Quân đội Hàn Quốc từ 1945-

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 54)

Trƣớc tháng 9-1945, quân đội Hàn Quốc chỉ có Đội cảnh bị quốc gia do thanh niên tổ chức tự phát, Ngày 9-9-1945, Mỹ đổ bộ vào Nhân Xuyên giải tán Đội cảnh bị quốc gia và thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự do Mỹ tài trợ và đào tạo. Tháng 4-1946, Mỹ tổ chức các đại đội ở cấp tỉnh do các sỹ quan Hàn Quốc chỉ huy. Đến tháng 12, thành lập Bộ tƣ lệnh cảnh bị quốc phòng Nam Triều Tiên (tiền thân của Bộ Quốc phòng). Lấy cớ "tăng cƣờng khả năng phòng thủ" nhằm chống lại âm mƣu xâm lƣợc của Bắc Triều Tiên, ngày 12-8-1948 Bộ tƣ lệnh các quân chủng trong Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên đƣợc thành lập.Vào thời điểm này Lục quân có 80.000 ngƣời, tổ chức thành 5 lữ đoàn, 1 trung đoàn độc lập. Hải quân có khoảng 6.800 và

Không quân có hơn 2.000 ngƣời. Đến đầu năm 1950, con số này đã tăng lêm gần gấp đôi: Lục quân 150.000 (kể cả lực lƣợng Đặc nhiệm và lực lƣợng địa phƣơng), Không quân gần 3.000, Hải quân 15.000.

Ngày 25-6-1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho cuộc chiến, Hàn Quốc đã tăng ồ ạt quân.

Bảng 2.1: Lực lượng quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Triên (1950-1953)

Lục quân

3 quân đoàn, 18 sư đoàn (554.276 quân), 1 trung đoàn lính thuỷ đánh bộ tăng cường (22.174 quân). Tổng cộng: 576.441 quân

Hải quân 1 Hạm đội 57 tàu chiến; 15.000 quân

Không quân

1 Không đoàn chiến đấu và 1 Không đoàn huấn luyện với 110 máy bay các loại, 11.461 quân

Nguồn: The Korean War (1999), Korean Institute of Military History, Republic of Korea, p.692

Thời kỳ sau chiến tranh, do bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang trong chiến lƣợc "Trả đũa ồ ạt" và "Phản ứng linh hoạt" cuả Mỹ, quân số quân đội Hàn Quốc không những không giảm đi mà còn có chiều hƣớng gia tăng. Theo tài liệu công bố năm 1966, vào thời điểm ngay sau khi Hàn Quốc quyết định đƣa quân sang Việt Nam tham chiến (1965), tổng quân số quân Nam Triều Tiên có khoảng 778.497 ngƣời [31: 12], trong đó:

Lục quân: 729.030 Quân chính quy: 699.615 Hải quân : 18.000 Quân dự bị: 16.500 Không quân: 31.497 Cảnh sát: 47.621

Sỹ quan:

Cấp tƣớng: = 260 Đại tá = 1.500 Trung tá = 3.200 Thiếu tá =4.500 Sỹ quan cấp từ Đại uý trở xuống có khoảng 50.000.

Tập đoàn quân số 1 bố trí ở khu vực chiến tuyến, ngang khu phi quân sự gồm 5 quân đoàn:

Quân đoàn 1 có 3 sƣ đoàn là sƣ đoàn 1, 11và 32.

Quân đoàn 2 có 3 sƣ đoàn là 15, 7 và 27.

Quân đoàn 3 có 2 sƣ đoàn là 2, 21.

Quân đoàn 5 có 4 sƣ đoàn là 3, 5, 6 và 8.

Quân đoàn 6 có 3 sƣ đoàn là 20, 26 và 28.

Tập đoàn quân số 2 bố trí ở khu vực hậu phƣơng, có 3 Bộ tƣ lệnh quân khu là: Bộ tƣ lệnh quân khu 3 ,5 và 6

Quân khu 3 có 2 sƣ đoàn dự bị đóng ở 2 tỉnh Sơn Bắc và Sơn Nam; Quân khu 5 có 3 sƣ đoàn dự bị đóng ở 2 tỉnh Kiêng-San bắc và Kiêng-San- nam; Quân khu 6 có 3 sƣ đoàn dự bị đóng ở Sê-un và Kyong-ki.

Hải quân, (Bộ tƣ lệnh đóng ở cảng Zin-he) có 3 sƣ đoàn Thuỷ quân lục chiến, (1 sƣ đoàn thƣờng trực và 2 sƣ đoàn dự bị), 77 hạm tàu, trong đó có 40 tầu chiến đấu, 27 tàu đổ bộ.

Không quân (Bộ tƣ lệnh đóng ở Ô-san) có 716 máy bay, trong đó 220 máy bay chiến đấu các loại gồm: F-86 =121 chiếc, F-100 =25 chiếc, F 5A =47 chiếc, F 5B =7 chiếc. Số còn lại là máy bay vận tải, trinh sát, trực thăng và hàng không dân dụng.

Biên chế các đơn vị bộ binh:

Sư đoàn bộ binh, có 3 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm 3 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội trinh sát,1 đại đội quân báo, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội quân y, 1 đại đội công binh,1 đại đội vận tải, 1 đại đội chi viện, 1 đại đội chỉnh huấn. Tổng quân số trong 1 sƣ đoàn khoảng từ 13.848 đến 14.000 ngƣời. Toàn sƣ đoàn có 835 sỹ quan. Sƣ đoàn bộ có 316 ngƣời, trong đó có 173 sỹ quan. Tƣ lệnh sƣ đoàn thƣờng là cấp Chuẩn tƣớng hay Thiếu tƣớng.

Trung đoàn bộ binh, có 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội chỉnh huấn, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội chi viện (gồm 4 trung đội: 2 trung đội súng cối 106,7mm, 1 trung đội DKZ 106mm, 1 trung đội BKZ 88,9mm), 1 trung đội thông tin, 1 trung đội quân y. Tổng quân số khoảng từ 3700 đến 3800 ngƣời. Trung đoàn trƣởng có cấp hàm Đại tá.

Tiểu đoàn bộ binh, có 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội yểm trợ tác chiến.Tổng quân số khoảng từ 770 đến 780 ngƣời. Mỗi tiểu đoàn có từ 33 đến 35 sỹ quan, do 1 Thiếu tá làm tiểu đoàn trƣởng.

Đại đội bộ binh, có 176 ngƣời, có 6 sỹ quan, do Đại uý làm đại đội trƣởng.

Trung đội bộ binh, có 3 tiểu đội bộ binh và 1 tiểu đội súng máy. Quân số khoảng từ 40 đến 45 ngƣời, do 1 thiếu uý làm trung đội trƣởng.

Tiểu đội bộ binh, có 9 ngƣời. Tiểu đội trƣởng có cấp hàm là hạ sỹ quan.

Hệ thống đào tạo sỹ quan, hạ sỹ quan và binh sỹ:

Mỗi năm Hàn Quốc phải đào tạo 3.000 sỹ quan, thông qua 2 hệ đào tạo là: đào tạo chính quy và đào tạo ngắn hạn.

Hệ đào tạo chính quy (khoảng từ 1.500-2.000 học viên), kéo dài trong 4 năm, học viên tốt nghiệp ra trƣờng đƣợc phong quân hàm thiếu uý, đƣợc biên chế về đơn vị và giữ chức vụ trung đội trƣởng. Độ tuổi trung bình của một học viên sau khi tốt nghiệp thƣờng từ 24 đến 26 tuổi. Hệ đào tạo chính quy sỹ quan ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 1-1951.

Hệ đào tạo ngắn hạn (để bổ sung cho đủ 3.000 sỹ quan theo yêu cầu). Đối tƣợng đƣợc tuyển chọn vào hệ đào tạo này là các hạ sỹ quan hoặc học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Thời gian đào chỉ kéo dài trong 16 tuần, ra trƣờng học viên cũng đƣợc phong quân hàm thiếu uý.

Ngoài hai hệ đào tạo trên, từ năm 1961 Bộ quốc phòng Hàn Quốc còn tổ chức đào tạo sỹ quan dự bị cho sinh viên tại 21 trƣờng Đại học, với thời

gian học các môn quân sự là 702 giờ. Sinh viên ra trƣờng đƣợc biên chế vào lực lƣợng dự bị.

Để đào tạo sỹ quan cấp cao và sỹ quan chuyên sâu, mỗi quân chủng trong quân đội Hàn Quốc đều thành lập các trƣờng riêng. Sỹ quan từ sƣ đoàn trƣởng trở lên đƣợc đào tạo bổ túc thêm 2 năm tại Viện hàn lâm quân sự .

Hạ sỹ quan đƣợc đào tạo ở các quân đoàn, thời gian đào tạo thƣờng kéo dài từ 5 đến 6 tháng, sau khi ra trƣờng học viên đƣợc phong quân hàm hạ sỹ, đƣợc biên chế về các đơn vị giữ chức vụ tiểu đội trƣởng hoặc tiểu đội phó.

Đối với binh sỹ, từ năm 1961, theo kế hoạch hàng năm quân đội Hàn Quốc phải huấn luyện khoảng 25.000 quân, nhƣng trên thực tế chỉ huấn luyện đƣợc gần 20.000. Trƣớc năm 1961, Hàn Quốc chỉ có một trung tâm huấn luyện tân binh ở Nonsan. Sau ngày Lý Thừa Vãn bị lật đổ 19-4-1960, do tình hình chính trị ở Hàn Quốc ngày càng trở nên bất ổn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu huấn luyện, Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã mở thêm 3 trung tâm huấn luyện ở Quảng Châu, Xƣơng Nguyên và Đại Khẩu.

Trung tâm huấn luyện Nonsan huấn luyện bộ binh là chính. Mỗi ngày trung tâm này huấn luyện đƣợc 650 tân binh, 1 tuần (5 ngày) huấn luyện đƣợc 3.255 tân binh, 1 tháng huấn luyện đƣợc 13.020, 1 năm huấn luyện đƣợc 156.000. Thời gian huấn luyện tân binh thƣờng kéo dài trong 10 tuần. 6 tuần đầu huấn luyện đội ngũ, điều lệnh kỷ luật, sử dụng vũ khí bộ binh v.v... 4 tuần cuối huấn luyện xạ kích và chiến thuật. Tại Nonsan tân binh chỉ huấn luyện những kiến thức quân sự phổ thông, sau đó đƣợc chuyển về các trung tâm huấn luyện khác, hoặc các sƣ đoàn để huấn luyện nghiệp vụ theo binh chủng.

Ba trại huấn luyện ở Quảng Châu, Xƣơng Nguyên và Đại Khẩu có quy

mô nhỏ hơn, chủ yếu huấn luyện nghiệp vụ cho các quân, binh chủng nhƣ: pháo binh, hoá học, quân y, lái xe. hiến binh v.v... Mỗi tuần mỗi trại chỉ huấn

luyện đƣợc 210-250 tân binh, một năm mỗi trung tâm huấn luyện đƣợc khoảng 10.000 tân binh.

Trung tâm Nonsan chủ yếu huấn luyện ngƣời ở tỉnh Kyonki.

Trung tâm ở Quảng Châu chủ yếu huấn luyện tân binh tỉnh Toan-la- nam và Chơn-la-nam.

Trung tâm Xƣơng Nguyên chủ yếu huấn luyện ngƣời ở Chiêng-sang- nam.

Trung tâm Đại Khẩu chủ yếu huấn luyện ngƣời ở tỉnh Chiêng-san- bắc.

Sau thời gian huấn luyện, tân binh đƣợc biên chế về các đơn vị và mang số hiệu quân nhân nhƣ sau:

Số hiệu quân nhân có 9 số, ví dụ: 111.260.215. Trong 9 số kể trên thì số 1 biểu thị trung tâm huấn luyện, số 11 là khoá huấn luyện, số 260 là tháng, năm nhập ngũ, số 215 là kết quả đạt đƣợc trong thời gian huấn luyện. Trong 4 trung tâm huấn luyện tân binh của Hàn Quốc thì trung tâm Nonsan có phiên hiệu là số 1, Quảng Châu là 2; Đại Khẩu là 3; Xƣơng Nguyên là 5 (các đơn vị quân đội Hàn Quốc kiêng số 4 vì theo tiếng Triều Tiên số 4 đồng nghĩa với cái chết).

Với cách xác lập số hiệu nhƣ trên, khi có đƣợc số hiệu quân nhân ngƣời ta có thể biết đƣợc là ngƣời địa phƣơng nào, nhập ngũ năm nào, huấn luyện ra sao, ở trung tâm huấn luyện nào.

Hệ thống giáo dục chính trị (chỉnh huấn)

Bộ quốc phòng có Cục chính trị, trong đó có các phòng giáo dục quân tôn, phòng công báo, phòng hành chính, phòng đặc tình (làm công tác địch vận)

Bộ tư lệnh lục quân có các phòng chỉnh huấn, phòng kiểm tra quân tôn, phòng kiểm tra chiến tranh tâm lý, phòng kiểm tra công báo.

Bộ tư lệnh Tập đoàn quân và quân đoàn có phòng tham mƣu chỉnh huấn, phòng tham mƣu quân tôn.

Bộ tư lệnh sư đoàn có phòng chỉnh huấn, phòng quân tôn.

Ở trung đoàn có sỹ quan phụ trách chỉnh huấn và sỹ quan phụ trách quân tôn. Từ cấp tiểu đoàn trở xuống, do thủ trƣởng trực tiếp phụ trách công tác chỉnh huấn và quân tôn.Trong hàng ngũ binh sỹ, mạng lƣới chỉnh huấn cũng đƣợc tổ chức khá chặt chẽ, cứ 3 ngƣời thì thành lập 1 tổ chỉnh huấn, họ có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu 1 trong 3 ngƣời sai phạm, thì 2 ngƣời kia phải liên đới.

Nội dung và biện pháp giáo dục (chỉnh huấn) ở các cấp đƣợc thực hiện theo chƣơng trình và thời gian quy định. Mục đích là nhằm huấn luyện cho quân nhân tinh thần kỷ luật, nhiệm vụ quân đội, nắm bắt tình hình trong và ngoài nƣớc, đề cao vị trí và vai trò của Mỹ và chống cộng sản. Trong quân đội, nhiệm vụ đầu tiên của mỗi quân nhân là phải học thuộc lòng nhiệm vụ của họ đó là "chiến đấu đến phút cuối cùng, bị bắt quyết không đầu hàng, không khai báo số quân, đơn vị, cố tìm cách trốn thoát. Tuyên truyền đề cao quân đội Mỹ là văn minh, hiện đại và chính họ đã giải phóng Triều Tiên khỏi ách "nô dịch" của cộng sản v.v.. Mỗi tuần mỗi quân nhân phải học chỉnh huấn 2 giờ.

Giáo dục "quân mục" (tức là giáo dục lòng tin tôn giáo). Trong quân đội Hàn Quốc, đạo Tin lành và đạo Cơ đốc là 2 đạo tƣơng đối thịnh hành. Vì vậy, để binh sỹ đƣợc đi lễ vào chủ nhật, từ cấp trung đoàn trở lên đều có nhà thờ. Việc truyền đạo, giảng đạo do các mục sƣ đã tốt nghiệp ở trƣờng Tân Hƣng đảm nhiệm, họ thƣờng đi xuống các phân đội để nghe binh sỹ xƣng tội. Tại đây các con chiên là binh sỹ còn đƣợc giáo dục tinh thần đoàn kết cán binh, đoàn kết trên dƣới, cách dung hoà các mâu thuẫn v.v...

Hệ thống giáo dục chiến tranh tâm lý.

Bên cạnh hệ thống chỉnh huấn, trong quân đội Hàn Quốc còn có hệ thống giáo dục chiến tranh tâm lý tƣơng đối đồng bộ và hoàn chỉnh từ trên xuống dƣới.

Bộ quốc phòng có Uỷ ban tâm lý chiến gồm: đại diện Bộ quốc phòng, các tham mƣu trƣởng quân, binh chủng, Thứ trƣởng Bộ ngoại giao, nội vụ v.v... Uỷ ban này có trách nhiệm chỉ đạo chung công tác tâm lý chiến trong toàn quân

Lực lượng lục quân có phòng kiển tra tâm lý chiến.

Tập đoàn quân có bộ tham mƣu và 1 đại đội chiến tranh tâm lý.

Quân đoàn có bộ tham mƣu chiến tranh tâm lý, 1 sỹ quan phát thanh.

Sư đoàn có phòng tâm lý chiến- tình báo, trong đó có 1 sỹ quan tâm lý chiến chịu trách nhiệm truyền đạt thông báo từ trên xuống.

Ở cấp đại đội có đội tuyên truyền chiến tranh tâm lý.

Lớp đào tạo sỹ quan chiến tranh tâm lý (trƣớc đây công tác này do sỹ quan tuyên uý đảm nhiệm) đầu tiên trong quân đội Hàn Quốc đƣợc tổ chức vào 6-1962 tại trƣờng chỉnh huấn của quân đội. Đối tƣợng đƣợc tuyển chọn vào khoá đào tạo này là những quân nhân hoặc sinh viên đã tốt nghiệp các trƣờng Đại học, Cao đẳng, có thành phần, tƣ tƣởng đối lập với cộng sản, không có quan hệ với Bắc Triều Tiên.

Phƣơng pháp tiến hành chiến tranh tâm lý chủ yếu trong quân đội Hàn Quốc là vu khống đối phƣơng, lợi dụng sơ hở của đối phƣơng rồi mua chuộc bằng vật chất, tổ chức tuyên truyền xuyên tạc, kêu gọi đối phƣơng đào ngũ, bỏ ngũ chạy sang phía "thế giới tự do".

Một số đặc điểm về thành phần và tổ chức quân đội Hàn Quốc

Trong quân đội Hàn Quốc, binh sỹ là lính nghĩa vụ 3 năm, phần lớn họ đều xuất thân từ gia đình nông dân (70 đến 80%), công nhân và ngƣời buôn bán nhỏ ở thành thị (10%). Đối tƣợng là học sinh phổ thông trung học trở lên và thanh niên ở các thành phố lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chủ yếu ở các đơn vị kỹ thuật). Tỷ lệ binh sỹ có trình độ văn hoá cấp 1 chiếm tới hơn 60%, số chƣa biết đọc biết viết cũng còn khá nhiều [30: 24].

Hạ sỹ quan, chủ yếu là những ngƣời tình nguyện tham gia quân đội hoặc đã từng phục vụ trong quân đội lâu năm, họ thƣờng có tuổi đời khá cao, chế độ lƣơng bổng đƣợc hƣởng gần nhƣ với sỹ quan cấp Thiếu, Trung uý.

Sỹ quan cấp uý, có tới 70% xuất thân từ thành phần tiểu tƣ sản thành thị. Một số là sinh viên, trí thức, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học bị điều động vào quân đội, số còn lại thuộc hệ thống đào tạo sỹ quan chính quy, xuất thân từ các gia đình có thế lực.

Sỹ quan cấp tá, có quyền lợi khác hẳn với sỹ quan cấp dƣới. Phần lớn họ đều xuất thân từ tầng lớp trung lƣu thành thị, một số ít xuất thân từ thành phần địa chủ, tƣ sản mại bản, tầng lớp có đời sống cao nhất ở Hàn Quốc vào thời điểm đó. Một số sỹ quan thậm chí còn có các cơ sở kinh tế lớn nhƣ các công ty, tập đoàn v.v.. Hầu hết trong số họ đã tốt nghiệp các trƣờng sỹ quan, đại học quân sự tại Hàn Quốc hoặc đã đƣợc đào tạo tại Mỹ. Có nhiều ngƣời đã từng phục vụ trong quân đội Nhật, quân đội Tƣởng Giới Thạch trƣớc đây, quyền lợi của họ gắn chặt với giai cấp thống trị, thân Mỹ và chống cộng quyết liệt.

Sỹ quan cấp tướng, chủ yếu xuất thân từ thành phần địa chủ, tƣ sản mại bản, hầu hết đã phục vụ trong quân đội Nhật, quân đội Tƣởng và tham gia quân ngũ từ khi mới thành lập quân đội Nam Triều Tiên. Tuy đều thân Mỹ và có tƣ tƣởng chống cộng quyết liệt nhƣng cũng có không ít tƣớng có xu hƣớng chống đối, đấu tranh tranh giành quyền lực với Pắc Chung Hy.

Một phần của tài liệu Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)