Bài tập phân loại

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 48)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Bài tập phân loại

Bài tập phân loại là dạng bài tập dựa vào đặc điểm cũng như cấu tạo, tính chất của từng loại để phân loại.

Để làm được dạng bài tập này, học sinh không những phải nắm được khái niệm chung mà còn phải nắm được đặc điểm, cấu tạo, tính chất của biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

Cách thực hiện: Để làm được bài tập phân loại, học sinh cần thực hiện các bước sau đây:

- Bước 1: Nhớ lại những kiến thức đã được học trong tiết lí thuyết về biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và vốn từ vựng của bản thân.

- Bước 2: Dựa vào kiến thức đã được học chỉ ra biện pháp từ vựng được sử dụng.

- Bước 3: Sắp xếp, phân loại các biện pháp tu từ được sử dụng theo đúng các dạng.

Ví dụ: Với đề bài: “Tìm, chỉ ra và phân loại các ẩn dụ, hoán dụ trong các ngữ liệu sau?”

a. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. (Trần Đăng Khoa)

b. “Đọc “Người lái đò sông đà” suy nghĩ về nhân vật ông đò, chúng ta nhớ đến Huấn Cao – hình tượng đặc sắc trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân sáng

tác trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Tất nhiên, nhân vật ông đò trong tùy bút không hiện lên với đầy đủ phẩm chất, tính cách như nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn. Họ có nhiều nét khác nhau. Vì họ xuất hiện trong hai thời kì khác nhau của lịch sử đất nước. Cũng là vì những chuyển biến trong phong cách nghệ thuật và cảm hứng thẩm mĩ của nhà văn. Song cả hai đều giống nhau ở chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ, vẻ đẹp thăng hoa của con người trong vị trí xã hội, trong công việc cụ thể… Và một nét chung nữa, “Ông đò” cũng như “Ông Huấn” đều rạng ngời phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, đầy sáng tạo bất ngờ trong dùng từ, viết câu và nồng ấm một tình yêu con người. Nhà nghệ sĩ lớn ấy của thời đại chúng ta suốt cuộc đời săn tìm, để rồi đêm lại cho chúng ta “chất vàng mười” trong nhân cách con người”. [36 - tr.108]

c. “Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) d. “Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại về muộn”. (Tố Hữu)

e. “Nhưng chưa hết, hãy nhìn đồng bọn của lũ lật lọng điên loạn này, hãy cùng Nguyễn Tuân điểm mặt đá. Đá mai phục ngàn năm để chờ dịp nhổm cả đậy vồ lấy thuyền. Chưa vồ được thì dụ, thì hất hàm thách thức, lừa đối phương vào thế đá trái, thúc gối của nước dữ, để nước túm chặt lưng ông đò rồi ra đòn hiểm độc nhất, bóp chặt lấy hạ bộ. Nguyễn Tuân đã đá thì mạnh tay bút như khắc để tạo cái cằm sắc nhọn đưa ra như mũi dao của tảng đá hất hàm, tả nước lại nhanh tay như nghệ sĩ nhiếp ảnh, bấm máy lịp lúc bàn tay nước chộp vào chỗ hiểm, để ghi lại cái tích tắc kinh hoàng, mặt ông đò méo bệch vì hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ.” [36 - tr.110]

Để giải quyết được yêu cầu của đề bài, học sinh cần dựa vào cách thực hiện như đã nói ở trên:

- a và d là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

+ a. Hình ảnh ẩn dụ được sử dụng là “tiếng rơi rất mỏng”, kết hợp giữa thính giác và vị giác.

+ d. Hình ảnh ẩn dụ được sử dụng là “nghe giọng hờn dịu ngọt”, kết hợp giữa thính giác và vị giác.

- b và c là hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể:

+ b. Hoán dụ lấy bộ phận thay cho toàn thể: “đất nước”, không chỉ có đất và nước mà còn nhiều loạ sự vật khác nữa.

+ c. Hoán dụ lấy bộ phận “tay”, “gan”, “mặt” để chỉ toàn thể “con người”. e. Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề: “tay bút” (nghề văn).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 48)