Dài của hôn nhân

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH TRẠNG LY HÔN QUA

2.4.dài của hôn nhân

Ly hôn chịu sự tác động mạnh mẽ từ những biến đổi trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh xã hội ở nước ta hiện nay, cả giá trị truyền thống và giá trị hiện đại đang song hành tồn tại. Hai hệ giá trị đôi khi tác động trái chiều nhau tới lối sống của mỗi gia đình. Một mặt, người đàn ông vẫn muốn là người có quyền quyết định trong gia đình, xã hội. Mặt khác phụ nữ ngày nay đã nhận thức rõ được vị thế và vai trò của mình. Họ được pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng, và được pháp luật bảo vệ. Chính vì thế, nếu trong các mối quan hệ gia đình, mà họ không nhận được sự bình đẳng, họ sẽ đứng lên để bảo vệ quyền của mình. Từ hai quan điểm, giá trị trái ngược nhau như vậy, bất đồng quan điểm, xung đột trong gia đình rất dễ xảy ra.

Qua phân tích các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên, chúng tôi nhận thấy rằng, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng ly hôn khá ngắn, phổ biến nhất là 5 năm (chiếm tỷ lệ cao nhất 6,7% trong tổng số các trường hợp). Số năm sinh sống ngắn nhất trong các trường hợp ly hôn ở Bình xuyên là dưới một năm có 1 trường hợp, chiếm tỷ lệ 0,5 %. Số năm sinh sống trung bình là 12 năm. Số năm chung sống lâu nhất là 47 năm.

Độ dài của hôn nhân Số trường hợp Phần trăm

Dưới 5 24 12,4 5-10 48 24,8 10-15 37 19,2 15-20 29 15,2 20-25 21 10,8 25-30 20 9,9 Trên 30 13 6,7 Tổng 193 100

Bảng 3: Độ dài của hôn nhân

Như vậy, khi nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng số năm sống chung trong các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên cao nhất là từ 5- 10 năm. Độ dài hôn nhân này cũng phù hợp với cách giải thích mà chúng tôi đã đề cập trong mục 2.2. về nhóm tuổi ly hôn. Quãng thời gian sống chung từ 5 đến 10 năm là trùng hợp với nhóm tuổi ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 30 đến 40. Chúng tôi đã đưa ra lý giải về yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động đến nhóm tuổi này và làm cho họ ly hôn.

Qua số liệu phân tích các trường hợp ly hôn ở Bình Xuyên, chúng tôi tập trung phân tích 4 yếu tố có ảnh hưởng lớn tới số năm sống chung trong các trường hợp ly hôn khoảng cách về tuổi giữa vợ và chồng, khác biệt nghề nghiệp giữa vợ và chồng, và học vấn của vợ và chồng.

Khoảng cách tuổi của vợ và chồng

19.70% 70.50% 6.20% 3.60% Bằng nhau Cách nhau dưới 5 tuổi Cỏch nhau 5-10 tuổi Cỏch nhau trờn 10 tuổi

Biểu đồ 4: Khoảng cách tuổi giữa vợ và chồng trong các trƣờng hợp ly hôn

Trong giá trị hôn nhân truyền thống của người Việt Nam, hợp tuổi là một tiêu chí quan trọng. Theo quan niệm dân gian, hợp tuổi không những mang lại cho gia đình hạnh phúc, mà còn tránh được những điều không may (hạn) cho cả vợ và chồng. Khoảng cách tuổi giữa vợ và chồng có ý nghĩa tới độ bền vững của hôn nhân. Trong mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Những khác biệt này cũng có thể là những nguyên do gây ra xung đột gia đình.

Trong số các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên, tuổi chồng cao hơn tuổi vợ chiếm tỷ lệ cao nhất (129 trường hợp, chiếm 66,8%), trường hợp tuổi chồng kém tuổi vợ chiếm tỷ lệ rất ít (13,5%) và chỉ 19,7% cả hai vợ chồng bằng tuổi nhau.

Chúng tôi nhận thấy, hiện tượng ly hôn chủ yếu tập trung vào các trường hợp vợ chồng cách nhau dưới 5 tuổi (136 trường hợp, chiếm tỷ lệ 70,6%). Vợ chồng cách nhau trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất (3,6% với 7 trường hợp). Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là vợ chồng cách nhau từ 5 đến 10 tuổi. Và vợ chồng bằng tuổi nhau chiếm 19,7%

Có thể nhận định rằng, lý do khiến các cặp vợ chồng cách nhau dưới 5 tuổi ly hôn nhiều (mà chủ yếu là chồng hơn tuổi vợ) do: (i) số cặp vợ chồng kết hôn ở độ tuổi chồng hơn vợ dưới 5 năm là phổ biến; (ii) Về mặt sinh học, thông thường, khoảng cách tuổi chênh lệch ít khiến người vợ chín chắn và ít nể phục chồng. Sự khác biệt giữa khoảng cách tuổi không quá xa, khiến tâm sinh lý của hai vợ chồng không khác nhau. Điều đó khiến cả hai vợ chồng không có sự nhường nhịn nhau khi xuất hiện mâu thuẫn.

Tuy chiếm tỷ lệ ít nhất, nhưng hiện tượng ly hôn chồng kém tuổi vợ vẫn xảy ra (chiếm 13,5%).

“Trường hợp ly hôn của gia đình chị Y và anh T như sau: Khi kết hôn chị Y hơn anh T năm tuổi. Chị Y nói rằng, trong những năm đầu tiên hai vợ chồng hạnh phúc. Nhưng được khoảng hơn 7 năm chung sống thì hai vợ chồng bắt đầu có những mâu thuẫn, anh T thường hay đi đêm về hôm, không chăm lo cho vợ con, thường xuyên đánh chửi chị Y. Mâu thuẫn gay gắt nhất khi chi Y phát hiện anh T có con riêng, từ đó hai người sống ly thân. Năm 2006 thì tòa án đã cho phép vợ chồng anh T và chị Y được ly hôn.”

(Hồ sơ ly hôn, nữ, 38 tuổi, nông nghiệp)

Khác biệt nghề nghiệp giữa vợ và chồng

Bên cạnh yếu tố tuổi, yếu tố khác biệt nghề nghiệp giữa vợ và chồng cũng ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình.

Nghề nghiệp khác nhau có ảnh hưởng tới độ ổn định của hôn nhân. Nghề nghiệp của hai vợ chồng khác biệt khiến cho họ không có sự cảm thông với nhau, từ đó nảy sinh nhiều xung đột khác. Nhất là những nghề đặc thù như công an, bác sỹ.

“Bà Q, 38 tuổi, là y sĩ của trung tâm y tế huyện và ông B, 42 tuổi, công nhân. Ông B và bà Q kết hôn năm 1986, họ có 3 con. Ông B nói rằng, ông không thể chịu đựng việc bà Q ngày nào cũng phải trực ca ở bệnh viện, bà không dành thời gian cho gia đình, không dành thời gian để

giáo dục con cái. Tòa án cho họ ly hôn năm 2005” (Hồ sơ ly hôn, nam, 42 tuổi, công nhân)

Học vấn của người ly hôn

Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ ly hôn cũng có mối quan hệ với trình độ học vấn của người ly hôn. Người ly hôn có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ rất ít (cấp ba chiếm 5%, trung cấp chiếm 4%, cao đẳng chiếm 5%, và đại học chiếm 1% ở người vợ; đối với trình độ học vấn của người chồng ly hôn: cấp ba: 6%, trung cấp 3%, cao đẳng 5% và đại học 2%). Ngược lại, ly hôn chủ yếu tập trung ở nhóm người có trình độ cấp 2 (72,5% đối với cả vợ và chồng), và cấp 1 (13% ở vợ và 12% ở chồng). Như vậy, có thể nhận thấy, ngoài các trường hợp ly hôn có trình độ học vấn cấp 1, hiện tượng ly hôn xảy ra tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn của người ly hôn. Điều này có thể lý giải rằng, (i) chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phổ cập giáo dục bậc tiểu học khiến phần lớn người dân huyện Bình Xuyên đã hoàn thành bậc tiểu học; do đó, tỷ lệ ly hôn ở trình độ cấp 1 rất ít. (ii) Những người có trình độ học vấn cấp 1 hầu hết là những người lớn tuổi, điều này phù hợp với tỷ lệ ly hôn ở người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ ít (như đã phân tích ở trên). (iii) Tỷ lệ ly hôn của người có trình độ học vấn cao rất thấp. Nhóm người này chủ yếu là cán bộ - công chức. Điều này cũng rất hợp lý với đặc điểm về nghề nghiệp của người ly hôn ở phần 2.3.

13,0 11,9 72,5 72,5 5,2 5,7 3,6 2,6 5,2 5,2 0,5 2,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cấp 1 Cấp 2 Cấp3 Trung Cấp Cao Đẳng Đạihọc Vợ Chồng

Biểu đồ 5: Trình độ học vấn của ngƣời ly hôn

Kết luận, độ dài của hôn nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trong để ly hôn không xảy ra, là chúng ta, trong cách ứng xử, trong quan hệ gia đình, mọi thành viên phải cảm thấy thỏa mãn, cân bằng về giá trị tinh thần hay giá trị kinh tế. Chúng ta phải biết thích ứng cao, khi có xung đột trong gia đình.

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36)