Ngày 15-8-1945, nƣớc Nhật quân phiệt đầu hàng đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, đó cũng là ngày Quân đội Liên Xô và quân đội cách mạng nhân dân Triều Tiên đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc Triều tiên tới vĩ tuyến 38. Căn cứ vào hiệp định đƣợc ký kết giữa Liên Xô và Mỹ trƣớc ngày Nhật Bản đầu hàng, ngày 9-8-1945, quân Mỹ đã đổ bộ vào miền Nam Triều Tiên từ vĩ tuyến 38.
Trong "Tuyên bố Cairô 1943", cũng nhƣ trong "Thông cáo Pốtxđam 1945", các nƣớc Đồng mimh cam kết tôn trọng nền độc lập của Triều Tiên.
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng, các đảng phái và nhân sỹ yêu nƣớc Triều Tiên đã thành lập tại Hán Thành (Seoul), một Uỷ ban trù bị. Tháng 9-1945, Đại hội Đại biểu nhân dân tại Hán Thành chính thức tuyên bố thành lập Nƣớc cộng hoà nhân dân Triều Tiên. Nhiều địa phƣơng ở miền Nam Triều Tiên, nhân dân đã tiếp quản chính quyền của Nhật, thành lập các Uỷ ban nhân dân.
Tại miền Bắc Triều Tiên, những ngƣời Cộng sản Triều Tiên đã cùng với các đảng phái dân chủ thành lập các Uỷ ban nhân dân. Tháng 10-1945, Đảng Cộng sản Triều tiên đã đƣợc thành lập, do Kim Nhật Thành làm Bí thƣ. Ngày 9 tháng 8-1946, Đảng cộng sản Triều Tiên hợp nhất với Đảng tân dân thành Đảng lao động Triều Tiên. Tháng 2-1947, Hội nghị nhân dân Bắc Triều Tiên (Quốc hội) và Uỷ ban nhân dân Bắc Tiều Tiên do Kim Nhật Thành làm Uỷ viên trƣởng đã thành lập.
Sau khi chiếm đóng miền Nam Triều Tiên, Mỹ tuyên bố thành lập chính quyền quân quản, giải tán các Uỷ ban địa phƣơng, cấm tất cả các đảng phái và các tổ chức xã hội hoạt động, thành lập nghị viện dân chủ với tính chất là một cơ quan tƣ vấn do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Nguyện vọng hoà bình, thống nhất tổ quốc của nhân dân Triều Tiên và cam kết của đồng minh tôn trọng chủ quyền độc lập của Triều Tiên đã bị cản trở do ý đồ can thiệp từ bên ngoài.
Thực hiện cam kết của đồng minh về vấn đề Triều Tiên, tháng 2 năm 1945, ngoại trƣởng ba nƣớc Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp tại Mát-xcơ-va, quyết định thành lập Uỷ ban Liên hợp gồm các đại diện quân sự của Mỹ và Liên Xô, nhằm phối hợp với các đảng phái dân chủ và đoàn thể xã hội Triều Tiên thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời, từng bƣớc thực hiện độc lập và thống nhất Triều Tiên. Nhƣng rồi, Uỷ ban Liên hợp đã không có bất cứ một quyết định nào. Tháng 9-194, phía Mỹ đơn phƣơng đƣa vấn đề Triều Tiên ra thảo luận ở Liên Hợp quốc. Sau các cuộc thảo luận, Liên Hợp quốc đã quyết định thành lập một "Uỷ ban lâm thời" về vấn đề Triều Tiên, Uỷ ban này đƣợc
giao quyền giám sát cuộc bầu cử thành lập chính phủ toàn Triều Tiên. Trên thực tế, Uỷ ban lâm thời về vấn đề Triều Tiên của Liên Hợp quốc do Mỹ thao túng. Do vậy, nghị quyết này của Liên Hợp quốc đã bị Liên Xô bác bỏ, các đảng phái dân chủ, đoàn thể xã hội Triều Tiên cũng phản đối.
Mặc dầu vậy, ngày 10-5-1948, phía Mỹ đã đơn phƣơng tổ chức bầu cử riêng rẽ ở Nam Triều Tiên dƣới sự giám sát của Uỷ ban lâm thời của Liên Hợp quốc về vấn đề Triều Tiên. Ngày 15-8, tuyên bố thành lập Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc) do Lý Thừa Vãn làm Tổng thống, lấy Hán Thành làm thủ đô.
Trƣớc tình hình đó, tháng 8-1948 Đảng lao động cùng các đảng phái dân chủ, đoàn thể xã hội đã tổ chức bầu cử ở Bắc Triều Tiên. Ngày 9-9-1948, Bắc Triều Tiên tuyên bố thành lập nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, lấy Bình Nhƣỡng làm thủ đô.
Tuân thủ các cam kết đã đạt đƣợc trong Hội nghị Yanta giữa các Cƣờng quốc Liên Xô, Mỹ và Anh sau Chiến tranh thế giới thứ II, tháng 9- 1949, Quân đội Liên Xô rút khỏi Bắc Triều Tiên. Quân đội Mỹ cũng rút khỏi Nam Triều Tiên từ tháng 6-1949, nhƣng vẫn để lại một Đoàn cố vấn quân sự gồm khoảng 500 sỹ quan và nhân viên quân sự, làm nhiệm vụ kiểm soát và điều hành bộ máy Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời nghiên cứu và lên kế hoạch tiến công xâm lƣợc Bắc Triều Tiên.
Theo các tài liệu do Quân đội Bắc Triều Tiên thu giữ đƣợc trong đợt tiến công vào Hán Thành diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 6-1950, ngay từ tháng 8-1949, Mỹ và Hàn Quốc đã hoàn chỉnh kế hoạch tiến công Bắc Triều Tiên. Phƣơng án đầu tiên của kế hoạch này là: dùng các đơn vị nhỏ tiến hành khiêu khích khu vực biên giới Keasong để nghi binh, sau đó ồ ạt đổ bộ vào bờ biển phía Đông và Tây của Bắc Triều Tiên. Đầu năm 1950, phƣơng án trên bị huỷ bỏ, thay vào đó, các cố vấn quân sự Mỹ đƣa ra phƣơng án mới với nội
dung, tập trung toàn bộ binh lực quân đội Hàn Quốc, liên tiếp mở các cuộc tiến công quy mô lớn trên toàn tuyến, ngang vĩ tuyến 38 [47: 130].
Nhƣ vậy, cam kết của các nƣớc đồng minh tôn trọng độc lập và thống nhất của Triều Tiên đã không đƣợc thực hiện. Đất nƣớc Triều tiên bị chia cắt. Nhà cầm quyền Mỹ đã khuyến khích và tài trợ cho các cổ vũ hoạt động chống Cộng ở Nam Triều Tiên, coi Triều Tiên là địa bàn quan trọng của bàn cờ chiến tranh trên phạm vi toàn thế giới. Ngày 19-6-1949, trong bài diễn văn đọc trƣớc Quốc hội Nam Triều Tiên sau chuyến thị sát 2 ngày tại khu vực Vĩ tuyến 38, cố vấn Bộ ngoại giao Mỹ Đa-lét tuyên bố "Nƣớc Mỹ sẵn sàng cung cấp mọi viện trợ cần thiết về tinh thần và vật chất cho miền Nam Triều Tiên đang anh dũng đấu tranh với chủ nghĩa Cộng sản"[26: 62]. Tiếp đó, tháng 1- 1950, không giấu giếm tham vọng của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên, ngoại trƣởng Mỹ Đin-A-chi-sơn một lần nữa công khai khẳng định "Triều Tiên là một trong những khu vực quan trọng mà Mỹ phải có trách nhiệm trực tiếp, đó không chỉ là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu thiết yếu mà còn là địa bàn quân sự chiến lƣợc, từ đó Mỹ có thể áp đảo, khống chế thậm chí tiến công Liên Xô và Trung Quốc"[47: 129].
.Nhƣ vậy, với ý đồ nhằm bao vây, kiềm chế các nƣớc xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á và Nam Á, Mỹ đã từng bƣớc biến Triều Tiên thành bàn đạp tiến công, bao vây phong trào cách mạng thế giới, thành một mắt xích trọng yếu trong chiến lƣợc toàn cầu của họ. Quá trình "Mỹ hoá" Hàn Quốc thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đƣợc Nhà Trắng đồng thời thực hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó chính trị và quân sự là 2 mũi đột phá chủ yếu. Trong lĩnh vực quân sự, chỉ vài ngày sau khi dựng lên nƣớc Đại Hàn dân quốc, Mỹ đã bí mật ký với nƣớc này một hiệp ƣớc quân sự. Theo đó, trong thời gian từ 2 đến 3 năm Mỹ có trách nhiệm sẽ giúp Hàn Quốc xây dựng một đội quân nhà nghề đƣợc trang bị và huấn luyện theo mô hình của quân đội Mỹ. Tháng 1-1950, hai nƣớc đã ký tiếp
"Hiệp ƣớc tƣơng trợ và phòng thủ chung Mỹ-Hàn", quy định quy mô và cách thức sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc.
Trên cơ sở của các hiệp ƣớc đã ký, cuối năm 1948, Mỹ mở trƣờng đào tạo sỹ quan cho quân đội Nam Triều Tiên. Học viên trƣờng này do Mỹ trực tiếp tuyển chọn, chủ yếu là những sỹ quan, quân nhân đã từng phục vụ trong quân đội Nhật, ngụy quân Mãn Châu trong đội quân Quan Đông, hoặc con em của một số công chức Hàn Quốc có quan điểm thân Mỹ. Tháng 3-1949, đƣợc Mỹ hậu thuẫn, Quốc hội Hàn Quốc đã ban hành lệnh Tổng động viên, kêu gọi thanh niên nhập ngũ, lấy cớ là để chống lại "Mối hiểm hoạ quân sự từ phía Bắc".
Lệnh tổng động viên thực sự đã góp phần quan trọng biến phần phía Nam bản đảo Triều Tiên thành cỗ máy chiến tranh. Lực lƣợng quân đội vì thế cũng không ngừng gia tăng. Đến giữa năm 1949, chỉ tính riêng lực lƣợng Lục quân, Hàn Quốc đã có tới 8 sƣ đoàn. Con số này lên tới hơn 100.000 ngƣời vào đầu năm 1950. Ngoài lực lƣợng Lục quân, Hàn Quốc còn tổ chức thêm 5 lữ đoàn Địa phƣơng quân và một số đơn vị Đặc nhiệm với tổng số quân là 50.000 ngƣời.
Cùng với việc tăng nhanh lực lƣợng lục quân, lực lƣợng phòng không
-không quân và hải quân Hàn Quốc thời kỳ này cũng có bƣớc gia tăng đột biến. Quân chủng phòng không-không quân có khoảng 3.000 sỹ quan, binh sỹ, 40 máy bay chiến đấu, 3 sƣ đoàn pháo phòng không. Hải quân có 15.000 sỹ quan và thuỷ thủ, với 71 tàu chiến các loại, 1 trung đoàn thuỷ quân lục chiến, hàng chục đội tàu tuần tra ven sông và ven biển. Phần lớn vũ khí, khí tài của 2 quân chủng này đều do Mỹ trang bị . Nhiều sỹ quan đƣợc đào tạo tại Mỹ hoặc do Mỹ đào tạo tại các căn cứ quân sự của họ ở nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, cho đến thời điểm trƣớc khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quân đội Hàn Quốc đã có tới 168.000 sỹ quan và binh sỹ,
hàng chục phi đội máy bay chiến đấu và tàu chiến. Đặc biệt hơn là tất cả các đơn vị quân đội Hàn Quốc từ cấp đại đội trở lên, đều đƣợc huấn luyện theo điều lệnh và phƣơng thức tác chiến của quân đội Mỹ, chịu sự chỉ huy và điều hành gián tiếp của các cố vấn và chuyên gia quân sự Mỹ.
Nhằm đảm bảo vũ khí trang bị cho quân đội Hàn Quốc, trong 2 năm 1949 và 1950 Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ 185 triệu đô la, cùng hàng nghìn tấn vũ khí, trang bị cho quân đội nƣớc này. Chỉ tính riêng năn 1949, Mỹ đã chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc 140.000 súng trƣờng các loại, 2000 vũ khí chống tăng Badôca, 4900 xe vận tải quân sự, xe tăng, máy bay, cùng hàng nghìn khẩu pháo, cối từ 38 tới 105mm. Con số này còn tăng lên gấp nhiều lần vào những năm chiến tranh[47: 130].
Nhƣ vậy, mƣu đồ bá chủ thế giới cùng với việc vũ trang hoá phần phía Nam bán đảo Triều Tiên của Mỹ là nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu ở Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ.
Kết thúc chiến tranh, phía Bắc Triều Tiên đã thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm. Thực hiện đình chỉ chiến sự và rút toàn bộ quân đội sang bên kia vĩ tuyến 38 và chờ một hội nghị chính trị để giải quyết vấn đề hoà bình trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, do âm mƣu chiếm đóng lâu dài của Mỹ, Hội nghị chính trị cấp cao về vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên đã không đƣợc thực hiện. Cuối năm 1953, tức là chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, Mỹ đã ký với chính phủ của Lý Thừa Vãn "Hiệp ƣớc tƣơng trợ an ninh", cho phép quân đội Mỹ đƣợc chiếm đóng lâu dài tại Hàn Quốc. Tiếp đó, nhằm quân phiệt hoá và nô dịch phần phía Nam bán đảo Triều Tiên, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã ký với Hàn Quốc hàng loạt hiệp ƣớc bất bình đẳng phục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ.
Năm 1957, Mỹ đã ký với Hàn Quốc Hiệp định thƣơng mại. Hiệp định này cho phép hàng hoá Mỹ đƣợc phép thâm nhập ồ ạt vào thị trƣờng Hàn
Quốc với biểu thuế thấp. Năm 1960, ký Hiệp định đầu tƣ nƣớc ngoài, buộc Hàn Quốc phải giành "đặc quyền" cho các nhà đầu tƣ Mỹ v.v...
Nhƣ vậy, trên cơ sở của các hiệp định, hiệp ƣớc đã ký, Mỹ từng bƣớc biến Hàn Quốc không chỉ trở thành thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá, nơi đầu tƣ béo bở của các tập đoàn, công ty Mỹ mà còn trở thành địa bàn quân sự chiến lƣợc, từ đó họ không chỉ "khống chế" nƣớc này, mà còn không ngừng mở rộng ảnh hƣởng của mình sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Đối với Hàn Quốc, nhờ có các khoản đầu tƣ và viện trợ (kể cả viện trợ quân sự) của Mỹ, nền kinh tế nƣớc này đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Nếu nhƣ vào thời kỳ trƣớc chiến tranh (1950-1953), Hàn Quốc vẫn còn là một trong những nƣớc nghèo nhất thế giới, thì đến thời kỳ sau chiến tranh, đặc biệt là vào đầu những năm 60, nhờ sự viện trợ của Mỹ, thu nhập đầu ngƣời của nƣớc này đã có những bƣớc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự "phồn thịnh" đó của nền kinh tế nƣớc này là sự phụ thuộc về chính trị, quân sự của Hàn Quốc vào cỗ máy chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ. Việc quân đội Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam đã là một minh chứng cho quan điểm đó.