Giảm đi nhiều

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 43)

[15]

“Theo quan sát của tôi, cuộc sống hiện nay của người dân trên địa bàn chúng tôi so với 5,10 năm trước về góc độ người nông dân thì đời sống được nâng lên” (PVS

1, nam, 37 tuổi, nông dân)

“Theo em kinh tế là cuộc sống, so với 5 năm trước đây thì cuộc sống khá hơn nhiều, so với việc thích ứng thị trường thì thế hệ trẻ bọn em thích ứng rất tốt, sẵn sàng đầu tư vào bất cứ ngành gì để có thể tạo ra hàng hóa tung ra thị trường” (PVS 4, nam,

32 tuổi, kinh doanh buôn bán)

Sự thay đổi của mức sống so với 5 năm trước đó thì có 55,3% ý kiến cho rằng là hài lòng, tuy vậy cũng có đến 22% ý kiến không hài lòng về sự thay đổi mức sống của hộ. Kết hợp với số liệu thu được từ phường Bưởi thì Hà Nội có mức không hài lòng cao nhất (22,4%) về sự thay đổi mức sống trong gia đình và tỷ lệ không biết đánh giá là 0,8%. Sở dĩ mức không hài lòng cao như vậy cũng do nhiều nguyên nhân, ví dụ như có thể do không bắt kịp sự phát triển trong xã hội, do không nhanh nhạy thay đổi trong phương thức tiêu dùng, sinh hoạt trong gia đình...

Để hiểu thêm nguyên nhân của việc hài lòng hay không hài lòng về sự thay đổi trong mức sống của người trả lời, cuộc điều tra cũng tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố có khả năng tác động tới sự phát triển của kinh tế hộ gia đình như vốn, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, thị trường... Phương án của người trả lời chọn đều là mức trung bình, không nhiều khó khăn mà cũng không nhiều thuận lợi tác động đến sự phát triển kinh tế của hộ. Tuy nhiên vẫn có yếu tố khó khăn nhất nổi bật lên theo ý kiến của người trả lời lại chính là giá cả thị trường. Chính sự biến động của thị trường nên vấn đề cung hay cầu trong mọi lĩnh vực của đời sống đều bị ảnh hưởng.

Bảng 2.5: Yếu tố tác động tới sự phát triển kinh tế hộ

Mức độ Yếu tố Số lượng (%)

Trung bình

Điều kiện tự nhiên khí hậu 56,7

Khả năng áp dụng khoa học công nghệ của gia đình

Tiền vốn khả năng đầu tư của hộ gia đình

50,0

Điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương

50,0

Trình độ tay nghề lao động gia đình

47,3

Số lượng lao động hộ gia đình 46,7

Khả năng chuyển đổi nghề của lao động gia đình

46,7

Khó khăn Điều kiện giá cả thị trường 49,3

[15]

“Năm ngoái nhà tôi gặp khó khăn về kinh doanh do ảnh hưởng của suy thoái nên thu nhập không ổn định” (PVS 2, nữ, 45 tuổi, kinh doanh buôn bán).

Trong gia đình, cả người vợ và người chồng đều có trách nhiệm trong việc duy trì cuộc sống gia đình. Sự phân công lao động tùy thuộc vào trình độ, khả năng chuyên môn của mỗi người trong việc tham gia vào từng lĩnh vực kinh tế. Khi được hỏi về sự tham gia của người vợ và người chồng trong lĩnh vực kinh tế hiện nay thì cả vợ và chồng đều có công việc trong hộ gia đình là cao nhất, đều trên 50%. Lĩnh vực hoạt động kinh tế còn lại không nhiều.

Bảng 2.6: Lĩnh vực làm việc của người chồng và người vợ

Lĩnh vực kinh tế Người chồng (%) Người vợ (%)

Hộ gia đình 51,3 64,7

Cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước

12,7 10,7

Khác 12,0 7,3

Doanh nghiệp tư nhân 8,7 7,3

Doanh nghiệp nhà nước 8,7 5,3

Hợp tác xã 6,0 4,7

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,7 5,3

Tổng 100 100

Nhìn vào mức chênh lệch trong lĩnh vực kinh tế giữa người chồng và người vợ tham gia thì mức chênh cũng không đáng kể, mức xê dịch từ thấp nhất là 1,3 đến cao nhất là 4,7.

Với sự tham gia vào công việc hiện tại thì người trả lời đều cho thấy rằng công việc đang làm hiện tại là có phù hợp với khả năng/chuyên môn được đào tạo (79%) và đều cho rằng trong một vài năm tới, không có ý định chuyển nghề khác (86,7%). Để trả lời cho câu hỏi tại sao lại không có ý định chuyển đổi nghề nghiệp thì lý do vì đã ổn định và quen với công việc là cao nhất (62,0%), thứ hai là phù hợp với năng lực và chuyên môn (50,7%), thứ ba là gần nhà để chăm sóc gia đình tốt (34,7%).

“Không chịu nhiều sức ép công việc. Tất cả là sự phân bố nguồn lao động, phân công lao động từng công việc một, những nghề như bốc vác thanh niên trong vùng nhiều đứa không có việc làm, các nghề không cần đến kỹ thuật như dệt may, thợ xây, chế biến, thanh niên ở đây có biết nghề nên đứng quản lý” (PVS 4, nam, 32 tuổi,

kinh doanh buôn bán).

Đó là tình hình về công việc và thu nhập từ công việc của gia đình. Còn tình trạng mất việc làm hay thất nghiệp trong gia đình là có nhưng không nhiều chỉ có 2,7%. Cộng với số lượng người bị mất việc ở một địa bàn nghiên cứu khác là phương Bưởi – Hà Nội thì lượng người mất việc trong hộ là 4%. Nếu so tỷ lệ hộ gia đình có người bị mất việc với các tỉnh khác thì Hà Nội chiềm tỷ lệ cao nhất (4%), tiếp theo đó là Hải Dương (1,7%), Hải Phòng (1,1%), Nam Định (1,1%). Có thể nói ở một thành phố lớn như Hà Nội, cạnh tranh nghề nghiệp và trong công việc cao hơn những địa phương có yếu tố đô thị thấp hơn như Nam Định, Hải Dương.

“Con em địa phương nói đúng ra thì thất nghiệp chả có ai thất nghiệp cả, chẳng qua họ không muốn làm thôi... Để nói thất nghiệp ở đây thì chẳng có ai thất nghiệp cả ...” (PVS 3, nữ, 55 tuổi, nghỉ hưu)

Tại địa bàn nghiên cứu thì số lượng hộ không phải vay tiền chiếm 69,1%, số hộ phải vay tiền có 30,9%. Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động được tiếp cận phổ biến nhất với các hộ đươc hỏi đến, có đến 43,5% hộ được hỏi là vay tiền từ tín dụng, ngân hàng và 30,4% là vay từ họ hàng.

“Chúng tôi đi vay vốn, dựa vào các nguồn vay của địa phương từ các hội nhưng các khoản vay này ít lắm chả đủ để làm ăn” (PVS 5, nữ, 32 tuổi, cán bộ xã)

Theo số liệu từ cuộc điều tra yếu tố vay cầm đồ là loại vay chỉ duy nhất có ở Hà Nội (1,3%). Vay cầm đồ là hoạt động vay phi chính thức và thường phổ biến tại những Nội (1,3%). Vay cầm đồ là hoạt động vay phi chính thức và thường phổ biến tại những khu vực có yếu tố thị trường cao.

Biểu 2.2: Nguồn vay tiền của hộ gia đình (%)

[15]

Mục đích của các hộ vay tiền là đầu tư cho sản xuất kinh doanh (63%). Ngoài ra 13% hộ được hỏi là để chữa bệnh và 6,5% là để đóng học cho con.

Có thể nói rằng, cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế tại địa phương cũng như sự thay đổi trong kinh tế của các hộ gia đình đã đem lại một mức sống cao hơn và có sự thay đổi nhiều hơn về mặt chất lượng cuộc sống của các hộ. Từ sự chuyển đổi về mặt công việc đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình.

2.2.2. Vấn đề về giáo dục tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lâu đời về giáo dục. Truyền thống đó ngày nay càng được phát huy dưới chế độ mới, điều đó được phản ánh qua tỉ lệ người biết chữ và trình độ học vấn của người dân. Ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Mức chi tiêu cho giáo dục - đào tạo bình quân trên một người đi học năm 2004 ở khu vực thành thị là 1.537 nghìn đồng, ở nông thôn là 591,2 nghìn đồng. Song do quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng tăng đang và sẽ là cản trở lớn đối với việc phát triển của đất nước, trong đó có giáo dục [33].

Sự nghiệp giáo dục cũng được xã Tân Triều quan tâm, công tác Xã hội hóa, xây dựng quỹ được nhân dân hưởng ứng tích cực. Công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Phổ thông trung học năm 2006 là 1 trong 4 xã được UBND huyện Thanh Trì công

nhận hoành thành phổ cập bậc trung học. Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp và chuyển cấp đạt từ 98,6% trở lên [33].

Năm học 2009 – 2010 các nhà trường đề đạt tiên tiến cấp huyện. Trường tiểu học đón nhận Trường chuẩn quốc gia cấp độ một. Trường mầm non đang thực hiện dự án thu hồi đất xây dựng thêm 02 cơ sở tại hai thôn. Tổ chức tuyên dương khen thưởng hơn 80 em thi đỗ các trường Đại học, cao đẳng, 124 học sinh đạt thành tích cao trong học

tập cấp huyện, thành phố, quốc gia năm học 2009 – 2010 (tăng gấp đôi số lượng so với

năm học trước), phong trào khuyến học trong các dòng họ, khu dân cư tiếp tục phát

triển mạnh [33]

Năm 2010 – 2011, các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, phối hợp triển khai tốt các hoạt động hè cho các em học sinh. Tổ chức chu đáo trang trọng lễ khai giảng năm học 2011-2012. Tổ chức tuyên truyền khen thưởng 163 học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Tổ chức thành công Đại hội khuyến học xã lần thứ 3 nhiệm kỳ 2011 – 2015 [40].

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non với 76 phòng học (có 41 phòng kiên cố hóa), 32 phòng chức năng đã được kiên cố hóa, với 109 giáo viên và 2.946 học sinh [35].

Trường Mầm non với tổng diện tích 2.685 m2, trong đó có 1 khu trung tâm tại

thôn Triều Khúc và một điểm lẻ tại thôn Yên Xá. Trường có 650 học sinh và 36 cô giáo. Cả 2 khu đều có khuôn viên riêng, có đủ cổng và tường rào bao quanh. So với tiêu chuẩn số cháu hiện có, diện tích đất của trường còn thiếu chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế (theo điều tra tính đến tháng 6 năm 2009, toàn xã có 1.523 trẻ trong độ tuổi đi học mầm non). Riêng khu mầm non thôn Yên Xá chật hẹp, không đảm bảo diện tích cho các hoạt động dạy và học của cô và trẻ, bên cạnh đó công trình vệ sinh và bếp ăn chưa đảm bảo yêu cầu.

Phòng học: tổng số có 13 phòng, trong đó 8 phòng học đã được kiên cố hóa, 3 phòng học được cải tạo từ các phòng chức năng, 2 phòng học khu thôn Yên Xá đã xuống cấp. Diện tích bình quân: có 6 phòng trung bình 60m2/phòng, 5 phòng trung bình là 45m2/phòng, 2 phòng trung bình 30m2/phòng. Bình quân 4m2/trẻ, trang thiết bị cơ sở vật chất so với tiêu chí chưa đạt. So với trường chuẩn quốc gia đạt khoảng 30%.

Công trình vệ sinh: có 12 phòng khép kín, bình quân 1 bồn cầu phục vụ khoảng 20 trẻ.

Bếp ăn: trường hiện có 2 bếp ăn trong đó 1 bếp ăn đã được xây dựng theo đúng quy trình bếp 1 chiều; 1 bếp tại khu Yên Xã cải tạo chưa đảm bảo đúng quy định.

Phòng chức năng: gồm có 2 phòng diện tích trung bình 16m2 (phòng hiệu trường và phòng kế toán). Do thiếu phòng học nên trường đã cải tạo 2 phòng năng khiếu và 1 phòng hội đồng thành phòng học. Hiện nay trường còn thiếu phòng hiệu phó và phòng y tế.

Trường tiểu học: tổng diện tích 14.257,2m2 trong đó có 02 cơ sở tại thôn Triều

Khúc và Yên Xá. Số lớp học 41 đã được kiên cố hóa, 1 phòng chức năng đã được kiên cố hóa, trường có 35 giáo viên với 750 em học sinh, bình quân 12m2/học sinh. Cơ sở vật chất trang thiết bị học tập cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Trường Trung học cơ sở: có 1 điểm trường với tổng diện tích 10.000m2 với 673

học sinh. Trường có 18 phòng học diện tích trung bình 56m2/phòng, có đầy đủ bàn ghế theo tiêu chuẩn; có 8 phòng làm việc; 7 phòng chức năng. Tháng 9/2009 được UBND thành phố công nhận trường chuẩn quốc gia cấp độ I, giai đoạn 2001 – 2010.

Chính nhờ vào sự đầu tư của xã mà trường học trên địa bàn có sự thay đổi tích cực. Do vậy khi được hỏi về cơ sở vật chất của trường lớp tại địa bàn có 92,7% ý kiến cho rằng điều kiện trường lớp cho học sinh hiện nay tốt hơn so với 5 năm trước đây. Đây cũng là một nguồn động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh.

Khi được hỏi “Có cho rằng học vấn có quan trọng hơn so với trước đây không?” thì có 96,7% người tham gia phỏng vấn đều cho rằng vai trò của học vấn so không?” thì có 96,7% người tham gia phỏng vấn đều cho rằng vai trò của học vấn so với trước đây là quan trọng hơn. Rất ít người cho rằng học vấn ít quan trọng hơn so với trước đây (1,3%). Điều này chứng tỏ rằng người dân nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của học vấn hiện nay.

“Bây giờ cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng trong các gia đình có giáo dục như tôi thì tôi thường dạy các cháu: “ngày xưa bố đi học buổi sáng đi học có đúng củ khoai thôi mà thậm chí có khi không có gì cho nên bây giờ các con chịu khó mà ăn mà làm, thế mà làm gì thì chịu khó làm thì mới có được, biết được ngày mai sẽ tiến lên nhưng mà không học không chịu vất vả thì làm sao mà tiến lên được”. Ở đây địa phương có một số gia đình có con em được đi học, có học hành khi ra trường có học, có nghề, công ăn việc làm nói thất chúng tôi thấy mừng lắm” (PVS 6, nam, 55 tuổi,

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ nào cũng có những dự định và ước mơ cho con cái trong việc ăn học. Mỗi cha mẹ sẽ có những dự định khác nhau, điều này sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy vậy, mong con học đại học là dự định phổ biến của nhiều bậc cha mẹ (58%). Khi con lớn thì các bậc phụ huynh cũng có những mong muốn về mặt nghề nghiệp của con cái.

Bảng 2.7: Mong muốn con làm nghề của hộ gia đình

Mong muốn Số lượng (%)

Tùy con cái 86,0

Khác 8,0

Theo nghề của tôi 4,0

Theo nghề của vợ/chồng tôi 2,0

[15]

Đối với con cái trong độ tuổi đi học, các bậc cha mẹ đều có khả năng kiểm soát được mọi hoạt động của con (86%). Họ có thể biết con cái của mình có tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ hay chơi trò chơi điện tử ở mức độ nào. Tuy nhiên cũng có đến 7,4% là không có khả năng kiểm soát được hoạt động của con cái mình.

Mặc dù các hộ gia đình có số con đi học là khá cao (91,3%) nhưng cũng vẫn có những hộ gia đình do một nguyên nhân nào đó mà con phải nghỉ học khi chưa học hết trung học phổ thông.

Bảng 2.8: Số con nghỉ học mà chưa học hết Phổ thông trung học

Số con nghỉ học Số lượng (%) 1 7,9 2 7,1 3 4,3 4 0,7 [15]

Nguyên nhân nghỉ học cũng do nhiều lý do nhưng nguyên nhân nhiều nhất là do phải đi làm để kiếm sống và không thích, không muốn học, cả 2 nguyên nhân này đều chiếm 51,7%; còn 1 nguyên nhân nữa là sức học kém không học được (48,3%).

Biểu 2.3: Nguyên nhân nghỉ học (%)

[15]

Cùng với tiến trình phát triển chung của xã hội, mọi người dân có sự quan tâm nhiều hơn về giáo dục. Hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại xã đã được cải thiện một bước. Song kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chưa tiếp cận được thông tin đầy đủ từ thị trường lao động và việc làm. Trang bị và dụng cụ phục vụ cho dạy và học còn thiếu, quy mô và chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu chất

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)