ninh Mỹ đã cụ thể hoá quyết định của L.Giônxơn thành 11 biện pháp thực hiện trong Bị vong lục về an ninh quốc gia số 328- NSAM ngày 6-4-1965, trong đó có 4 biện pháp chủ yếu và quan trọng:

1. Tổng thống chuẩn y tăng thêm 18.000 đến 20.000 quân trong các lực lƣợng hỗ trợ của Mỹ để bổ sung cho các đơn vị hiện có và cung cấp số nhân viên hậu cần cần thiết.

2. Triển khai thêm 2 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 1 phi đoàn lính thuỷ đánh bộ và những bộ phận kết hợp về chỉ huy và hỗ trợ.

3. Thay đổi nhiệm vụ của tất cả những đơn vị lính thuỷ đánh bộ đƣợc triển khai hƣớng vào Việt Nam, để có thể sử dụng những đơn vị này một cách tích cực hơn, theo những điều kiện sẽ đƣợc quy định và Bộ trƣởng quốc phòng thông qua sau khi tham khảo ý kiến của Bộ trƣởng ngoại giao.

4. Tổ chức thăm dò và triển khai quân đồng minh, song song với việc triển khai lực lƣợng lính thuỷ đánh bộ Mỹ đã đƣợc phê chuẩn.

Thực hiện những quyết định trong Bị vong lục về an ninh quốc gia số 328-NSAM, đế quốc Mỹ một mặt gấp rút đƣa vào miền Nam Việt Nam Lữ đoàn dù 173, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 và 4 thuộc Sƣ đoàn 3 thuỷ quân lục chiến, Phi đoàn máy bay hải quân số 1 của lính thuỷ đánh bộ và Bộ tƣ lệnh Hậu cần số 1 (nâng tổng số quân Mỹ cuối tháng 5 lên 82.000 tên); mặt khác, thúc ép các nƣớc đồng minh nhanh chóng "thực hiện" các cam kết với Mỹ. Kết quả trong những tháng đầu năm 1965, các nƣớc nhƣ Ôxtrâylia, Niu Di-lân,Thái Lan, Phi-lip-pin đã lần lƣợt triển khai lực lƣợng lính chiến của mình tới Việt Nam.

Riêng với Hàn Quốc, mặc dù trong chuyến thăm Mỹ tháng 5- 1965, Tổng thống Pắc Chung Hy đã cơ bản nhất trí việc triển khai một sƣ đoàn quân Hàn Quốc vào Việt Nam và bản thân ông cũng đã chuẩn cho vấn đề này từ nhiều tháng trƣớc đó, nhƣng khi biết Mỹ đang "quá cần" sự tham gia của quân đội các nƣớc đồng minh, Pắc Chung Hy đã không ngần ngại đƣa ra các điều kiện "mặc cả" với Mỹ. Ngày 23-6-1965, trong cuộc họp cấp cao giữa Mỹ và Hàn Quốc, Bộ trƣởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Sung Eun đã đƣa ra bản đề nghị 10 điểm (Hàn Quốc yêu cầu Mỹ phải đáp ứng trƣớc khi họ đƣa sƣ đoàn lính chiến tới Việt Nam) trong đó yêu cầu[37: 113]:

1- Mỹ phải giữ nguyên số quân hiện có của họ đang đóng tại Hàn Quốc.

2- Trang bị 100% cho 3 sƣ đoàn dự bị, 17 sƣ đoàn lính thƣờng trực và sƣ đoàn lính thủy đánh bộ Hàn Quốc.

3- Giữ nguyên mức viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc nhƣ trƣớc đây. 4- Mỹ phải thông báo trƣớc cho phía Hàn Quốc về nhiệm vụ, khu vực đảm trách, nguyên tắc đảm bảo hậu cần cho các đơn vị quân Hàn Quốc khi sang Việt Nam.

5- Thành lập tổ công tác Hàn-Mỹ để xem xét vấn đề tổ chức các đơn vị quân Hàn Quốc tại Việt Nam.

6- Mỹ có trách nhiệm phải trang bị các phƣơng tiện thông tin liên lạc, phƣơng tiện đi lại cho các đơn vị quân Hàn Quốc tại Việt Nam cũng nhƣ giữa Hàn Quốc với Bộ tƣ lệnh Hàn Quốc tại Việt Nam.

7- Cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lƣơng, phụ cấp, tiền ốm đau và tử tuất cho sỹ quan và binh sỹ Hàn Quốc giống nhƣ cho sỹ quan và binh sỹ Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Mỹ có trách nhiệm phải trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị cho lực lƣợng quân Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam.

9- Cung cấp toàn bộ phƣơng tiện đi lại để đƣa lính Hàn Quốc tới Việt Nam cũng nhƣ từ Việt Nam về Hàn Quốc sau khi hết thời gian phục vụ.

10- Cung cấp cho Hàn Quốc 4 máy bay vận tải C-123 để làm công tác tải và liên lạc giữa Hàn Quốc và Việt Nam [37: 133-135].

Trƣớc những yêu cầu đó, Mỹ không phải không có những "con át chủ bài" để buộc Hàn Quốc phải phải nhƣợng bộ. Ngay sau khi Hàn Quốc đƣa ra đề nghị 10 điểm, Mỹ đã có phản ứng ngay lập tức bằng việc đe doạ sẽ rút 2 sƣ đoàn quân Mỹ với gần 50.000 quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ "phên dậu" cho Hàn Quốc để đƣa tới Việt Nam, với lời giải thích "Nếu Mỹ phải gửi quân với quy mô lớn sang Việt Nam, thì số quân thƣờng trực của họ hiện nay không đủ, vì vậy việc rút toàn bộ lực lƣợng quân Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc để đƣa sang Việt Nam là điều không tránh khỏi"[37: 118].

Tuyên bố của Mỹ ngay sau đó đã có tác dụng. Sau nhiều vòng đàm phán, cuối cùng Hàn Quốc đã chấp thuận các yêu cầu của Mỹ. Tháng 8-1965,

hai nƣớc đã ký một hiệp ƣớc, theo đó Mỹ chỉ chấp nhận đáp ứng một số yêu cầu trong đề nghị 10 điểm của Hàn Quốc trƣớc đây:

1- Mỹ có trách nhiệm trang bị đầy đủ cho số lính Hàn Quốc sang tham chiến ở Việt Nam.

2- Giúp Hàn Quốc về tài chính để hiện đại hoá 18 sƣ đoàn quân chính quy trên các lĩnh vực: thông tin liên lạc, pháo binh, giao thông vận tải v.v...

3- Mỹ sẽ đảm bảo cung cấp và chi trả đầy đủ các khoản lƣơng, phụ cấp, tiền ốm đau, tử tuất cho sỹ quan và binh sỹ Hàn Quốc nhƣ cho sỹ quan và binh sỹ các nƣớc châu Á khác tham chiến tại Việt Nam.

4- Tăng mức viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc lên 7 triệu đô la so với năm 1964.

Sau khi ký hiệp ƣớc, ngày 19-8-1965, Nghị viện Hàn Quốc đã thông qua đạo luật, cho phép triển khai sƣ đoàn "Thủ Đô" tới miền Nam Việt Nam (khi đến Việt Nam Sƣ đoàn này có phiên hiệu là Sƣ đoàn "Mãnh Hổ").

Cơ cấu tổ chức của sư đoàn "Mãnh Hổ" tại Việt Nam

Sƣ đoàn "Mãnh Hổ" thành lập ngày 20-6-1949, lúc đầu là Sƣ đoàn phòng vệ Thủ đô Hán Thành, sau đổi thành Sƣ đoàn Thủ đô. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Sƣ đoàn đã tham gia nhiều chiến dịch lớn tại các khu vực rừng núi Triều Tiên, và đƣợc coi là một trong những sƣ đoàn thiện chiến nhất trong chiến tranh du kích.

Khi tới Việt Nam, Sƣ đoàn "Mãnh Hổ" có 18.111 quân (nhiều hơn các sƣ đoàn khác gần 5.000 quân). Sở chỉ huy đóng tại thung lũng Vân Canh tỉnh Bình Định, do Thiếu tƣớng Lee Hyung Hyun làm Tƣ lệnh và Thiếu tƣớng Lee Pong Joon làm Phó tƣ lệnh. Theo thoả thuận giữa Bộ quốc phòng Hàn Quốc và Bộ tƣ lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV), khi tới Nam Việt Nam Sƣ đoàn "Mãnh Hổ" có nhiệm vụ trấn giữ toàn bộ khu vực phía bắc Vùng II chiến thuật, là vùng mà phía Mỹ coi là địa bàn chiến lƣợc quan trọng. Vùng đất này chạy dài từ biển Đông đến giáp với Hạ Lào và Đông bắc

Cămpuchia, nếu làm chủ đƣợc khu vực này không những chia cắt, cô lập đƣợc chiến chiến trƣờng miền Nam Việt Nam với miền Bắc Việt Nam mà còn làm chủ đƣợc trục đƣờng 19 bắt đầu từ Quy Nhơn (Bình Định) qua An Khê

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)