Hoán dụ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 30)

6. Cấu trúc đề tài

1.1.3.3. Hoán dụ

a. Khái niệm

Theo Đỗ Hữu Châu, hoán dụ: Là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế.

Hay theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc: “Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa khách thể được định danh với khách thể có tên gọi được chuyển sang dùng cho khách thể được định danh” (99 phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB GD – 2000).

Ví dụ 1:

“Hỡi cô yếm thắm lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh”. (Ca dao)

Cái “yếm thắm lòa xòa” ấy hẳn là dùng để phân biệt với các cô gái khác và cũng là cô gái ăn diện dong chơi. Một sự phê phán hay một lời tỏ tình làm quen hay cả hai.

Ví dụ 2:

“Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan”.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Các từ: “Tay”, “mặt”, “gan” ở đây muốn chỉ con người Hoạn Thư, chứ không chỉ đối tượng cụ thể, các bộ phận trên người Hoạn Thư trong nghĩa đen của chúng. Vì vậy chúng là hoán dụ để nói về con người Hoạn Thư.

b. Đặc điểm cấu trúc

Hoán dụ được cấu tạo dựa vào những mối liên hệ logic khách quan như sau: - Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x và y; x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận. Cơ chế này lại có các dạng nhỏ:

+ Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả người hay cho cả toàn thể.

Ví dụ: Chân, tay, mặt, miệng là tên gọi của các bộ phận cơ thể. Trong các câu sau đây: “Có chân trong đội bóng đá”, “một tay cờ xuất sắc”, “đủ mặt anh tài”, “gia đình bảy tám miệng ăn”: Chúng chỉ cả người, cả cơ thể trọn vẹn.

Trường hợp “trước sân trồng mấy gốc cau”, “ngoài vườn có mấy ngọn

mía”, “làng nhỏ, chỉ độ vài chục nóc”, “gốc”, “ngọn” dùng thay thế “cây”; “nóc” dùng chỉ ngôi nhà. Đây cũng là hoán dụ bộ phận gọi thay toàn bộ.

Trường hợp “tiếng” được dùng với nghĩa “ngôn ngữ” cũng vậy. “Tiếng” (âm thanh) vốn chỉ là một bộ phận, cái “vỏ vật chất” của ngôn ngữ. Ở đây, nó đã được dùng thay thế cho cả hệ thống (ngôn ngữ).

Các từ ghép nghĩa chỉ loại lớn trong tiếng Việt là một dạng ẩn dụ khá độc đáo trong tiếng Việt. Trong các từ này, để tạo nên tên gọi cho loại lớn (loại sự vật hoạt động hay tính chất), chúng ta lấy tên gọi của hai loại nhỏ đại diện cho các loại nhỏ khác nằm trong loại lớn ghép chung với nhau. Như từ đất nước

(sông núi) với nghĩa là “tổ quốc”, “quốc gia”. Trong tổ quốc hay quốc gia,

không chỉ có đất và nước mà còn nhiều loại sự vật khác nữa. Đấtnước chỉ hai loại bộ phận của tổ quốc hay quốc gia mà thôi.

Các từ khác như: Ếch nhái, cam quýt, lúa khoai (lương thực), khoai sắn

(hoa màu phụ, chất độn)…đi đứng (cử chỉ hành vi của con người), ăn ở (cách sinh hoạt, đối xử)…đều là những hoán dụ như trên.

+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng gọi tên con vật: “Con tu hú”, “contắc kè”, “con mèo”, “con quạ”…“rắn sọc dưa”, “cặp nong”, “cạp nia”, “con bạc má”, “con vành khuyên”…(nên chú ý ra các loài rắn này giống nhau như những vệt trên vỏ quả dưa, giống như những khoang lạt buộc ở cạp nong, cạp nia. Đó là những ẩn dụ. Sau đó những đặc điểm này mới được dùng để gọi tên các con vật theo hoán dụ).

+ Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn: xuân, thu, đông…có thể dùng để chỉ năm. Những từ ghép hợp nghĩa như ngày, tháng, năm tháng với ý nghĩa “thời gian” cùng thuộc vào trường hợp này.

+ Tên riêng được dùng thay thế cho tên gọi của loại, trường hợp “ba con năm”, “vina”…vốn là các tên riêng có khi được dùng để chỉ “thuốc lá”.

+ Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết; hoặc lấy tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định: Trăm, nghìn…trong các câu “trăm người như một”, “trăm miệng một lời”, “nghìn người một chí”, “nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”…đều chỉ một số lớn, nhiều hơn chúng gấp bội. Còn như trong trường hợp “vài ba” thì những con số “vài”, “ba”, “dăm” (năm), “bảy”…đều là những con số nói lên một số lượng không chính xác tuy không bé hay lớn hơn chúng là bao nhiêu.

+ Có thể kể đến những trường hợp sau là những hoán dụ lấy tên gọi của toàn bộ để gọi bộ phận: “Một ngày công”, “một đêm văn nghệ”, “tháng liên hoan phim”,…ngày, đêm, tháng là những từ chỉ cả đơn vị thời gian lớn:12 giờ hoặc 30 (31) ngày. Trong những cách nói trên, ngày chỉ là 8 (hay 7) giờ, đêm

chỉ là 3 (hay 4), còn tháng có thể vài ba mươi ngày.

Tiếng Việt có cách nói phổ biến, lấy tên gọi của loại lớn để chỉ sự vật cá thể thuộc loại nhỏ như: Xexe đạp (mới mua xe) hoặc xích lô (thêu xe ra ga)… Máy cá cỏ thể là máy dệt, máy điện, hoặc cá thu, cá trích…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa. Đây là một cơ chế rất phổ biến trong tiếng Việt và trong nhiều ngôn ngữ. Tên gọi của vật được dùng để chỉ những cái nằm trong đó. Tính đồng loạt của cơ chế này rất cao. Nhà là “công trình kiến trúc để ở”, tức là “vật chứa”. Nhưng trong “một nhà sum họp trúc mai” thì nhà là những người trong gia đình, tức là những người “được chứa trong cái nhà”. Tương tự như trong trường hợp này là “cả làng tỉnh dậy giữa

đêm khuya”, “cả sân vận động reo lên khi quả bóng bay vào lưới”, “cả thành phố rộn rịp”, “lớp ta đã giành giải thưởng về trật tự, kỉ luật”…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu: Thau vốn là một hợp kim đồng và thiếc, trong trường hợp cái thau

thì nó lại chỉ “đồ vật” được làm từ hợp kim đó. Những trường hợp tương tự là

(dạng lương thực kéo, cán thành sợi); đồng (đơn vị tiền tệ: Một đồng, hai đồng); bạc (với nghĩa là tiền).

- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng: Cây viôlông, cây sáo…cây bút trẻ với nghĩa “nhạc công” hoặc “nhà văn” là những hoán dụ lấy tên gọi của dụng cụ để chỉ người.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề. Theo cơ chế này, tên gọi của các dụng cụ được gọi thay cho tên ngành nghề. Sân khấu là nơi biểu diễn của các nghành nghệ thuật như: Tuồng, chèo, kịch…do đó từ nay có thể được dùng để chỉ tổng hợp các nghành đó: “Sân khấu thủđô”…Từ màn ảnh cũng là hoán dụ. Các ví dụ khác, búa, súng, cày, bút…là các hoán dụ chỉ nghề nghiệp trong tay “tay búa, tay súng”, “taycày, tay súng”, “tay bút, tay súng”.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng chất được chứa đựng. Đây là những hoán dụ rất phổ biến. Hầu hết tất cả các sự vật trong tiếng Việt (chủ yếu là đồ vật) có thể chứa đựng một cái gì đó thì đều có thể dùng được để chỉ đơn vị đo lường (thể tích) như: “Mấy thúng gạo”, “ba bồ sách”…“một giường quần áo”, “một tủ vải vóc”…

- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng. Trong những hoán dụ này tên gọi của cơ quan được dùng để gọi cho các chức năng, như đầu

chỉ “trí tuệ”; “lí tính”; tim chỉ “tình cảm”; bụng chỉ “tâm địa”; mắt chỉ “thị giác”; mũi chỉ “thính giác”.

Trong tiếng Việt, có hai loại chỉ hoán dụ đặc biệt như: Miệng lưỡi, mồm miệng, giọnglưỡi chỉ “cách ăn nói, cách lập luận”; vai vế, tai mắt…chỉ “địa vị, cương vị xã hội đáng kể” trong xã hội cũ: “Những bậc tai mắt của thành phố”, “có vai vế trong làng”…

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế. Ở đây, tên gọi các tư thế quan sát được dùng để chỉ hành vi hoặc tình trạng sinh lí, tâm lí đi kèm với chúng: tắt thở, nhắm mắt, xuôi cẳng sáo, xuôi tay…chỉ cái chết; khoanh tay chỉ sự “bất lực”; cúi đầu chỉ sự “cam chịu”; quỳ gối chỉ sự khuất phục “nhục nhã”, ngẩng đầu chỉ sự “bất khất”…

- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: Trong những hoán dụ này, những tiếng động do hoạt động gây ra được dùng để gọi tên động tác như: Đét

(đánh bằng roi), bịch (đấm bằng ngực), bợp (tát vào gáy).

So với các ngôn ngữ khác, do đặc trưng ngữ âm của mình, tiếng Việt rất giàu những từ tượng thanh. Các từ tượng thanh vốn chưa định hình về ngữ pháp, chưa vào một từ loại nhất định. Bởi vậy, thông thường từ tượng thanh phải đi kèm với một tên gọi chỉ hoạt động đã sinh ra các tiếng động đó: Thổi ào ào, nói bi bô, chảy róc rách. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp động từ chính bị lược bỏ để câu văn gọn, sáng. Trong trường hợp này, các “tiếng động” - tức là các từ tượng thanh, đã trở thành các hoán dụ gọi tên các hoạt động: Đứa trẻ bi bô, gió ào ào, sấm ùng ùng, súng đoàng đoàng

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do hoạt động đó. Ở trường hợp này, tên gọi của các hoạt động được dùng để gọi tên các sản phẩm điểm, chấm, nắm, gói trong bọc năm điểm, những chấm li ti trên tờ giấy, nắm cơm, gửi cái gói này cho bạn, bọc hàng…là những sản phẩm do những hoạt động điểm (điểm vài nét), chấm (lấy ngòi bút chấm một chấm), nắm

(nắm tay lại), gói (gói các cuốn sách bằng tờ báo)…tạo ra. Các sản phẩm này được dùng cũng là tên gọi của đơn vị đo lường: Một bước đi, dài năm bước, một bó đũa, một túm rau

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ. Ở trường hợp này, tên gọi của các hoạt động được dùng để gọi tên công cụ (cũng có thể gọi tên ngược lại: Tên gọi của công cụ được dùng để gọi tên hoạt động; dù giải thích thể nào đi nữa thì đây vẫn là các hoán dụ): Cuốccái cuốc, đụccái đục,

giũacái giũa

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất. Trong trường hợp này cả hai từ đều là động từ. Ví dụ, đóngbàn, đóng

là tác động “dùng búa, đục nện vào một vật cho nó gắn với vật khác”. Ở đây đóng có nghĩa là “làm, chế tạo ra cái bàn”. Các trường hợp khác như quay, cán mì sợi (tức chế biến mì thành mì sợi nhờ động tác quay, cán). Đẽo cày, đúc tiền,

cắt áo, cũng thuộc cơ chế này.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ sự vật và sắc mầu. Trong các hoán dụ này, tên gọi sự vật mang mầu sắc được chuyển nghĩa gọi tên các mầu sắc, như (màu) da lươn, da cam, da trời, nước biển, rêu, nõn chuốinâu, mực, vàng, bạc

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật. Trong những trường hợp này, tên gọi của tính chất, đặc điểm được dùng gọi

thay cho sự vật như chất xám (năng lực trí tuệ, năng lực suy nghĩ, nhà tri thức);

chất khói, khói (thuốc lá); chất cay (rượu)…

Nên chú ý, phương thức ẩn dụ và hoán dụ có thể được dùng trong một từ. Vì từ nhiều nghĩa nên nghĩa này là ẩn dụ, nghĩa kia là hoán dụ. Ví dụ, từ màn có những nghĩa sau đây:

Màn: 1. Tấm vải rộng dùng để che, chắn: màn cửa sổ. 2. Vải thưa khâu để chống muỗi (cũng gọi “mùng”). 3. Phần vở kịch, vở tuồng…: vở kịch 5 màn.

4. Một cảnh đời nói một cách hài hước: Hai vợ chồng vừa biểu diễn mộtmàn (xung đột) rất vui.

Các nghĩa 2, 3 là những nghĩa phụ theo phương thức hoán dụ. Nghĩa 4 là nghĩa ẩn dụ từ theo nghĩa 3.

Hoặc từ chấm có các nghĩa:

Chấm: 1. Hoạt động dùng bút tạo ra những điểm nhỏ: Chấm một chấm trên trang giấytrắng.

2. Nhúng các thức ăn vào nước chấm: Chấm rau, chấm một chấm. 3. Đánh giá bài làm, đáng giá các bài thi: Thầy giáo chấm bài. 4. Chọn: Có mấy cô đây, anh chấm cô nào?

5. Những vết nhỏ do động tác chấm để lại.

Các nghĩa phụ 2, 4 là ẩn dụ, các nghĩa 3, 5 là các nghĩa hoán dụ (nói “đánh giá bài thi” là chấm bài vì ngày xưa, khi đánh giá các bài thi các cụ nhà nho thường “khuyên” hay “chấm” bằng ngòi bút lông khi trong bài có lỗi hay có câu hay).

Sự phân biệt ẩn dụ, hoán dụ trong từ nhiều nghĩa trở nên phức tạp khi ẩn dụ trở thành hoán dụ hoặc ngược lại. Như trường hợp màn nghĩa 4. Đây là một ẩn dụ nhưng ẩn dụ này lại móc xích với nghĩa hoán dụ 3 (phần vở kịch, vở tuồng. Nói một phần của vở kịch, vở tuồng là một màn vì khi biểu diễn trên sân khấu cứ hết một phần là người ta hạ màn xuống và khi bắt đầu biểu diễn một phần người ta kéo màn lên). Các trường hợp sọc dưa, cạp nong, cạp nia đã nói cũng ở trường hợp này.

• Ý nghĩa sử dụng

Hoán dụ khắc sâu dặc điểm tiêu biểu cho đối tượng miêu tả. Nó dược sử dụng rộng rãi trong lối nói nghệ thuật và trong nhiều phong cách.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)