II. các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện tại các
2. Xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
cần phải xem xét đến khả năng liên tục hoạt động của đơn vị kinh doanh. Tính liên tục hoạt động là một vấn đề cần xem xét xuyên suốt quá trình kiểm toán. Nó không chỉ đơn thuần là một danh sách kiểm tra mà cần phải được hoàn thiện đến cuối cuộc kiểm toán vì nó là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và là cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính.
Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán cũng có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính đồng thời tác động đến tính hoạt động liên tục, phải tính đến rủi ro là doanh nghiệp có khả năng không “liên tục hoạt động kinh doanh” - điều này cũng phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như nội dung tác giả đã trình bày trong chương 1 (mục 2.3). Các nhân tố chỉ ra các vấn đề ảnh hưởng đến giả thiết “liên tục hoạt động kinh doanh” đó là:
Dấu hiệu về mặt tài chính
• Công nợ ròng lớn hơn tài sản ròng ;
• Các khoản vay dài hạn đáo hạn nhưng không có triển vọng gia hạn hay trả nợ ;
• Dùng các khoản tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn;
• Các chỉ tiêu tài chính cho dấu hiệu xấu ;
• Lỗ kéo dài không có phương án sản xuất kinh doanh khác để khắc phục tình trạng lỗ ;
• Không có khả năng thanh toán cho chủ nợ đúng kỳ hạn;
• Khó khăn trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng vay;
• Chuyển các khoản phải trả thành các khoản vay;
• Không trả được lương cho người lao động 3 tháng liên tiếp;
• Người cung cấp từ chối không bán hàng trả chậm mà chỉ giao hàng khi doanh nghiệp trả tiền ngay, hoặc không có nhà cung cấp thay thế. Dấu hiệu về hoạt động kinh doanh
• Không thể thay thế hoặc bổ sung được thành viên quan trọng chủ chốt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc;
• Mất một thị trường quan trọng hoặc nguồn cung cấp chủ yếu;
• Khó khăn về lao động, thiếu hụt những vật tư quan trọng hoặc tổn thất nghiêm trọng về năng lực sản xuất.
Dấu hiệu khác
• Không thực hiện được các quy định về nguồn vốn hoặc các quy định khác trong điều lệ doanh nghiệp;
• Doanh nghiệp đang liên quan đến những vụ kiện hoặc thanh tra có thể gây hậu quả xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp;
• Những thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của Chính phủ;
• Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành;
• Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư có khả năng bị thu hồi;
• Tổn thất lớn do thiên tai ( lũ lụt, hoả hoạn...).
Các yếu tố và sự kiện trên đây chưa phải đã bao hàm toàn bộ các dấu hiệu ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không có nghĩa là chỉ có một vài yếu tố và sự kiện này đã kết luận là doanh nghiệp mất khả năng “liên tục hoạt động kinh doanh” mà tuỳ trong từng đơn vị cụ thể, phụ thuộc vào kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên đánh giá tính liên tục hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Trong trường hợp có nghi ngờ về “tính liên tục hoạt động kinh doanh”, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đảm bảo một cách thoả đáng khả năng liên tục hoạt động kinh doanh trong một tương lai có thể dự đoán được của doanh nghiệp. Khi có nghi ngờ về tính liên tục hoạt động kinh doanh, các Kiểm toán viên tại VACO thực hiện một số thủ tục kiểm toán quan trọng đã dự kiến hoặc phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết theo chương trình kiểm toán chuẩn (Audit approach) sau:
Phân tích và trao đổi với Ban Giám đốc về dự kiến lưu chuyển tiền tệ, dự kiến kết quả lợi nhuận và các dự toán khác;
Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính để xác định những yếu tố có thể tác động đến khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Phân tích và trao đổi về Báo cáo tài chính kỳ gần nhất của doanh nghiệp;
Xem xét lại các điều khoản của các hợp đồng về khế ước vay nợ, xác định xem các điều khoản này có bị vi phạm không;
quản trị, Ban Giám đốc và các Hội đồng quan trọng khác để thấy rõ khó khăn về tài chính của doanh nghiệp;
Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật của doanh nghiệp cung cấp thông tin và các vấn đề về sự hiện diện, tính hợp pháp, tính hiệu lực của các khế ước cho vay hoặc duy trì sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước hoặc bên thứ ba và đánh giá khả năng tài chính của họ có thể cung cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp;
Cân nhắc tình hình thiếu hụt của các đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, để khẳng định tính liên tục hoạt động của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên VACO còn phân tích một số tỷ suất tài chính như tỷ suất về khả năng thanh toán, tỷ suất về khả năng sinh lời ...
Đối với Công ty Liên doanh A, khi xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị, kiểm toán viên khẳng định sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán trình bày ở trên không ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của Công ty và không ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thực hiện một số thủ tục kiểm toán nhằm giảm nhẹ dấu hiệu rủi ro liên quan đến hoạt động liên tục của Công ty bằng cách gửi xác nhận cho Bộ kế hoạch và đầu tư về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tài sản liên doanh và xem xét các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời kiểm toán viên phân tích các tỷ suất tài chính và trao đổi với Ban giám đốc về hướng phát triển kinh doanh của Công ty sau khi chuyển nhượng cổ phần. Tất cả các bằng chứng thu thập được đều đầy đủ và thoả đáng chứng minh tính liên tục hoạt động kinh doanh nên kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong Báo cáo kiểm toán. Như vậy, những đối tượng quan tâm khi đọc Báo cáo tài chính có thể tin tưởng rằng Công ty liên doanh đang hoạt động tốt và có thể tin tưởng vào kết quả hoạt động năm 2003 và đưa ra những quyết định đúng đắn.
Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán ở Công ty Cổ phần B, kiểm toán viên thấy rằng cho đến thời điểm kiểm toán Công ty vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể nào để tiêu thụ lượng hàng tồn kho này. Ngoài ra, tuân thủ các thủ tục kiểm toán chuẩn, khi phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần, kiểm toán viên thấy có dấu hiệu hoạt động liên tục, cụ thể như sau:
Tại ngày 18/9/2002, Công ty Chiến Thắng - Cổ đông chính của Công ty tuyên bố phá sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã phải gánh chịu các khoản lỗ
lớn trong năm 2001 và 2002 lên đến 27,2 tỉ đồng. Tại ngày 31/12/2002, tổng công nợ ngắn hạn của Công ty lớn hơn tổng tài sản lưu động là 2.646.464.123 đồng. Ngoài ra, khoản vay ngắn hạn 4.898.592.456 đồng của Công ty đã quá hạn và nhu cầu cho các sản phẩm bằng gang và thép đúc trên các thị trường nước ngoài hầu như không có. Theo quan điểm đó, khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty phụ thuộc vào việc có được thị trường tương lai và sự tiếp tục tài trợ của các cổ đông của Công ty bày tỏ cam kết của mình về việc tiếp tục duy trì hoạt động của Công ty.
Kiểm toán viên không chắc chắn rằng Công ty Cổ phần B sẽ tiếp tục hoạt động trong một năm tới do tình trạng mất cân đối về khả năng thanh toán, kiểm toán viên nhận thấy những yếu tố này cần được trình bày trên Báo cáo của Kiểm toán viên độc lập và Ghi chú Báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần trong Báo cáo kiểm toán (xem chi tiết ở mục 5).
Như vậy, đối với Công ty Liên doanh A, do hoạt động kinh doanh tốt, không thấy có dấu hiệu của sự không liên tục hoạt động, tuy nhiên, kiểm toán viên thực hiện một số thủ tục cần thiết nhằm khẳng định khả năng liên tục hoạt động của công ty. Còn đối với Công ty Cổ phần B, tình hình tài chính của Công ty được thể hiện rất rõ trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên thấy có dấu hiệu về tính hoạt động liên tục nên kiểm toán viên đã thực hiện tất cả các thủ tục kiểm toán để nhằm phản ánh tất cả các sự kiện, các chỉ tiêu tài chính... là dấu hiệu của tính liên tục hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong rất nhiều trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên đã thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những vấn đề xét thấy có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Sau đây, chúng ta đi vào xem xét thủ tục “Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng”.