Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện các thủ tục trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tà

Một phần của tài liệu Luận văn các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán việt nam (Trang 80)

kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO

1. Nắm bắt và vận dụng các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán trong công việc việc

Việc nắm bắt và vận dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong khi tiến hành công việc là yêu cầu bắt buộc đối với các kiểm toán viên VACO nói riêng và những người hoạt động trong nghề kiểm toán nói chung. Việc nắm vững các Chuẩn mực kiểm toán sẽ đảm bảo cho các công việc của kiểm toán viên được tiến hành theo theo đúng các chuẩn mực đã được quy định, hơn nữa, sự thông hiểu về các Chuẩn mực kế toán cũng như các Chuẩn mực kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên phát hiện các sai sót trên Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng, từ đó có thể đưa ra các kết luận chính xác về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Trong quá trình kiểm toán tại Công ty liên doanh A và Công ty cổ phần B, cơ sở của việc tiến hành kiểm toán là các chuẩn mực Việt Nam và Chuẩn mực

quốc tế về kế toán và kiểm toán được thừa nhận tại Việt Nam. Vì vậy, kiểm toán viên không những phải nắm vững các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán mà cả Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế đã được công nhận tại Việt Nam.

2. Quy trình lập Báo cáo kiểm toán

Theo quy trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cả cuộc kiểm toán chứ không phải là sản phẩm của giai đoạn kết thúc kiểm toán. Chất lượng của Báo cáo kiểm toán được quyết định bởi chất lượng của từng công việc cụ thể và sự kết hợp giữa các bước, các giai đoạn từ chuẩn bị, thực hành cho đến kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, việc lập Báo cáo kiểm toán là nhiệm vụ nhiệm vụ chính trong giai đoạn này và vì thế Báo cáo kiểm toán chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả được rút ra từ việc thực hiện soát xét đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện của kiểm toán viên. Với phương pháp kiểm toán tiên tiến và hiện đại như AS/2, kiểm toán viên của VACO có điều kiện để hoàn thành và đưa ra kết luận một cách chính xác, khoa học và khách quan đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho công tác kiểm toán.

Xem xét giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán theo phương pháp AS/2 thể hiện qua sơ đồ:

Soát xét Báo cáo tài chính

Soát xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng

Tổng hợp kết quả kiểm toán Lập Báo cáo kiểm toán

Sự khác biệt rõ nét nhất của AS/2 là trước khi bước vào giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện soát xét Báo cáo tài chính. Công việc chủ yếu của giai đoạn này là lập bảng cân đối số phát sinh. Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra tính chính xác của số dư trên sổ cái bằng cách khảo sát những tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh và bảo đảm số dư tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh được tính gộp và trình bày chính xác trên Báo cáo tài chính. Khi tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh, kiểm toán viên có điều kiện để kết hợp các sai sót đơn lẻ không trọng yếu (đã được phát hiện nhưng chưa điều chỉnh) để đánh giá tổng hợp các sai sót có trọng yếu hay không. Nếu kiểm toán viên phát hiện bất kỳ sai sót nghiêm trọng thì phải điều chỉnh để sửa sai trên Báo

cáo tài chính .

Trong AS/2, kiểm toán viên không sử dụng bảng nháp các sai sót chưa điều chỉnh mà tổng hợp kết quả đánh giá trong Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán. Từ Bảng cân đối số phát sinh, kiểm toán viên của VACO sẽ soạn thảo các Báo cáo tài chính dự thảo và gửi chúng cho khách hàng xem xét. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ nhắc nhở kiểm toán viên về những vấn đề tồn tại trong Báo cáo tài chính dự thảo trước khi gửi chúng cho khách hàng. Quá trình soát xét cho phép xác định sự công khai trên Báo cáo tài chính, làm căn cứ ủng hộ cho quan điểm của kiểm toán viên, đồng thời thực hiện một phần công việc giám sát kiểm toán. Soát xét Báo cáo tài chính thực chất là một phần lớn của công việc đánh giá kết quả kiểm toán, do đó khối lượng công việc của giai đoạn kết thúc kiểm toán được giảm đi rất đáng kể.

Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán có năm bước cụ thể, mỗi bước được thiết kế nhằm một nhiệm vụ nhất định:

Thứ nhất: Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính

Chương trình soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ của VACO được thiết kế với các thủ tục chuyên dùng để soát xét các sự kiện trong khoảng thời gian từ khi khoá sổ lập Bảng cân đối kế toán cho đến ngày ký Báo cáo kiểm toán.

Nếu kết quả của chương trình kiểm toán cho thấy có những dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên sẽ trao đổi với khách hàng để sửa lại Báo cáo tài chính. Trường hợp khách hàng không đồng ý sửa lại Báo cáo tài chính, những ảnh hưởng đó sẽ được ghi trong Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán và làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên. Trường hợp này giống với Công ty cổ phần B được trình bày ở trên, kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay ngoại trừ trên Báo cáo kiểm toán.

Nếu kết quả không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải khai báo trên Thuyết minh Báo cáo tài chính. Các sự kiện này chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc niên độ nên không phải điều chỉnh lại số liệu trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vì tính chất quan trọng của nó nên cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính để tránh sự hiểu lầm thông tin cuả người sử dụng BCTC. Như đối với công ty liên doanh A, sự kiện chuyển đổi hình thức sở hữu sau ngày kết toán được khai báo trên Ghi chú báo cáo tài chính và Báo cáo của

Ban giám đốc để những người sử dụng Báo cáo tài chính của đơn vị được biết.

Thứ hai: Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng

Đây là công việc đơn giản vì thư giải trình được lập theo mẫu chuẩn có trong Chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam quy định. Một thư giải trình thường bao gồm: Nguyên tắc kết toán báo cáo tài chính năm; tính thống nhất trong việc áp dụng các nguyên tắc kế toán; tính toàn vẹn của việc ghi chép tài sản và nguồn vốn; tính hiện hữu của dự phòng để tính đến các mất mát có thể xảy ra nhưng chưa được dự phòng; các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán. Tuy nhiên cũng có thể thấy những thông tin về những yếu tố riêng biệt, phát sinh từ hoạt động thông thường và mang tính trọng yếu như: việc đặt cược và bảo lãnh; các vụ tranh chấp; các cam kết mua hoặc bán tài sản; hợp đồng mua bán với những điều kiện không thường gặp; việc quyết định từ bỏ một dây chuyền sản xuất hay nhận một thông báo của thuế,... Mục đích của thư giải trình là hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo nhận thức được trách nhiệm của họ. Thư giải trình được coi là một dạng bằng chứng kiểm toán nhưng độ tin cậy thấp do nguồn cung cấp không độc lập.

Thứ ba: Tổng hợp kết quả kiểm toán

Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán, về bản chất là sản phẩm của việc đánh giá toàn bộ công việc kiểm toán. Tuy nhiên, hầu hết các phần việc cụ thể như đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng, đánh giá tính trung thực hợp lý và sự công khai trên Báo cáo tài chính, thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng đã được thực hiện phía trên. Theo AS/2 việc đánh giá trở nên đơn giản hơn đồng thời cách thể hiện kết quả đánh giá trên bảng tổng hợp kết quả kiểm toán cho phép kiểm toán viên xem xét bao quát cuộc kiểm toán, tạo điều kiện để lập và phát hành Báo cáo kiểm toán nhanh chóng, thuận tiện với độ tin cậy cao.

Thứ tư: Lập Báo cáo kiểm toán

Nhờ có sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ của các bước trên, công việc lập Báo cáo kiểm toán luôn đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng.

Xét một cách tổng thể, ưu điểm của phương pháp AS/2 là chương trình kiểm toán được thiết kế khoa học và logic. Cụ thể, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán, nhờ có sự kết hợp đồng bộ với kết quả của các giai đoạn trên, đặc biệt là bước soát xét Báo cáo tài chính, khối lượng công việc được giảm thiểu đồng thời hiệu quả cuộc kiểm toán và chất lượng Báo cáo kiểm toán được nâng cao.

bảo cho các dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng

Với phương châm cung cấp các dịch vụ vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong Công ty, VACO luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng các dịch vụ mà họ thực hiện. Vì vậy, kiểm soát chất lượng luôn được tiến hành rất cẩn thận và chặt chẽ. Điều này không những được thể hiện qua các chính sách, quy định của Công ty trong việc kiểm tra, soát xét mà còn được thể hiện qua những công việc mà Ban giám đốc và nhân viên VACO đanh thực hiện.

Qua nghiên cứu các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO, công việc soát xét được thực hiện từ trưởng nhóm soát xét các nhân viên trong nhóm để đảm bảo cho việc quản lý và kiểm soát tiến độ cũng như chất lượng của các nhân viên trong nhóm. Giai đoạn kết thúc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán đều thực hiện tổng hợp soát xét công việc của các trợ lý kiểm toán, các kiểm toán viên và đối chiếu với chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo không còn khoản mục nào trên Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Đánh giá về tính đầy đủ và hợp lý của các bằng chứng kiểm toán thu thập luôn được Chủ nhiệm kiểm toán chú ý. Trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức, toàn bộ hồ sơ kiểm toán phải trải qua quá trình soát xét hết sức nghiêm túc và chặt chẽ của Chủ nhiệm kiểm toán và của Ban giám đốc VACO.

Sau mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán viên bao giờ cũng thực hiện việc đánh giá, nhận xét nhằm tìm ra những hạn chế còn tồn tại để đề ra hướng khắc phục, hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những cuộc kiểm toán sau. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao không ngừng hiệu quả kiểm toán, đồng thời qua đó , trình độ chuyên môn, phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên được nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán việt nam (Trang 80)