Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến từ năm 2010 đến năm 2020 đã được nghiệm thu theo quyết định số 2189/QĐ-UB ngày 14/7/1998. Trong quy hoạch đã nêu mục đích tổng quát: Đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ 21.
Phát triển ngành du lịch và dịch vụ du lịch Hà Nội, trước hết nhằm góp phầ phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng trong GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường.
Đồng thời, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XIII xác định: "Với vị thế là trung tâm chính trị, xã hội chính trị, hành chính văn hoá, khoa học công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Định hướng này vừa tạo ra cơ hội lớn, vừa là thách thức đối với ngành du lịch Hà Nội nói chung và lĩnh vực kinh doanh lữ hành nói riêng. Cơ hội là ở chỗ tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm du lịch Hà Nội theo thể loại du lịch công vụ, du lịch nghiên cứu lịch sử văn hoá, thách thức là ở chỗ thực hoá sản phẩm du lịch công vụ và du lịch văn hoá Hà Nội mang bản sắc Hà Nội trong đó lại phải có bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.
Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển nhanh, bền vững ngành du lịch thủ đô, đạt tăng trưởng doanh thu bình quân từ 16 - 18 %/năm; Giai đoạn 2007 – 2010 đón 2 triệu lượt khách quốc tế, 7 - 10 triệu lượt khách du lịch nội địa. Giai đoạn 2011 – 2015 đón 2,5 triệu khách quốc tế, 10 triệu lượt khách du lịch nội địa.