Quân đội Hàn Quốc và chính sách "quốc tế hoá" cuộc Chiến tranh Việt Nam của Mỹ

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 94)

Việt Nam của Mỹ

Trong cuộc chiến tranh xâm lƣợcViệt Nam, với âm mƣu đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, đồng thời chứng minh cho thế giới hiểu rõ thế nào sức mạnh bất khả chiến bại của Mỹ, đế quốc Mỹ đã huy động đến mức tối đa tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và quân sự của họ, hòng đè bẹp tinh thần cách mạng của cả một dân tộc đang chiến đấu vì độc lập, tự do.

1945) hay chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) thì cuộc chiến tranh Việt Nam vƣợt lên cả thời gian, chi phí và tổn thất về sinh mạng. Trong cuộc chiến tranh này, đế quốc Mỹ đã phải tiêu tốn tới 676 tỉ đô la (tính từ 1954-1975), so với cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất là 25 tỉ, Chiến tranh thế giới thứ II là 341 tỉ và cuộc chiến tranh Triều Tiên là 54 tỉ. Đây quả là một con số không nhỏ và nằm ngoài cả ý muốn và dự kiến ban đầu của chính quyền Mỹ. Trong 9 năm trực tiếp tham chiến tại Việt Nam (1964-1973), Mỹ phải chi bình quân mỗi ngày cho cỗ máy chiến tranh hơn 80 triệu đô la, tiền thuế ở Mỹ vì thế cũng tăng gấp 3 lần so với trƣớc chiến tranh. Cứ 100 đô la tiền thuế thu đƣợc từ nhân dân Mỹ, thì có 52,9 đô la chi cho quân sự, trong đó có 19,5 đô la chi cho chiến tranh Việt Nam. Về sinh mạng, trong 9 năm đó, có khoảng 580 nghìn binh sỹ Mỹ thiệt mạng, cao hơn gấp nhiều lần so với các cuộc chiến tranh kể trên [2: 496].

Bên cạnh đó, để lừa gạt dƣ luận và che lấp bản chất xâm lƣợc của cuộc chiến tranh, Mỹ còn dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính quyền tay sai, xây dựng và tổ chức quân đội ngụy đông tới hàng chục vạn quân với đầy đủ các quân, binh chủng đƣợc Mỹ trang bị hiện đại và tối tân nhất lúc bấy giờ.

Không dừng lại ở đó, với âm mƣu "quốc tế hoá" cuộc chiến tranh, Mỹ còn dựng lên cái gọi là "Quân đội thế giới tự do chống cộng sản" nhằm lôi kéo các nƣớc đồng minh đƣa quân vào Việt Nam tham chiến, để "chia sẻ " bớt gánh nặng chiến tranh cho Mỹ, đồng thời thực hiện những âm mƣu lâu dài trong chiến lƣợc châu Á-Thái Bình Dƣơng của Mỹ.

Thực hiện chính sách quốc tế hoá cuộc chiến tranh Việt Nam, tháng 4- 1964, Tổng thống Mỹ chính thức phát động chiến dịch "Thêm cờ" nhằm lôi kéo các nƣớc đồng minh đƣa quân vào tham chiến tại Việt Nam. Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, chiến dịch "Thêm cờ" không chỉ đơn thuần là vấn đề giải quyết nguồn nhân lực cho cuộc chiến hay để lừa gạt dƣ luận thế

giới mà ẩn sau đó còn là một mƣu đồ lớn hơn trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ.

Để thấy rõ điều này chúng ta hãy nhìn lại chính sách Việt Nam và Đông Dƣơng của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Năm 1947, khi thực hiện "Chiến lƣợc ngăn chặn" với mục tiêu chủ yếu là bao vây Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Mỹ đã đặc biệt chú ý tới vai trò của nƣớc Pháp. Việc Nhà Trắng đánh giá cao vai trò và vị trí của Pháp xuất phát từ hai lý do: thứ nhất, Pháp là nƣớc đồng minh của Mỹ ở châu Âu lại có vị trí đắc địa, có ảnh hƣởng không nhỏ đối với các nƣớc Tây Âu. Vì vậy, Mỹ cho rằng nếu lôi kéo và khống chế hoàn toàn đƣợc nƣớc Pháp cũng có nghĩa là việc mở rộng đồng minh sang châu Âu xẽ gặp không mấy khó khăn, điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ giành thắng lợi trong "Chiến lƣợc ngăn chặn". Thứ hai: Pháp đang "sở hữu" Việt Nam và Đông Dƣơng, cửa ngõ chiến lƣợc của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Với hai lý do trên, Mỹ đã cố tranh thủ Pháp. Đây cũng là nhân tố quyết định tạo nên sự thay đổi căn bản trong chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng. Mỹ từ chỗ lúc đầu phản đối, nay chuyển sang giúp Pháp bằng viện trợ kinh tế và quân sự.

Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, cùng với việc Mỹ mất độc quyền vũ khí nguyên tử đã chứng minh "Chiến lƣợc ngăn chặn" của Mỹ không thể cản đƣợc bƣớc tiến của các trào lƣu cách mạng.Với chủ trƣơng không để cho một quốc gia cộng sản nào xuất hiện ở châu Á, Mỹ đã có sự điều chỉnh chiến lƣợc: bố trí hệ thống căn cứ quân sự quanh các nƣớc xã hội chủ nghĩa; xây dựng "vành đai chiến lƣợc Nhật Bản- Nam Triều tiên- Đài Loan"; tiến hành chiến tranh Triều Tiên nhằm đẩy lui chủ nghĩa cộng sản. Đối với các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc cũ, Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, âm mƣu kìm giữ các nƣớc đó trong quỹ đạo của Mỹ. Đồng thời, Mỹ nhận ra hƣớng yếu nhất trong chiến lƣợc ngăn chặn của Mỹ ở châu Á là vùng

Đông Nam Á, một khu vực có tầm quan trọng chiến lƣợc. Ở Đông Nam Á, Mỹ coi Đông Dƣơng có vị trí then chốt và chủ trƣơng cần thiết phải ngăn chặn sự "bành trƣớng" của chủ nghĩa cộng sản ở đây. Chiến lược ngăn chặn của Mỹ ở Đông Nam Á bắt đầu hình thành và Đông Dương trở thành trọng điểm của chiến lược này. Nó chi phối và chỉ đạo sự dính líu ngày càng sâu của Mỹ, đi đến can thiệp thẳng vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương [2: 81]. Sau thất bại của chiến lƣợc ngăn chặn, năm 1953, Aixenhao lên làm Tổng thống Mỹ đã lấy chiến lƣợc "Trả đũa ồ ạt" làm chiến lƣợc toàn cầu mới. Thực hiện chiến lƣợc này, Mỹ chuyển trọng điểm chiến lƣợc Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á mà Việt Nam và Đông Dƣơng là điểm nóng nhất. Mỹ cho rằng để mất Đông Dƣơng thì sẽ mất phần còn lại của Đông Nam Á theo thuyết Đôminô. Mục đích của Mỹ là biến Việt Nam và Đông Dương thành bức tường ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống khu vực có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ. Từ đó, Mỹ nắm lấy quyền điều khiển chiến tranh, biến Pháp thành kẻ đánh thuê, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh, nhằm

mục tiêu lâu dài là giữ cả Đông Dương trong quỹ đạo của Mỹ [2: 82].

Sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954) và trƣớc những đòn tiến công dồn dập của phong trào cách mạng thế giới, "Chiến lƣợc trả đũa ồ ạt" của Mỹ liên tiếp gặp phải những thất bại, Mỹ buộc phải có sự thay đổi chiến lƣợc nhằm đảo ngƣợc đƣợc tình hình. Năm 1961, Tổng thống Mỹ Kenơđi lên thay Aixenhao, đã chấp nhận "Chiến lƣợc phản ứng linh hoạt" làm chiến lƣợc toàn cầu. Mục tiêu của chiến lƣợc phản ứng linh hoạt là tiến công trực tiếp vào phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở các nƣớc thứ ba. Chính bởi lẽ đó, Việt Nam được Mỹ chọn làm nơi thử nghiệm chiến lược này, nhằm đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Sự lựa chọn của Mỹ là có tính toán. Việt Nam từng bƣớc trở thành trọng điểm đối phó của chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ ở châu Á, bởi đây là nơi đang diễn ra cuộc cách mạng giải phóng dân tộc triệt để mà ảnh hƣởng của nó đang vƣợt ra ngoài phạm vi Đông Dƣơng. Vì Việt Nam là tiền đồn của chủ nghĩa xã hội, là ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lƣu cách mạng của thời đại, cho xu thế phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, nên đế quốc Mỹ muốn thôn tính miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở khu vực này, tiến tới bao vây, uy hiếp phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.

Cũng nhƣ khi thực hiện các chiến lƣợc quân sự toàn cầu trƣớc đây, khi chọn Việt Nam làm tâm điểm và là nơi thử nghiệm chiến lƣợc "phản ứng linh hoạt", Mỹ coi việc tìm kiếm và mở rộng lực lƣợng đồng minh là những công cụ, những yếu tố tiên quyết để Nhà Trắng và Lầu Năm Góc triển khai và thực thi chiến lƣợc trên. Nhƣ vậy, rõ ràng khi phát động chiến dịch "Thêm cờ", mƣu đồ của Mỹ không chỉ dừng lại ở chỗ tăng thêm nguồn nhân lực cho cuộc chiến, giảm bớt gánh nặng chiến tranh cho Mỹ và để đánh lừa dƣ luận thế giới, mục tiêu cao hơn mà Mỹ muốn đạt đƣợc là tạo nên một mặt trận chống cộng sản rộng lớn trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á và cả châu Á, cuối cùng là để thâu tóm toàn bộ châu lục này vào quỹ đạo của Mỹ.

Nhƣ vậy, trong bối cảnh khi cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc đang diễn ra gay gắt trên toàn thế giới, việc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam và phát động chiến dịch "Thêm cờ" đã làm cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc chiến tranh cục bộ, đó không chỉ là cuộc đối đầu giữa một dân tộc đang đấu tranh vì hoà bình và độc lập dân tộc và một

bên là những kẻ đi xâm lƣợc mà còn là còn là cuộc đối đầu giữa một bên là chủ nghĩa xã hội, đại diện cho những trào lƣu tiến bộ của xã hội và một bên là chủ nghĩa đế quốc đang cản trở tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm của cuộc đối đầu vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới. Đó là cuộc đối đầu mang tính thời đại sâu sắc [21: 443].

Cũng nhƣ quân đội nhiều nƣớc đồng minh khác của Mỹ, việc Hàn Quốc buộc phải đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam là để thực hiện chính sách "quốc tế hoá" cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề còn gây nhiều tranh cãi nhất giữa các nhà cứu Hàn Quốc lại chính là động cơ dẫn đến việc chính phủ Hàn Quốc quyết định đƣa quân vào Việt Nam. Có những quan điểm cho rằng, quyết định đó là hoàn toàn chịu áp lực của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có không ít các nhà nghiên cứu Hàn Quốc lại cho rằng, việc Chính phủ Hàn Quốc quyết định đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam là hoàn toàn tự nguyện. Ví dụ, trong bài tham luận "Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam: động cơ và bối cảnh" trình bày tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ II, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2004, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ Song Jeong Nam, Trƣờng Đại học ngoại ngữ Hàn Quốc đã đƣa ra nhiều minh chứng chứng minh cho quan điểm trên, hay trong luận văn Thạc sỹ khoa học "Sự can dự của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1964-1973)" của Ku Su Jeong, bảo vệ tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trong luận văn này tác giả cũng đƣa ra nhiều con số, sự kiện chứng minh cho động cơ tự nguyện của chính phủ Hàn Quốc khi quyết định đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam. Tác giải luận văn viết ... "nếu chỉ theo những suy luận của các nhà nghiên cứu trƣớc đây thì không thể giải thích lý do vì sao Hàn Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam một cách tích cực hơn và quy mô lớn hơn so với những nƣớc khác cùng tham chiến theo yêu cầu của Mỹ. Ví dụ nhƣ

Philippin, Thái Lan, không chỉ gần gũi với Việt Nam về địa lý mà còn là thành viên của khối hiệp ƣớc Đông Nam Á (SEATO). Ngoài ra, các quốc gia này cũng chịu áp lực từ Mỹ không kém gì Hàn Quốc, nhƣng họ đã phản ứng một cách tiêu cực với yêu cầu tham chiến của Mỹ và chỉ gửi quân vào Việt Nam với quy mô nhỏ. Với cách lý giải nhƣ vậy, tác giả kết luận: "theo tôi nguyên nhân chủ quan mới là nhân tố quyết định, còn nguyên nhân khách quan thì phải thông qua nguyên nhân chủ quan mới phát huy đƣợc tác dụng. Có nhƣ vậy, tôi mới có thể lý giải đƣợc tại sao Hàn Quốc can dự vào một cách tích cực hơn so với những quốc gia khác tham chiến vào Việt Nam trong cùng điều kiện, dƣới áp lực của Mỹ"[20: 25].

Cách lý giải của hai quan điểm trên đều đúng nhƣng chƣa đủ và chƣa thoả đáng, bởi ở đó các nhà nghiên cứu thiên về tuyệt đối hoá một trong hai nguyên nhân. Theo chúng tôi, muốn tìm ra nguyên nhân chủ đạo chi phối quyết định của Chính phủ Hàn Quốc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam, chúng ta nên đặt cả hai nguyên nhân trong mối quan hệ tƣơng hỗ và phải đặt nó trong bối cảnh cụ thể của Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận và đánh giá của riêng mình, tôi vẫn cho rằng việc chính phủ Hàn Quốc đƣa quân sang Việt Nam nhiều hơn, tích cực hơn so với các nƣớc khác, phần nhiều là do áp lực của Mỹ. Để chứng minh cho quan điểm này chúng tôi xin đƣa ra cách lập luận của mình.

Thứ nhất, nhƣ đã trình bày trong phần đầu chƣơng III. Trong bối cảnh của cuộc đấu tranh "ai thắng ai" đang diễn ra gay gắt trên toàn thế giới, việc Mỹ phát động chiến dịch "Thêm cờ" nhằm lôi kéo các nƣớc đồng minh đƣa quân tham chiến tại Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc giải quyết nguồn nhân lực cho cuộc chiến, hay để chia sẻ bớt gánh nặng chiến tranh. Mục tiêu cao hơn mà Mỹ muốn đạt đƣợc là tập hợp và lôi kéo các nƣớc trong khu vực vào quỹ đạo ý thức hệ của Mỹ, cải biến không gian châu Á cho phù hợp với khái niệm xã hội và dân chủ kiểu Mỹ. Cuối cùng là nhằm tạo nên một mặt

trận chống cộng sản rộng lớn trên toàn thế giới. Hàn Quốc, một nƣớc đồng minh thân cận của Mỹ cũng chịu chung sự lôi kéo ấy.

Thứ hai, nếu nói rằng Hàn Quốc có quyền chủ động và tự nguyện đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam thì tại sao vào đầu năm 1954 khi Pháp đang có nguy cơ thất bại hoàn toàn tại Việt Nam, Tổng thống Lý Thừa Vãn gợi ý với phía Mỹ, Hàn Quốc sẵn sàng đƣa một sƣ đoàn sang Việt Nam chi viện cho Pháp. Đề nghị trên không đƣợc Tổng thống Aixenhao chấp thuận, kế hoạch đƣa quân sang Việt Nam của Lý Thừa Vãn vì thế không thực hiện đƣợc. Lần thứ 2 vào năm 1961, khi Pắc Chung Hy trở thành vị Tổng thống thứ 3 của nƣớc Đại Hàn dân quốc, trong các cuộc hội đàm với phía Mỹ, ông đã nhiều lần đề cập đến việc Hàn Quốc sẵn sàng đƣa quân chiến đấu sang tại Việt Nam. Nhƣng vào thời điểm ấy, Mỹ vẫn coi Việt Nam là vấn đề đơn giản và chỉ cần sức mạnh của riêng Mỹ cũng đủ để giành thắng lợi, vì vậy đề nghị của Hàn Quốc lại một lần nữa không thực hiện đƣợc. Lần thứ 3 vào đầu năm 1964, khi tỉ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc đạt mức kỷ lục, Hàn Quốc chủ động đề nghị với phía Mỹ gửi quân chiến đấu sang Việt Nam với quy mô lớn, nhằm phần nào giảm bớt áp lực của tình trạng thất nghiệp, đồng thời giúp Mỹ xoay chuyển tình thế tại chiến trƣờng miền Nam Việt Nam. Nhƣng ngay cả vào thời điểm ấy, Mỹ vẫn từ chối đề nghị của Hàn Quốc với lý do "điều này có

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 94)