Mâu thuẫn con dâu (rể) với gia đình nhà chồng (vợ)

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)

III. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LY HÔN

3.5.Mâu thuẫn con dâu (rể) với gia đình nhà chồng (vợ)

Nguyên nhân mâu thuẫn giữa con dâu với gia đình nhà chồng hay con rể với gia đình nhà vợ là một trong những nguyên nhân dẫn tới ly hôn.

Qua phân tích các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên chúng tôi thấy rằng, mâu thuẫn này chủ yếu là mâu thuẫn giữa con dâu với gia đình nhà chồng, còn mâu thuẫn giữa con rể với gia đình nhà vợ rất ít.

Trong tổng số 193 trường hợp ly hôn ở Bình Xuyên, có 20 trường hợp ly hôn chiếm tỷ lệ 10% vì lý do mâu thuẫn giữa con dâu với gia đình nhà chồng và con rể với gia đình nhà vợ.

Mâu thuẫn vợ với gia đình nhà chồng

Trong gia đình mở rộng, có nhiều mối quan hệ gắn với những trách nhiệm và bốn phận mà người con dâu phải đảm nhiệm. Nếu người con dâu không thực hiện đúng vai trò của mình phù hợp với những mong đợi

của gia đình và họ hàng nhà chồng, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Hơn nữa, mối quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” từ xưa tới nay là mối quan hệ tiềm ẩn sẵn có trong định kiến xã hội. Đây là mâu thuẫn cơ bản tạo nên xung đột gia đình. Mâu thuẫn này thường xảy ra trong các gia đình mà con dâu với mẹ chồng không có chung cách sống, mẹ chồng hoặc bố chồng quá nghiêm khắc, lạc hậu, con dâu có cách sống quá ích kỷ, đối xử không tốt với bố mẹ chồng, vv.

Khi người con gái về làm dâu nhà chồng, điều khó khăn nhất là thiết lập mối quan hệ tốt với gia đình nhà chồng. Nếu như, việc thiết lập tốt, cô con dâu đó sẽ có được mối quan hệ bền vững và được gia đình nhà chồng ủng hộ. Ngược lại, nếu việc thiết lập đó không tốt, mối quan hệ trong gia đình rất lỏng lẻo và nguy cơ bị phá vỡ rất dễ xảy ra.

“Chúng tôi kết hôn năm 1996, cưới song chúng tôi về ở chung

cùng gia đình nhà chồng ngay. Lúc đầu thì vợ chồng hạnh phúc. Sau

một khoảng thời gian thì tôi và bố mẹ anh L có một vài bất đồng

trong cuộc sống. Ông bà thường hay trách cứ tôi, tôi làm gì ông bà

cũng nói. Những ngày giỗ, ngày tết tôi làm hết công việc, nhưng ông

bà vẫn cứ nói tôi. Từ mâu thuẫn giữa tôi và bố mẹ anh L, dần đến tôi

và anh L cũng mâu thuẫn. Có lần anh L đi làm về, chắc là ai nói điều

gì đó là tôi cãi bố mẹ anh ấy, cứ thế là anh L đánh tôi. Từ đó trở đi, thì tình cảm vợ chồng cũng không còn như trước, mâu thuẫn vợ

chồng thường xuyên xảy ra, năm 2005 tôi về nhà mẹ đẻ sống, từ đó

hai vợ chồng ly thân”.

Trong nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi thấy có trường hợp ly hôn do sự không khéo cư xử trong đời sống hàng ngày của nàng dâu khiến bố mẹ và con cái bất đồng, mâu thuẫn.

Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình là điều không tránh khỏi. Sống cùng với gia đình nhà chồng, mức độ mâu thuẫn sẽ trở nên phức tạp hơn, và phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận của người chồng. Trong trường hợp này sự xung đột giữa vai trò là người con với vai trò của người chồng và người chồng đứng về phía gia đình làm cho mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng.

Mâu thuẫn giữa chàng rể với gia đình nhà vợ

So với mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, thì mâu thuẫn này thường ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do không hiểu biết và tôn trọng nhau, cho nên dẫn tới xung đột gia đình.

“Anh N cho rằng, mỗi lần anh đi làm xa về, anh đều nghe mẹ

anh kể là chị V, vợ anh N, sống quá đáng, thậm chí còn khinh miệt

các cụ, không tôn trọng các cụ. Anh N nhiều lần nói với chị V là

không nên làm như thế, nhưng chị V không thay đổi. Khi anh N ở

nhà thì gia đình anh không có xung đột xảy ra, chỉ khi anh N đi làm

thì gia đình anh lại có xung đột.”

(Hồ sơ ly hôn, nam, 30 tuổi, thợ

Kết luận, ly hôn dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi nữa, nó cũng để lại cho cá nhân trong cuộc những nỗi buồn. Vì trước khi kết hôn họ kỳ vọng có được một gia đình hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)