GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72)

IV. MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA LY HÔN

3.2.GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ly hôn là một quyền tự do được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mỗi giai đoạn lịch sử có cách nhìn nhận khác nhau về hiện tượng này. Xét ở một góc độ nào đó, ly hôn là một hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, ly hôn là một giải pháp tích cực, hữu hiệu khi quan hệ hôn nhân không còn có ý nghĩa như ban đầu.

Tuy nhiên, chúng ta không nên ủng hộ cho hiện tượng này. Trái lại chúng ta phải có biện pháp tích cực để ngăn chặn hiện tượng đang có xu hướng gia tăng này. Biện pháp ở đây không phải là cấm ly hôn mà làm sao để các cá nhân hiểu là không nên ly hôn, và biện pháp để giải quyết gốc rễ vấn đề ly hôn là khuyến cáo các cá nhân nên chín chắn trước khi kết hôn. Bởi ly hôn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính họ và cho xã hội.

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, cả người vợ và người chồng cần phải ý thức được hành động và suy nghĩ của mình, cần phải biết yêu thương nhau, sống vì nhau, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn của nhau. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, nếu các cá nhân không biết cách giải quyết, xung đột gia đình rất dễ xảy ra và đỉnh điểm của xung đột không thể giải quyết sẽ là sự tan vỡ của gia đình. Vì thế khi xung đột mới nảy sinh điều cần thiết là cần sự bàn bạc, trao đổi thẳng thắn của vợ chồng, cùng nhau giải quyết. Lấy hạnh phúc gia đình làm nền tảng, chỉ có vậy xung đột mới có thể giải quyết được và ly hôn mới không xảy ra.

Xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững là một quá trình khó khăn, là sự cố gắng lâu dài bắt đầu từ khi yêu nhau, kết hôn rồi quá trình chung sống. Để làm được điều đó, chúng ta phải trang bị những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về xây dựng hạnh phúc gia đình cho mỗi cá nhân trong xã hội. Xem việc này cũng quan trọng không kém gì việc trang bị cho họ kiến thức văn hoá và nghề nghiệp, trang bị để tránh dẫn đến tình trạng quá vội vàng, thiếu chín chắn khi kết hôn, giúp họ có được kiến thức kinh nghiệm ứng xử để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó cần phải giáo dục cho lớp trẻ kiến thức về giới tính, quan hệ tình dục lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh trong quan hệ nam nữ giúp họ có được nhận thức rõ về quyền tự do yêu đương. Đặc biệt chúng ta phải giáo dục tuyên truyền pháp luật, để nhằm hạn chế tình trạng kết hôn sớm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Vì khi gia đình xảy ra xung đột, cá nhân còn trẻ, ít kinh nghiệm sống, họ khó có thể thích ứng được, ly hôn rất dễ xảy ra.

Để giảm bớt tình trạng ly hôn, thì trước khi kết hôn, nên tìm hiểu, lắng nghe và tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội. Chính những ý kiến khách quan này, sẽ giúp cho chúng ta có một cách nhìn nhận đúng đắn về người bạn đời của mình, sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.

Trong điều kiện kinh tế xã hội như nước ta hiện nay, Nhà nước nên khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm, hạnh phúc gia đình, các tổ hoà giải, các câu lạc bộ tâm lý. Bởi vì mâu thuẫn gia đình thường kéo dài trước khi ly hôn, lúc này chức năng hòa giải của các tổ câu lạc bộ này là rất cần thiết.

Đối với ngành toà án, trước hết phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của các cán bộ xét xử, sao cho sau mỗi vụ ly hôn các bên

đều cảm thấy công bằng. Các quyết định của toà ảnh hưởng lớn tới đời sống sau ly hôn của họ, như vấn đề về phân chia tài sản và vấn đề về nuôi dạy con cái.

Ở nông thôn cũng như ở thành thị, vấn đề về việc làm và thu nhập có ảnh hưởng khá lớn tới độ bền vững của hôn nhân- gia đình. Do vậy, Nhà nước nên có chính sách để phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Trên đây là những kết luận và khuyến nghị từ nghiên cứu của chúng tôi. Chúng có thể chưa toàn diện nhưng chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ nhằm hạn chế được tình trạng ly hôn đang ngày một gia tăng ở nước ta hiện nay.

DANH MỤC NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997.

2. Nguyễn Thu Hà, Vấn đề ly hôn, Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, năm 1993.

3. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và Lý thuyết Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002

4. Tương Lai, Những nghiên cứu xã hội học về gia đình, NXB Khoa học xã hội, năm 1996.

5. Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hữu Minh, Vũ Tuấn Huy, Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp ở Việt Nam. Tài liệu của ngân hàng thế giới do các nhà nghiên cứu của Viên Xã hội học thực hiện tháng 11/1999.

6. Lê Thanh Lương, Ly hôn và những thiệt thòi của người phụ nữ, Pháp luật, tháng 3/2000.

7. Nguyễn Hữu Mạnh, Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 4, năm 1995.

8. Cao Huyền Nga, Bất bình đẳng giới- Nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng, Tạp chí Khoa học phụ nữ số 1, năm 2000. 9. Trần Thị Nghĩa, Ly hôn và những vấn đề đặt ra Tạp chí Khoa học và

Phụ nữ, số 1, năm 1996.

10. Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, năm 2002.

11. Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động, Tạp chí Xã hội học, số 1 (57), năm 1997.

12. Lê Thi, Giáo dục Việt Nam ngày nay, NXB Khoa học xã hội, năm 1996.

13. Lê Thi, Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, NXB Khoa học xã hội, năm 1996.

14. Nguyễn Hồng Thái, Một số vấn đề quan hệ gia đình qua báo chí, Tạp chí Xã hội học số 4 (72), năm 2000.

15. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Pholip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworth và Andrew Webster, Phạm Thủy Ba dịch. 1995. Nhập môn Xã hội học, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

16. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006. NXB Tổng cục thống kê năm 2007.

17. Pháp luật chuyên đề, tháng 3/2000.

18. Tạp chí Hạnh phúc gia đình, tháng 8/2000. 19. Tạp chí Khoa học và đời sống, tháng 10/1999. 20. Tạp chí Gia đình và thời đại, tháng 1/2000. 21. Tạp chí giáo dục ngày nay số 38/1998.

22. Toà án nhân dân tối cao- Báo cáo, đánh giá tổng kết ngành Toà án năm 2006.

23. Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc-Báo cáo, đánh giá tổng kết năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên- Báo cáo, đánh giá tổng kết năm 2006.

25. Ủy ban dân số gia đình trẻ em huyện Bình Xuyên- Báo cáo đánh gia tổng kết năm 2006.

26. Trường đại học Luật Hà Nội. 2002. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hà Nội. NXB Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72)