Quan hệ về tài sản

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)

IV. MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA LY HÔN

4.1.4. Quan hệ về tài sản

Trong các mối quan hệ sau ly hôn của các trường hợp ly hôn mà Toà giải quyết, việc phân chia tài sản là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh chấp. Nó là trọng tâm của việc khiếu kiện kéo dài sau ly hôn.

Thông thường việc xây dựng kinh tế chung được bắt đầu sau khi kết hôn. Khi quan hệ hôn nhân tồn tại, hai bên cùng chung sức xây dựng đời sống vật chất cho gia đình. Họ lao động một cách tự nguyện theo kiểu “của chồng, công vợ”. Khi kết hôn, không ai nghĩ đến chuyện chia tay rồi chia tài sản mà nhớ để khi ly hôn dễ chia. Vì thế, việc chia tách tài sản khi ly hôn gây nhiều phức tạp cho cả hai bên vợ- chồng và Toà án. Đặc biệt, nhất là khi cả hai vợ chồng không phân biệt được tài sản riêng

và tài sản chung. Điều 42 luật hôn nhân và gia đình 1986 ghi rõ: "khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận và phải được Toà àn nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì toà án nhân dân sẽ quyết định.”

Trong 193 trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên, việc phân chia tài sản hầu như đều do toà án quyết định (89%). Nguyên tắc tự thoả thuận được áp dụng hầu hết cho việc giải quyết các quan hệ sau ly hôn. Xuất phát của nguyên tắc này chính là tính tự nguyện và bản chất tốt đẹp của hôn nhân, kể cả trong trường hợp quan hệ này không còn tồn tại thì pháp luật vẫn khuyến khích, động viên và tôn trọng sự tự thoả thuận vừa nhân ái, vừa xoá đi những xung đột, giảm tổn thương cho các bên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, việc phân chia tài sản do Toà án can thiệp cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. Tài sản chung chia đôi theo căn cứ cụ thể tình hình mỗi gia đình và sự đóng góp vào tài sản chung của mỗi bên. Nếu vợ chồng sống chung cùng với gia đình thì cũng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, dựa trên sự đóng góp, duy trì và phát triển khối tài sản chung ấy và lao động gia đình được coi là lao động sản xuất, tài sản được chia ra là tài sản hiện có, không tính các tài sản đã chi tiêu cho gia đình.

Qua phân tích số liệu các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên, chúng tôi nhận thấy đơn khiếu nại lên Toà án tỉnh để giải quyết phân chia lại tài sản là rất hãn hữu, chỉ một vài trường hợp.

Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định, trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung từ 5 năm trở lên thì được coi là tài sản chung, trừ những trường hợp vợ chồng có những thoả thuận khác

“Vợ chồng ông Q, 50 tuổi, cán bộ nghỉ hưu và bà A, 42 tuổi, công chức nhà nước. Sau khi Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên cho hai vợ chồng ông bà được quyền ly hôn, tháng 2/2002, bà A gửi đơn phúc thẩm lên toà án tỉnh về việc xem xét lại vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng bà. Năm 2000, Toà án Bình Xuyên cho bà A được ly hôn cùng ông Q. Những quyết định về con cái bà A không có ý kiến gì. Tuy nhiên, bà A đề nghị Toà án tỉnh xem xét phần tài sản của bà. Trước khi hai vợ chồng bà quyết định ly hôn, hai vợ chồng đã ăn riêng được hơn 5 năm, và bà A có mua được một chiếc xe máy Dream II trị giá 33 triệu. Thế nhưng toà án huyện Bình Xuyên lại phân xử chia đôi tài sản, trong đó cũng chia đôi chiếc Dream II đó. ".

( Hồ sơ phúc thẩm, nữ 42 tuổi, cán bộ)

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)