Các rủi ro chi tiết phát hiện được

Một phần của tài liệu Luận văn các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán việt nam (Trang 57)

STT Khoản mục Phát hiện Kết luận /

hướng xử lý

1. Khoản mục tiền Không có sai sót trọng yếu

2. Khoản mục phải thu Tại thời điểm 31/12/2002, số dư các khoản Công ty đã chi hộ Công ty TNHH Lana Việt Nam với tổng số tiền là 701.452.126 đồng được theo dõi trên Tài khoản 138 – Phải thu khác. Nhưng đến thời điểm kiểm toán, Công ty TNHH Lana Việt Nam chưa xác nhận khoản chi phí đã chi hộ này, cũng như chưa chấp nhận thanh toán khoản công nợ này.

Đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý.

3. Khoản mục hàng tồn kho

Hạch toán hàng tồn kho không đúng kỳ kế toán khoản chênh lệch thiếu giữa số lượng tồn kho theo kiểm kê thực tế và tồn kho theo sổ sách kế toán chưa được xác định nguyên nhân và chưa xử lý với số tiền: 55.367.976 đồng

Công ty đồng ý điều chỉnh

4. Tài sản lưu động khác

Không có sai sót trọng yếu 5. Tài sản cố định và

đầu tư dài hạn

Không có sai sót trọng yếu 6. Vay ngắn hạn, dài

hạn

Công ty phân loại không đúng nợ dài hạn đến hạn trả số tiền số tiền 17.035.766.760 đồng.

Đã điều chỉnh 7. Phải trả người bán Không có sai sót trọng yếu

8. Phải trả cán bộ công nhân viên

Trong năm 2002, Công ty vẫn thực hiện chi từ quỹ tiền lương cho các hoạt động thể thao, văn hoá với số tiền 21.100.000 đồng.

Thư quản lý

9. Phải trả nội bộ Không có sai sót trọng yếu 10. Thuế và các khoản

phải nộp NN

Trong năm 2002, Công ty đã thực hiện kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các khoản chi được bù đắp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi với số tiền 16.351.467 đồng.

Thư quản lý

11. Các khoản phải trả phải nộp khác

Không có sai sót trọng yếu

12. Vốn và quỹ Chi bằng quỹ môi trường và hạch toán vào chi phí số tiền 67.642.500 đồng

Điều chỉnh, thư quản lý

13. Doanh thu Không có sai sót trọng yếu

14. Giá vốn hàng bán Do sai sót của phần mềm trong việc xác định đơn giá vật tư xuất kho dẫn tới giá trị vật tư xuất kho trong kỳ thấp hơn thực tế với số tiền 391.452.860 đồng.

Ngoại trừ trên Báo cáo kiểm toán

15. Chi phí hoạt động Trong năm 2002, Công ty đã hạch toán vào chi phí một số khoản chi không đúng tính chất như: Chi ủng hộ hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao, chi tài trợ biểu diễn văn nghệ .. với số tiền 1,6 tỷ đồng

Một số khoản chi phí phát sinh trong năm 2002 (hoá đơn năm 2002) nhưng Công ty hạch toán vào chi phí năm 2003 với tổng số tiền 197.368.674 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã điều chỉnh

Ngoại trừ trên Báo cáo kiểm toán

16. Thu nhập và chi phí HĐTC

17. Thu nhập và chi phí hoạt động bất thường

Không có sai sót trọng yếu

D. Những vấn đề về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

1. Chứng từ, sổ kế toán

Chứng từ sắp xếp lộn xộn không khoa học, chứng từ không đóng thành từng tháng mà để rời rạc, phiếu chi không ghi số chứng từ gốc kèm theo sẽ rất khó khăn cho kiểm tra, dễ dẫn đến thất lạc chứng từ.

Đến thời điểm kiểm toán đơn vị chưa in toàn bộ sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính theo định kỳ để lưu theo quy định của chế độ kế toán.

2. Quản lý các khoản nợ phải thu

Trong năm 2002, Công ty vẫn chưa thực hiện xây dựng qui chế về công nợ phải thu, qui định về định mức dư nợ cũng như thời hạn thanh toán nợ.

Ngoài ra, tại thời điểm 31/12/2002, Công ty chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ các khoản công nợ phải thu, cụ thể: đối chiếu được 90% tổng số dư nợ phải thu.

3. Luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban liên quan

Do luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban liên quan tới phòng kế toán không kịp thời dẫn tới nhiều trường hợp vật tư, hàng hoá được xuất trước, nhập sau => dẫn tới âm kho.

Nhiều hoá đơn tài chính đã quá thời hạn kê khai, khấu trừ theo quy định (quá 3 tháng) phải hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.

E. Kết luận về đánh giá các sai sót

Tại Bảng đánh giá tổng hợp các sai sót - Form 2340, tổng giá trị ảnh hưởng chưa được điều chỉnh, phân loại lại lớn hơn giá trị trọng yếu (PM) do vậy, Kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ (ý kiến dưới dạng chấp nhận từng phần) trên Báo cáo kiểm toán.

F. Kết luận soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ lập Báo cáo tài chính

Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp Tết nguyên đán, kế hoạch sản xuất và dự trữ sản phẩm X cuối năm 2002 tăng 20% so với năm trước. Trong quý I năm sau (2003), do hai đối thủ cạnh tranh (sản phẩm của hai công ty này chiếm thị phần lớn trên thị trường) đã liên kết với nhau nhằm hạ giá bán trên thị trường. Trên các phương tiện thông tin, giá cả mặt hàng này đã giảm xuống đáng kể. Kiểm toán viên đề nghị đơn vị trích lập dự phòng bổ sung cho thành phẩm, bán thành phẩm mặt hàng X và đơn vị đã đồng ý.

G. Kết luận về xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh

Cổ đông chủ yếu của Công ty cổ phần B đã tuyên bố phá sản và khoản vay ngắn hạn ngân hàng là 4.898.593.456 đồng đã quá hạn. Nếu không có sự hỗ trợ về mặt tài chính, có nhiều hoài nghi về khả năng liên tục hoạt động của Công ty.

Ngoại trừ bất cứ sự điều chỉnh nào đến Báo cáo tài chính do ảnh hưởng của các hạn chế cũng như các lỗi trong việc xử lý kế toán, các Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khiá cạnh trọng yếu tình hình tài sản, công nợ, vốn của Công ty tại thời điểm 31/12/2002.

Báo cáo tài chính kèm theo được lập trên giả thiết Công ty hoạt động liên tục và chưa gồm các điều chỉnh có thể bị ảnh hưởng do tính hoạt động liên tục.

Trưởng nhóm Người soát xét 1 Người soát xét 2 ( Chữ ký, Họ tên) ( Chữ ký, họ tên) ( Chữ ký, họ tên) Hải Phòng, ngày 30 tháng 3 năm 2003

Thủ tục “Tổng hợp kết quả kiểm toán” là yêu cầu bắt buộc đối với kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và tuân theo một biểu mẫu đã quy định thống nhất. Do vậy, việc lập Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán đối với khách hàng là Công ty liên doanh A và Công ty cổ phần B không có sự khác biệt nào.

Mục đích cuối cùng của một cuộc kiểm toán cũng như công việc cuối cùng của giai đoạn kết thúc kiểm toán là lập Báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến chính xác về Báo cáo tài chính.Trên đây, tác giả đã trình bày các thủ tục cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng của kiểm toán viên. Sau khi hoàn thành các thủ tục này, kiểm toán viên lập và công bố Báo cáo kiểm toán.

5. Lập Báo cáo kiểm toán

Khi kết thúc cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính

trung thực hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên Báo cáo tài chính do đơn vị mời kiểm toán đã lập.

Căn cứ vào kết quả của quá trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành lập Báo cáo kiểm toán. Tại VACO, để phát hành được Báo cáo kiểm toán thì cần phải thực hiện theo trình tự công việc như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Toàn bộ giấy tờ làm việc do trợ lý kiểm toán viên và các kiểm toán viên khác trong nhóm thực hiện sẽ được trưởng nhóm soát xét để đảm bảo rằng các thủ tục kiểm toán, các chương trình kiểm toán đều được hoàn thành, các giấy tờ làm việc, các bằng chứng kiểm toán đã được hoàn thiện và thu thập đầy đủ. Để thể hiện thủ tục soát xét, khi thực hiện soát xét, trưởng nhóm kiểm toán ký trên từng giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác, đồng thời ký vào các form soát xét theo mẫu của VACO như: Form 007 – Bản soát xét nội dung Báo cáo kiểm toán, Form 008 - Bản phê duyệt phát hành, soát xét, soạn lập và lưu trữ Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.

- Sau đó, toàn bộ hồ sơ kiểm toán sẽ được Chủ nhiệm kiểm toán soát xét để đảm bảo rằng các bước công việc từ lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán đều được thực hiện và ghi chép đầy đủ, các bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ và có hiệu lực để đưa ra các kết luận kiểm toán. Việc soát xét của Chủ nhiệm kiểm toán sẽ được thể hiện thông qua việc ký duyệt trên các giấy tờ làm việc, các form mẫu của VACO như Form 007, 008 và Form 002 – Bản soát xét tổng hợp của Chủ nhiệm kiểm toán.

- Sau khi Chủ nhiệm kiểm toán soát xét, hồ sơ kiểm toán sẽ được chuyển tới Ban giám đốc Công ty để soát xét lần cuối cùng nhằm đảm bảo toàn bộ cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam về kiểm toán cũng như các chuẩn mực và chính sách của hãng DTT. Việc soát xét của Ban giám đốc thể hiện thông qua việc ký duyệt trên các form chuẩn của VACO như form 007, 008, và form 001 – Bản soát xét tổng hợp của Thành viên Ban giám đốc.

Kiểm toán viên thảo luận với chủ nhiệm kiểm toán về những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà đơn vị đã phát hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán nhưng không ảnh hưởng đến kết quả

trên Báo cáo tài chính, những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và những ý kiến của kiểm toán viên mang tính chất tư vấn nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý của đơn vị sẽ được đưa vào Thư quản lý.

Cuối cùng, Ban giám đốc sẽ quyết định loại Báo cáo kiểm toán được phát hành cho khách hàng. Một bộ Báo cáo kiểm toán bao gồm:

- Báo cáo của Ban giám đốc

- Báo cáo của kiểm toán viên độc lập - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Ghi chú Báo cáo tài chính.

Trên cơ sở thực hiện các bút toán điều chỉnh đã được khách hàng chấp thuận cùng với việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với những vấn đề bất thường còn tồn tại, nhóm kiểm toán sẽ lập một dự thảo Báo cáo tài chính để gửi cho khách hàng xem xét. Mặc dù nhóm kiểm toán của VACO soạn thảo các Báo cáo tài chính cho khách hàng, nhưng khách hàng vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về trình bày trung thực các Báo cáo tài chính này nên các Báo cáo tài chính dự thảo phải được sự soát xét của khách hàng. Trong trường hợp chưa nhất trí hoặc bất đồng, Ban Giám đốc khách hàng sẽ có ý kiến cụ thể. Khi đạt tới sự thoả thuận thống nhất, Báo cáo dự thảo sẽ được lập chính thức. Báo cáo dự thảo chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhằm mục đích đạt tới sự nhất trí giữa chủ thể và khách thể kiểm toán cũng như góp phần làm tăng hiệu quả của công tác kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán, Báo cáo của Ban Giám đốc khách hàng và các Báo cáo tài chính chính thức sẽ được đóng thành tập và gửi cho Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và cổ đông của Công ty khách hàng. Một tập sẽ được lưu tại VACO để làm căn cứ cho cuộc kiểm toán năm sau.

Trên cơ sở các công việc đã trải qua, bộ Báo cáo kiểm toán của Công ty liên doanh A do VACO phát hành như sau:

Công ty liên doanh a Báo cáo tài chính

Đường Thanh Niên- Ba Đình- Hà Nội Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002

Báo cáo trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Ban Giám đốc Công ty liên doanh A (gọi tắt là “Công ty”) đệ trình báo cáo này cùng với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002.

Công ty

Công ty liên doanh là A là Công ty được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo giấy phép số 440/GP do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày 25/9/1992 với thời hạn hoạt động là 30 năm.

Hoạt động chính của Công ty

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và bán các máy may gia dụng (bao gồm các phụ tùng liên quan), ti vi, máy thu thanh, đầu máy video và các băng video.

Kết quả hoạt động

Tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2002 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày được trình bày trong Báo cáo tài chính từ trang 5 đến trang 18.

Sự kiện sau ngày lập Bảng cân đối kế toán

Tại ngày 26/6/2002, các bên nước ngoài tham gia liên doanh đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tài sản liên doanh cho bên Việt Nam dựa trên nghị quyết của Hội đồng quản trị đã phê chuẩn về vấn đề này. Tuy nhiên, tại thời điểm tiến hành kiểm toán vẫn chưa có một quyết định nào từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đó các Báo cáo tài chính vẫn được trình bày trên cơ sở giả thiết công ty liên doanh vẫn tiếp tục hoạt động liên tục bình thường.

Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc tham gia điều hành Công ty trong năm và đến ngày lập Báo cáo này bao gồm:

Các thành viên Hội đồng quản trị

Ông Jong Gil Park Chủ tịch

Ông Phạm Ngọc Mai Phó chủ tỉch

Ông Lê Văn Ba Thành viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông Sang Man Shin Thành viên

Các thành viên Ban Giám đốc

Mr. Jong Gil Park Tổng Giám đốc

Mr. Hoàng Đức Bình Phó Tổng Giám đốc

Không có thành viên nào trong Ban Giám đốc có lợi nhuận thu được từ vốn pháp định của Công ty. Công ty cũng không có bất cứ thỏa thuận nào khuyến khích các thành viên Ban Giám đốc thu lợi nhuận từ Công ty hay bất kỳ một đơn vị liên quan nào khác. Ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương, không có thành viên nào trong Ban Giám đốc có bất kỳ một khoản lợi nào khác từ một hợp đồng ký với Công ty hay một bên liên quan.

Kiểm toán viên

Công ty Kiểm toán Việt Nam, thành viên Deloitte Touche Tohmatsu đã bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được bổ nhiệm làm kiểm toán viên cho Công ty.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002 phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Trong việc lập Báo cáo tài chính này, Ban Giám đốc cần phải:

• Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán;

• Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

• Nêu rõ các chuẩn mực kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong các Báo cáo tài

Một phần của tài liệu Luận văn các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán việt nam (Trang 57)