Bài tập phân tích

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 50)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.4. Bài tập phân tích

Bài tập phân tích là loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu yêu cầu phân tích một hiện tượng ngữ pháp đã có trong ngữ liệu như: Một yếu tố ngữ pháp; một kết cấu ngữ pháp; một thành phần ngữ pháp…

Mục đích loại bài tập phân đó là làm sáng tỏ và củng cố từ bài lí thuyết. Có thể, trong ngữ liệu cho sẵn của bài tập, khái niệm được biểu hiện nhiều dạng, nhiều vẻ. Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, hoặc dựa vào những câu hỏi định hướng của giáo viên để phân tích khái niệm, cụ thể là khái niệm về ẩn dụ, hoán dụ.

Cấu tạo: Loại bài tập phân tích thường gồm hai phần: Phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Yêu cầu có thể diễn đạt bằng nhiều cách như: Tìm, xác định, phân tích, cho biết, tìm hiểu, phân loại…Đồng thời có thể kết hợp thêm các yêu cầu như giải thích, so sánh, lí giải…các hiện tượng ngữ pháp.

Các bước tiến hành: Với loại bài tập này, khi thực hành, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước:

- Bước 1: Căn cứ vào đặc trưng của khái niệm về biện pháp ẩn dụ, hoán dụ. - Bước 2: Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định biện pháp tu từ cần phân tích. Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện phép tu từ đó.

- Bước 3: Tìm nghĩa bóng, tức là tìm ý nghĩa mà tác giả muốn nói đến. - Bước 4: Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ.

Ví dụ: Với đề bài: “Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn sau?”

a. “Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Hai lần “ta về” được láy lại ở hai câu đầu – cùng một thời điểm chia tay, những câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay người kháng

chiến Việt Bắc, giữa miền ngược và miên xuôi đã trở thành một cuộc “giã bạn” đôi lứa (ta – mình). Nỗi nhớ những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện đang trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ…” [36 - tr.16]

b. “Mùa hè năm 1988, do một tai nạn giao thông, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã đột ngột giã từ chúng ta về cõi vĩnh hằng. Chị ra đi ở tuổi chưa đầy năm mươi xuân xanh, khi tài năng đang nở rộ, khi sức sáng tạo đang dối dào; để lại trong lòng độc giả bao niềm thương xót khôn nguôi.

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước. Trong sự nghiệp sáng tác của chị, thơ tình là mảng đặc sắc nhất. Ở mảng này, bài thơ Sóng là một trong những tác phẩm thành công nổi bật…” [36 - tr.218]

c. “Nghĩ về tổ tiên mình, ta sung sứng tự hào trước hình ảnh mẹ vua Hùng đã có công dựng nước. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Bao nhiêu nhà thơ say sưa viết về đất nước. Nó đã trở thành hình tượng tập trung những cảm xúc của các nhà thơ. Khi đất nước có chiến tranh, những bài thơ về đất nước, nhân dân chính là nguồn cổ vũ toàn dân và là vũ khí đắc lực chiến thắng kẻ thù. Bởi vậy từ những năm 1945 – 1975 các văn nghệ sĩ tập trung vào miêu tả hình tượng Tổ quốc. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là ba bài thơ khá tiêu biểu thể hiện cảm hứng về đất nước ở giai đoạn văn học này…” [36 - tr.225]

Dựa vào yêu cầu của đề bài, ta có thể phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn trên như sau:

a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào”. Thơ chỉ nghe được, đọc được, như vậy chỉ có thể cảm nhận được bằng thính giác, nhưng tác giả lại có thể cảm nhận được bằng vị giác, thật là thú vị. Tác giả cảm nhận bằng vị giác khiến cho hai câu thơ diễn tả được sự quyến luyến trong giây phút chia tay giữa người miền xuôi và người miền ngược. Đặc biệt qua đó thể hiện được tình cảm của chính nhà thơ Tố Hữu muốn gửi gắm

b. Đoạn văn sử dụng hoán dụ: “năm mươi xuân xanh” để chỉ về tuổi thọ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Hình hoán dụ có tác dụng thể hiện sự nuối tiếc tiếc thương trước sự ra đi bất ngờ và sớm của Xuân Quỳnh khi tài năng còn đang nở rộ. “Năm mươi xuân xanh” cũng dùng để chỉ năm mươi năm sống và cống hiến của Xuân Quỳnh.

c. Đoạn văn sử dụng hoán dụ lấy một số cụ thể để chỉ một số không xác định: “Hàng ngàn năm”. Biện pháp hoán dụ có tác dụng không chỉ khẳng định mà còn nhấn mạnh quá trình hào hùng dựng nước của dân tộc Việt Nam. Qua đó thấy được niềm tự hào của tác giả đối với lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa trong làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 11 trường thpt chiềng sinh thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)