Hậu quả về pháp lý

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57)

IV. MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA LY HÔN

4.1. Hậu quả về pháp lý

Khi bản án ly hôn được tuyên, nó chính thức thừa nhận sự tan vỡ của một mái ấm gia đình, dù trước đó nhiều gia đình đã thực sự không còn hạnh phúc. Theo đó, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được giải quyết dựa trên cơ sở quyết định của tòa. Tuy nhiên, có nhiều trường

“ Chị L nói rằng, giữa chị và anh Q không có xung đột lớn, chỉ vì

anh Q đã không tôn trọng gia đình bố mẹ chị L. Anh Q đã vay rất

nhiều tiền của anh trai chị L, nhưng anh Q không trả lại họ, có lần

hai người còn đánh nhau. Từ sự căm ghét anh, bố mẹ chị L, thành ra

anh Q quay sang chửi bới, đánh đập chị và anh Q đã bắt chị L phải đi

vay tiền ngân hàng…từ đó hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn,

năm 2006 học được tòa án cho ly hôn”.

hợp ly hôn, hai bên vợ chồng tự thỏa thuận phân chia về tài sản, con cái, vv. Vì thế, hậu quả pháp lý của ly hôn là nội dung quan trọng trong định chế ly hôn. Định chế này là cơ sở để Tòa án giải quyết các hậu quả pháp lý của ly hôn một cách đúng luật pháp, nhằm ổn định các mối quan hệ xã hội sau ly hôn, giảm nhẹ những hậu quả ly hôn mà các bên liên quan và xã hội phải gánh chịu.

Thời điểm tòa tuyên xử ly hôn hay quyết định thuận tình ly hôn cũng chính là thời điểm phát sinh việc giải quyết các hậu quả pháp lý của nó. Đó chính là việc giải quyết các mối quan hệ sau ly hôn như quan hệ vợ- chồng, cha me- con cái, phân chia tài sản, vv.

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)