Hoạt động tác chiến của các đơn vị quân đội Hàn Quốc trên chiến trường Khu V miền Nam Việt Nam 1965-1973.

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 77)

trường Khu V miền Nam Việt Nam 1965-1973.

Vị trí địa - chiến lược của chiến trường Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam, địa bàn khu V, dải đất chạy dài từ Thừa Thiên-Huế đến tận Nha Trang (Khánh Hoà) ôm trọn 2 vùng chiến thuật I và II của địch. Phần lớn đất đai của Khu V là rừng núi và cao nguyên. Từ dãy Bạch Mã kéo dài đến hết cực Nam Trung bộ là dãy Trƣờng Sơn Nam. Trƣờng Sơn Nam đƣợc ví nhƣ "cột sống" của toàn bộ Khu V. Từ "cột sống" đó, hình thành hai sƣờn rõ rệt. Sƣờn phía Tây gồm nhiều vùng đồi liên kết với nhau thành các cao nguyên. Các cao nguyên này có diện tích bằng 1/2 của Khu V và bằng 1/5 diện tích của cả nƣớc, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển khoảng 700-800m, thấp dần qua biên giới Việt Nam, Campuchia, Lào đến hạ lƣu sông Mê Công, liên kết các cao nguyên vùng Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia tạo thành một địa bàn rộng lớn, đƣợc ví nhƣ mái nhà chung của 3 nƣớc Đông Dƣơng. Từ vị thế chiến lƣợc và địa hình nhƣ đã nêu, nên trong lịch sử, cả thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng nhƣ chế độ nguỵ quyền tay sai đều cho rằng: chiếm đƣợc Tây Nguyên là khống chế đƣợc cả miền Nam Việt Nam và Đông Dƣơng.

Trong khi đó, khu vực đồng bằng ven biển Khu V tựa lƣng vào Tây Nguyên, có nhiều thành phố, thị xã, sân bay, hải cảng với hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, là nơi tập trung nhân lực và vật lực của các địa phƣơng trên địa bàn Khu V. Đây là nơi có khả năng khai thác tiềm lực tại chỗ phục vụ cho kháng chiến.

Về phía địch, vùng đồng bằng ven biển khu V là đầu cầu quan trọng để triển khai phƣơng tiện và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật chống phá phong trào cách mạng, là bàn đạp tiến công tiêu diệt các cơ quan đầu não và lực lƣợng vũ trang ta ở các khu căn cứ. Trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, đế quốc Mỹ đã thiết lập tại đây hệ thống quân sự và hậu cân, đảm bảo cho bộ máy chiến tranh xâm lƣợc không chỉ cho Khu V mà còn cho cả chiến trƣờng Trung Đông Dƣơng, trong đó có những căn cứ quân sự liên hợp hải-lục- không quân nhƣ Đà Nẵng, Cam Ranh. Những căn cứ quân sự ấy còn là bàn

đạp để hạm đội 7 của Mỹ khống chế vùng biển Đông và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Khu V, những năm còn bao gồm Trị -Thiên, còn là địa bàn tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là tiền tuyến của địch. Bên cạnh đó, vốn là vùng tự do rộng lớn, bao gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và nửa phía Nam Quảng Nam, nơi có phong trào cách mạng, phong trào du kích phát triển mạnh mẽ, vì vậy Mỹ - Diệm đã tập trung mọi tiềm lực và thủ đoạn nhằm biến cả vùng này thành "vùng chết".

Do vị trí chiến lƣợc của Khu V, từ cuối năm 1965, hòng cứu vãn thất bại của chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt, kiềm chế sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam và giành lại thế chủ đông trên chiến trƣờng, đế quốc Mỹ đã xác định Khu V là một trong hai trọng điểm đánh phá trong cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô lần thứ nhất 1965-1966 của chúng. Nhằm tránh nguy cơ bị cộng sản "thôn tính" vùng đắc địa Khu V, địch chủ trƣơng mở các cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt chủ lực ta, đánh chiếm và "Bình định"vùng đồng bằng ven biển 3 tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, mà trọng điểm là Bình Định.

Thực hiện các mục tiêu trên, địch tập trung phần lớn các đơn vị chủ lực Mỹ-ngụy và đồng minh thành một khối cơ động lớn. Trong vòng chƣa đầy 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 11-1965, Mỹ đƣa thêm vào Khu V 3 sƣ đoàn và 1 trung đoàn quân Mỹ, 1 sƣ đoàn và 1 lữ đoàn quân Nam Triều Tiên đƣa tổng số quân Mỹ và đồng minh trên chiến trƣờng này lên tới 129.000 tên, chiến gần 70% tổng số quân Mỹ và đồng minh trên toàn chiến trƣờng Nam Việt Nam. Nếu tính trên tổng số dân cƣ, thì Khu V là nơi có tỉ lệ quân Mỹ và đồng minh cao nhất cả nƣớc.

Do đƣợc đánh giá là lực lƣợng thiện chiến và có kinh nghiệm trong chiến tranh du kích, nên ngay từ khi sang Việt Nam, toàn bộ các đơn vị chiến đấu quân Hàn Quốc nhƣ: Sƣ đoàn "Mãnh Hổ", Sƣ đoàn "Bạch Mã" và Lữ

đoàn lính thuỷ đánh bộ "Rồng Xanh" đã đƣợc triển khai tại khu V (chủ yếu tập trung tại Vùng II chiến thuật).

Việc Mỹ quyết định tập trung toàn bộ lực lƣợng chiến đấu quân Hàn Quốc vào chiến trƣờng khu V, không chỉ đơn thuần xuất phát từ lí do các đơn vị quân Hàn Quốc có kinh nghiệm trong chiến tranh du kích, hay nhằm tập trung lực lƣợng giành lại thế chủ động, tiến tới làm chủ địa bàn chiến lƣợc Khu V. Phía sau quyết định này là cả một ý đồ vừa có tính chiến thuật, vừa có tính chiến lƣợc. Thật vậy, ngay sau khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, đã có nhiều phƣơng án từ phía Bộ chỉ huy quân sự Mỹ MACV đƣa ra, liên quan đến việc bố trí và hình thức hoạt động của lực lƣợng này. Ngày 9-5- 1965, Tƣ lệnh lực lƣợng quân Mỹ, tƣớng Oét-mo-len đã đề xuất với Oa-sinh- tơn cách thức sử dụng lực lƣợng chiến đấu trên bộ dƣới sự yểm trợ của không quân nhằm đối phó với hoạt động của Quân giải phóng. Theo Oét-mo-len, kế hoạch này gồm 3 giai đoạn: thứ nhất, tìm mọi cách để đảm bảo an toàn lực lƣợng trong các khu vực căn cứ; thứ hai, tổ chức những cuộc hành quân tuần tiễu có tính chất tiến công; thứ ba, tổ chức những cuộc hành quân "tìm diệt" [23: 100]. Ba giai đoạn trên phải đƣợc tiến hành tuần tự, phụ thuộc vào khả năng "tiếp cận" chiến trƣờng của quân Mỹ.

Thế nhƣng, diễn biến tình hình ở chiến trƣờng miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã không cho phép ngƣời Mỹ thực hiện kế hoạch trên một cách bài bản. Trong bức điện gửi về Oa-sinh-tơn ngày 3-6-1965, đại sứ Tay-lo thông báo: thời gian không còn kịp nữa, khả năng sụp đổ của quan đội Sài Gòn đã rõ ràng. Tƣớng Pôn-nít-dơ, Bộ trƣởng Hải quân Mỹ sau chuyến thị sát tình hình ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là tại Vùng II chiến thuật đã nhận định rằng: tình hình ở Đà Nẵng có tính cách nguy ngập nhất... Việt cộng đã kiểm soát hầu hết vùng nông thôn, thậm chí tới cả hàng rào sân bay. Chu Lai tƣơng tự nhƣ vậy. Phú Bài hoàn toàn bị Việt cộng bao vây...[23: 101].

Trƣớc tình thế ấy, Mỹ buộc phải chọn giải pháp đƣa toàn bộ lực lƣợng quân Hàn Quốc vào Khu V. Theo nhận định và phân tích của các quan chức quân sự cấp cao Mỹ tại Việt Nam lúc bấy giờ, chỉ bằng cách ấy, Mỹ mới có thể "chạy đua" đƣợc với thời gian và có thể bỏ qua đƣợc giai đoạn 1 và 2, bắt tay ngay vào giai đoạn 3, một giai đoạn mà ngay cả ngƣời Mỹ cũng chỉ mới coi là "thử nghiệm trong khuôn khổ của chiến tranh diện địa"[16: 587], một giai đoạn mà ở đó binh lính Mỹ thì hoàn toàn chƣa có kinh nghiệm tác chiến ở một khu vực chiến trƣờng nhƣ Khu V và vì vậy, giải pháp bố trí lực lƣợng chiến đấu Hàn Quốc trên đây sẽ là một bảo đảm cho quân Mỹ không phải chịu những tổn thất và mất mát quá lớn trƣớc những đòn tiến công của đối phƣơng.

Hoạt động tác chiến của quân đội Hàn Quốc trên chiến trường Khu V. Ngay sau khi đƣợc triển khai tại Khu V, các đơn vị quân Hàn Quốc đã

tiến hành hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt". Cuộc hành quân lớn đầu tiên của lực lƣợng này diễn ra vào sáng ngày 19-1-1966, khi Lữ đoàn Rồng Xanh phối hợp với Trung đoàn 47 Sƣ đoàn 23 ngụy, Lữ đoàn dù 101 Mỹ mở cuộc hành quân Van-Bơren (Van Buren) đánh phá các xã bắc sông Đà Rằng và vùng ven biển huyện Tuy Hoà trong cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô lần thứ nhất 1965-1966 của Mỹ-ngụy, nhằm tiêu diệt Trung đoàn 10 Quân Giải phóng, triệt phá vùng giải phóng Nam Phú Yên.

Trƣớc khi mở cuộc hành quân, từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 1 năm 1966, cùng với các đơn vị quân Mỹ, ngụy, 2 tiểu đoàn quân Hàn Quốc đã tập trung đánh phá các xã phía bắc sông Đà Rằng thuộc huyện Tuy Hoà và các xã miền Đông Tuy Hoà 1, chủ yếu là 2 xã Hoà Xuân và Hoà Hiệp. Đây là những cuộc càn có tính chất chuẩn bị chiến trƣờng, chuẩn bị bàn đạp.

Sau khi đã triển khai song lực lƣợng, sáng 19-1, quân địch cùng một lúc ồ ạt mở các cuộc tiến công.

Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ "Rồng Xanh" Hàn Quốc Tiên từ căn cứ Đông Tác và các bàn đạp ở Hảo Sơn, núi Hiềm hình thành nhiều mũi tiến công vào các xã Hoà Tân, Hoà Vinh, Hoà đồng, Hoà Thịnh. Tại đây, lính Hàn Quốc lùng sục vào thôn xóm, đốt phá nhà cửa, tàn sát nhân dân, 90% nhà cửa và hơn 50% tổng số trâu bò, hơn 1 vạn héc ta hoa màu và hàng vạn tấn lúa ở vùng giải phóng Tuy Hoà 1, xã Hoà Thịnh, Hoà Mỹ, Hoà Phong, và một phần của các xã Hoà Bình, Hoà Tân bị tàn phá nặng nề. Chỉ trong một buổi sáng quân Hàn Quốc đã bắn chết 300 đồng bào ở Đa Ngƣ, Phú Lạc (Hoà Hiệp). Ngày 9-2-1966, chúng bắn chết 300 ngƣời ở xã Hoà Mỹ. Ngày 19-2 ,chúng giết 117 đồng bào ở xã Hoà Phong. Trong hai tháng (1 và 2-1966), Lữ đoàn "Rồng Xanh" đã thảm sát 1.583 đồng bào ở huyện Tuy Hoà [15: 246].

Trƣớc thủ đoạn man rợ của địch, một số đồng bào buộc phải chạy lên núi, số đông còn lại bị lùa vào vùng địch kiểm soát. Nhƣng du kích, bộ đội phƣơng, bộ đội chủ lực kiên cƣờng bám trụ, kiên quyết chặn đánh các cuộc lùng sục của địch. Đêm 20-1, các lực lƣợng vũ trang Thạnh Phú (Hoà Mỹ) tập kích diệt gọn một đại đội lính thuộc Lữ đoàn Rồng Xanh. Ngày 26-1, du kích thôn Phú Phong (Hoà đồng) chặn đánh bẻ gãy năm đợt tiến công của một tiểu đoàn quân Hàn Quốc. Trong tháng 2, địch tiếp tục đánh vào Hoà Thịnh, quân và dân Phú Yên đã kiên cƣờng chiến đấu, diệt 230 lính Mỹ và 60 lính Hàn Quốc trong các trận đánh ở Mỹ Cảnh, Bến Đá, Suối Phẫu...

Suốt 3 tháng, quân dân Phú Yên đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp đánh nhỏ và đánh vừa, bẻ gãy các cuộc tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên địch, bằng 1/3 lực lƣợng địch tham gia càn quét. Cuối tháng 4-1966, địch buộc phải chấm dứt cuộc hành quân. Vùng giải phóng ở Phú Yên căn bản đƣợc giữ vững.

3 Quân giải phóng đang đứng chân ở Bình Định, làm chủ đƣờng chiến lƣợc 19 - con đƣờng huyết mạch từ Quy Nhơn đi Tây Nguyên, địch đã huy động 20.000 quân, gồm 21 tiểu đoàn trong đó có Sƣ đoàn "Mãnh Hổ" Nam Triều Tiên, liên tiếp mở 3 cuộc hành quân: "Kẻ nghiền nát" (Masher) từ 28 tháng 1 đến 5 tháng 2 năm 1966; "Cánh Trắng I" (White Wing I) từ 7 tháng 2 đến 14 tháng 2 năm 1966; "Cánh Trắng II" (White Wing II) từ 14 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm1966.

Ngày 28-1-1966, 2 vạn quân Mỹ, quân Sài Gòn và Hàn Quốc do tƣớng Kina, Sƣ đoàn trƣởng Sƣ đoàn kỵ binh không vận trực tiếp chỉ huy bắt đầu vận động đánh ra khu vực Bồng Sơn (bắc Bình Định) mà trọng điểm là khu vực Chợ Cát. Đồng thời, một tiểu đoàn dù ngụy chiếm đèo Bình Đê, Chƣơng Hoà, lập tuyến ngăn chặn đảm bảo an toàn cho đội hình tiến công ở phía bắc.

Tại khu vực Chợ Cát, khi toán quân đầu tiên của địch vừa đổ xuống đã bị Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 22 và du kích xã Hoài Hảo bao vây tiêu diệt. Mỹ tiếp tục cho trực thăng đổ quân đánh vào sau lƣng đội hình của ta. Nhƣng với kinh nghiệm rút ra qua các trận trƣớc đây, Tiểu đoàn 9 đã bố trí đội hình theo hình tam giác; mỗi điểm lại bố trí có nhiều bậc thang nên khi máy bay địch vừa hạ cánh đã vấp phải lƣới lửa phòng không của các Đại đội 91 và 94. Một trận chiến diễn ra dữ dội giữa các lực lƣợng vũ trang ta và quân Mỹ trên bãi cát gần thôn Cự Tài. Gần một nửa tiểu đoàn Mỹ bị thƣơng vong.

Ở khu vực Gia Hựu, Chƣơng Hoà, những trận đánh quyết liệt của tiểu đoàn 7 và du kích với quân địch diễn ra suốt buổi sáng ngày 28-1-1966. Sau khi dùng trực thăng và xe bọc thép không đột phá đƣợc trận địa ta, một tiểu đoàn Mỹ và 2 tiểu đoàn quân ngụy đã bắt nhân dân ta đi trƣớc làm bia đỡ đạn cho chúng. Mặc dù vậy, trong ngày thứ nhất của cuộc chiến đấu, quân và dân Bình Định đã diệt hơn 500 tên địch, bắn rơi và bắn hỏng 20 máy bay lên thẳng. Trong các ngày 29,30,31 tháng 1, Sƣ đoàn kỵ binh không vận Mỹ tiếp

tục đổ quân xuống vùng Chợ Cát, Cự Tài, Hội Phú, Gia Hựu, Tƣờng Sơn...Ý định của chúng là tập trung lực lƣợng đánh chiếm khu vực Chợ Cát làm bàn đạp, rồi chiếm Tam Quan liên kết với quân ngụy ở Bình Đê, Chƣơng Hoà hình thành thế bao vây chia cắt, tiến công, tiêu diệt Sƣ đoàn 3 của ta ở Hoài Nhơn. Nhƣng chúng đã bị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích các địa phƣơng liên tục ngày đêm bám đánh, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

Qua bốn ngày chiến đấu quyết liệt, ta diệt trên 1000 quân địch, bắn rơi 50 máy bay các loại, riêng quân Hàn Quốc đã bị ta đánh thiệt hại nặng ở đèo Nhông và quận lỵ Phù Mỹ. Thất bại trong cuộc hành quân "Kẻ nghiền nát", ngày 7-2-1966, tiếp đó là ngày 14-2-1966, địch mở tiếp 2 cuộc hành quân quy mô lớn là "Cánh trắng I" đánh vào thung lũng An Lão và "Cánh trắng II" đánh vào thung lũng Kim Sơn huyện Hoài Ân. Cả 2 cuộc hành quân đều bị các lực lƣợng vũ trang Bình định đánh bại.

40 ngày đêm chiến đấu quyết liệt của quân và dân bắc Bình Định đã bẻ gãy các cuộc hành quân của địch. Quân địch không những không thể "tìm diệt" đƣợc chủ lực ta, mà ngƣợc lại đã bị ta tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực. Lực lƣợng tinh nhuệ của Mỹ là sƣ đoàn kỵ binh không vận số 1 lần đầu tiên ra quân ở đồng bằng Khu V bị thất bại. Chiến thắng của quân dân Bắc Bình Định đã đánh bại một mũi tiến công chủ yếu trong kế hoạch phản công mùa khô lần thứ nhất của địch trên chiến trƣờng Nam Việt Nam, góp phần buộc Mỹ-ngụy phải chấm dứt cuộc phản công chiến lƣợc trƣớc 2 tháng so với kế hoạch dự tính ban đầu. Trong báo cáo gửi về Mỹ ngày 5 tháng 5 năm 1966, Ca-bốt-lốt, Đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thú nhận: cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô đã không làm hao tổn đƣợc "Việt cộng", không tiêu diệt đƣợc các đơn vị chính quy lớn nào của "Việt cộng", không ngăn chặn đƣợc du kích phát triển... Thắng lợi của quân và dân bắc Bình Định còn góp phần đƣa phong trào chiến tranh du kích ở địa phƣơng lên

một bƣớc, đánh bại âm mƣu "Bình định" của địch, giữ vững và củng cố vùng giải phóng ở Khu V.

Thất bại trong cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô lần thứ nhất 1,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 77)