Theo nghề của vợ/chồng tôi

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 49)

[15]

Đối với con cái trong độ tuổi đi học, các bậc cha mẹ đều có khả năng kiểm soát được mọi hoạt động của con (86%). Họ có thể biết con cái của mình có tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ hay chơi trò chơi điện tử ở mức độ nào. Tuy nhiên cũng có đến 7,4% là không có khả năng kiểm soát được hoạt động của con cái mình.

Mặc dù các hộ gia đình có số con đi học là khá cao (91,3%) nhưng cũng vẫn có những hộ gia đình do một nguyên nhân nào đó mà con phải nghỉ học khi chưa học hết trung học phổ thông.

Bảng 2.8: Số con nghỉ học mà chưa học hết Phổ thông trung học

Số con nghỉ học Số lượng (%) 1 7,9 2 7,1 3 4,3 4 0,7 [15]

Nguyên nhân nghỉ học cũng do nhiều lý do nhưng nguyên nhân nhiều nhất là do phải đi làm để kiếm sống và không thích, không muốn học, cả 2 nguyên nhân này đều chiếm 51,7%; còn 1 nguyên nhân nữa là sức học kém không học được (48,3%).

Biểu 2.3: Nguyên nhân nghỉ học (%)

[15]

Cùng với tiến trình phát triển chung của xã hội, mọi người dân có sự quan tâm nhiều hơn về giáo dục. Hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại xã đã được cải thiện một bước. Song kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chưa tiếp cận được thông tin đầy đủ từ thị trường lao động và việc làm. Trang bị và dụng cụ phục vụ cho dạy và học còn thiếu, quy mô và chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường trên địa bàn. Xã Tân Triều cũng như thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy và học và chất lượng của cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

2.2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Sức khỏe là vốn quý và là yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi người dân. Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất lượng cuộc sống dân cư. Sức khỏe vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với bất kỳ quốc gia nào. Tình trạng sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào chức năng sinh lý, các quy định đặc thù sinh học, mà còn phụ thuộc vào điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, mức sống, chăm sóc sức khỏe và môi trường sống. Các quốc gia trên thế giới không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà

còn chú ý về mặt chất lượng dân số, chất lượng nòi giống trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực của con người. Việc đảm bảo sức khỏe là nhiệm vụ của bản thân từng người và cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được xã quan tâm chú trọng. Người dân cũng có sự yên tâm hơn khi đến khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế trên địa bàn. Số lượng người đến khám đông hơn và số ca chuyển viện để điều trị giảm. Công tác tiêm chủng mở rộng từ năm 2010 đến 2011 tăng, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm.

Bảng 2.9: Nội dung về y tế - chăm sóc sức khỏe tại xã

Nội dung Đơn vị tính 2010 2011

Số người khám Người 4.933 6.229

Số chuyển viện Người 153 135

Tiêm chủng mở rộng Trẻ em 434 456

Tổng số sinh Trẻ em 366 361

Tỷ suất sinh % 14,8 15,1

Sinh con thứ 3 Trường hợp 17 18

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi

% 12,1 11,0

[15]

Đồng thời xã cũng tăng cường kiểm tra, đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh: phối hợp với trung tâm y tế huyện tổ chức 03 đợt chiến dịch diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt suất huyết trong toàn xã. Năm 2010, xã không có dịch sốt suất huyết [33]. Nhưng năm 2011, có 95 ca mắc bệnh sốt suất huyết, 7 ca mắc bệnh chân tay miệng [34]

Trạm y tế xã đã được công nhận Trạm chuẩn Quốc gia về y tế, có tổng diện tích đất là 1.081m2; phòng làm việc và khám chữa bệnh được chia thanh 02 dãy nhà. Có hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho các khu nhà của trạm, nền sân, vườn trũng; có hệ thống tường rào bao quanh ngăn cách trạm với nhà dân. Hiện cán bộ trạm y tế có 8 người, trong đó có 01 bác sĩ trình độ Đại học; 02 y sĩ; 02 y tá; 01 dược sĩ trình độ trung cấp; 02 y tá trình độ sơ cấp. Tuy nhiên, so với sự phát triển về mọi mặt trong xã hội thì hiện nay trạm y tế tại xã cũng còn điểm hạn chế. Cơ sở vật chất hầu hết được nâng cấp

cải tạo từ các công trình cũ đến nay đã bị hư hỏng, xuống cấp. Các phòng chức năng sắp xếp không phù hợp với tiêu chuẩn và mục đích sử dụng. Do vậy, xã cũng cần quan tâm để trạm y tế có sự đổi mới nhiều và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại địa bàn

Bảo hiểm y tế là một cơ chế tài chính để chia sẻ các chi phí về y tế trong một tỷ lệ càng lớn càng tốt dân cư có khả năng bị ốm đau. Đây là một biện pháp để xóa bỏ toàn bộ hay một phần những cản trở kinh tế đối với các dịch vụ sức khỏe và y tế. Bảo hiểm y tế được bắt đầu áp dụng vào cuối năm 1992 dưới hai hình thức chủ yếu, tự nguyện và bắt buộc. Theo điều lệ của Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế, 1992), đối tượng của bảo hiểm y tế bao gồm toàn bộ cán bộ viên chức nhà nước đang làm việc, đã về hưu, mất sức, công nhân và lãnh đạo của tất cả các xí nghiệp.

Nhận thấy được việc thẻ bảo hiểm có nhiều tác dụng trong quá trình khám chữa bệnh, các hộ gia đình đều quan tâm tới việc mua thẻ bảo hiểm. Theo số liệu của Đề án phát triển nông thôn mới xã Tân Triều năm 2010 – 2013, tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế chiếm 41% đạt so với tiêu chí chuẩn quốc gia (theo quy định là 40%). Qua điều tra thực tế tại địa bàn cho thấy, số người có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 84,7%, số người không có thẻ bảo hiểm là 15,3%. Số lượng người trong hộ có thẻ bảo hiểm ở mỗi hộ là khác nhau:

Bảng 2.10: Số lượng người có thẻ bảo hiểm trong các hộ

Số người có thẻ BHYT Số lượng (%)

2 23,3 1 20,0 3 17,3 4 16,0 0 15,3 5 3,3 6 2,7 7 1,3 11 0,7 [15] [15]

Hộ gia đình được điều tra tại xã chỉ có 2 người mua bảo hiểm y tế là phổ biến nhất (23,3%). Suy rộng ra, tại Hà Nội các hộ gia đình được điều tra cũng có 2 người mua bảo hiểm y tế là phổ biến nhất (29,4%) và có 12,5% hộ là không có ai mua bảo hiểm y tế. Hà Nội có số người mua bảo hiểm y tế nhiều nhất khi có tỷ lệ hộ có nhiều người mua bảo hiểm y tế cao hơn các tỉnh còn lại [16].

Thẻ bảo hiểm cũng có nhiều loại: thẻ bảo hiểm y tế học sinh/sinh viên, bắt buộc, tự nguyện, người nghèo hay diện chính sách. Mỗi gia đình với đặc trưng riêng của mình sẽ mua những loại thẻ khác nhau.

Biểu 2.4: Loại thẻ bảo hiểm y tế (%)

[15]

Thẻ bảo hiểm y tế học sinh/ sinh viên là thẻ được các hộ gia đình mua nhiều nhất (54,3%), sau đấy là thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện (47,2%), thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế diện chính sách (24,4%), thấp nhất là bảo hiểm y tế người nghèo. Từ những phân tích trên đây, có thể thấy bảo hiểm y tế rõ ràng đóng một vai trò nhất định đối với quyết định của người dân về chi cho y tế.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề y tế của người dân, trong phiếu điều tra cũng quan tâm đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người trả lời cũng như gia đình người trả lời trong 12 tháng qua thì kết quả cho thấy có 56,7% gia đình có người bị ốm (hoặc tai nạn) phải nghỉ học hay nghỉ làm ít nhất từ 1 tuần trở lên. Khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, hộ gia đình cũng gặp phải 1 số khó khăn nhất định như việc chi phí quá cao (22,7%) và thủ tục khó khăn phiền hà (13,3%). Đây cũng là một trong những nét đặc trưng ở bệnh viện của những nơi có mật độ dân số đông.

Cần phải nhìn nhận rằng, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại xã hiện nay đã có sự phát triển mạnh. Chất lượng dịch vụ y tế so với 5 năm trước đây được cải thiện hơn, 65,3% ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ đã tốt hơn.

“So với chất lượng y tế trước đây thì hiện nay chất lượng đội ngũ cán bộ y tế nâng cao lên rất nhiều, nhưng đòi hỏi chăm sóc của người dân cũng cao lên, bên cạnh đó thì bệnh tật cũng nhiều lên. Chính vì vậy, bệnh tật tăng lên, mà điều kiện chăm sóc và trình độ cán bộ nhân viên y tế không theo kịp thì cũng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra” (PVS 7, nam, trạm trưởng trạm y tế).

Có thể nói rằng, tình trạng sức khỏe của người dân không chỉ phụ thuộc vào riêng ngành y tế mà còn phụ thuộc vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, dân số, môi trường, trình độ dân trí. Đồng thời, cùng với việc nâng cao mức sống dân cư, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, công tác y tế đã góp phần tạo nên một cộng đồng thể lực, trí lực cao đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước.

2.2.4. Môi trường sống tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hiện nay, vấn đề môi trường sống, môi trường sinh hoạt của người dân có phần ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi đã từ nhiều năm nay, người dân xã Tân Triều phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khi được hỏi hiện nay trong khu vực mình đang sinh sống những ô nhiễm nào gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân thì tiếng ồn (68%), bụi (63,3%), nước thải (62,7%) là phương án trả lời được chọn nhiều.

[15]

Như vậy, các dạng ô nhiễm được phản ánh nhiều nhất là tiếng ồn, bụi, nước thải – hệ quả của một thời kỳ quá độ cơ sở hạ tầng chưa và đang được thiết lập để đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Tất cả các dạng ô nhiễm này đều được cho rằng tăng lên so với 2 năm trước. Hầu như phương án trả lời đều trên 70%. Đây là một điều đáng lo ngại cho môi trường sinh sống của người dân tại địa phương.

“Hiện nay ở địa phương này rất tệ, vấn đề ô nhiễm môi trường: tiếng ồn từ máy móc sản xuất, có khi buổi tối hay buổi trưa đi làm về muốn nghỉ một tý cũng không móc sản xuất, có khi buổi tối hay buổi trưa đi làm về muốn nghỉ một tý cũng không được vì tiếng máy xay nhựa chạy ầm ầm, vì đây là cuộc sống của người ta nên người dân ở đây họ nể tình cảm nên không nói, nhưng bà con cũng mong muốn làm sao có một chỗ sản xuất tái sinh nhựa ra một nơi khác để tránh ô nhiễm môi trường” (PVS 1,

nam, 37 tuổi, nông dân)

Bảng 2.11: Mức độ tăng so với 2 năm trước của các dạng ô nhiễm

Dạng ô nhiễm Mức độ tăng (%)

Chất thải do sản xuất kinh doanh 88,2

Rác thải sinh hoạt 86,7

Bụi 85,3 Nước thải 81,9 Khác 76,9 Khói 70,4 Tiếng ồn 79,4 Rác thải bệnh viện 40,0 [15]

Vậy từ những nguồn ô nhiễm nào mà ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên cũng như môi trường sinh sống của người dân tại địa phương. Nguồn ô nhiễm rất nhiều, có thể do từ khu công nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp hay từ những hoạt động kinh doanh buôn bán...

Biểu 2.6: Nguồn gây ô nhiễm tại địa phương (%)

[15]

Những nguồn gây ô nhiễm này theo ý kiến người dân đều có mức độ nghiêm trọng, tất cả phương án lựa chọn đều trên 50%.

Bảng 2.12: Mức độ nghiêm trọng của nguồn ô nhiễm

Nguồn ô nhiễm Nghiêm trọng (%)

Xây dựng đường xá, hạ tầng 74,5

Phương tiện cơ giới 71,8

Mương, ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm 69,1

Khu công nghiệp 63,6

Nhà máy, sản xuất công nghiệp 63,2

Hoạt động kinh doanh buôn bán 60,7

Rác thải sinh hoạt 58,8

Làng nghề sản xuất TTCN 51,0

Sử dụng phan hóa học, thuốc trừ sâu 50,0

[15]

Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, sản xuất tiểu thủ công những năm gần đây đã thu hút sự chú ý của xã hội rất lớn. Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Bộ có một số lượng đáng kể các làng nghề thuộc mọi ngành nghề bởi vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề cũng là vấn đề. Có 64% người được hỏi cho rằng nguồn gây ô nhiễm môi trường là từ làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Về mức độ ô nhiễm của nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có 39,6% ý kiến cho rằng mức ô nhiễm do làng nghề gây ra

rất nghiêm trọng; 51% ý kiến cho rằng nghiêm trọng và chỉ có 9,4% cho rằng không nghiêm trọng.

Tiếng ồn, khói bụi là những dạng ô nhiễm phổ biến và một trong những nguyên nhân của nguồn ô nhiễm là do các phương tiện cơ giới đi lại. Có 47,3% ý kiến cho rằng phương tiện cơ giới đi lại là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng phương tiện cơ giới đi lại là một trong những hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa khi nhu cầu và khả năng kinh tế của xã hội tăng lên. Mức độ ô nhiễm do phương tiện cơ giới đi lại gây ra ở mức độ cao, 12,7% ý kiến cho rằng rất nghiêm trọng, 71,8% cho rằng nghiêm trọng và 15,5% cho rằng không nghiêm trọng.

Dạng ô nhiễm môi trường thứ 3 chính là nước thải bởi vậy, nguồn ô nhiễm tại vùng nghiên cứu chính là mương, ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm với mức độ rất nghiêm trọng là 26,5% và 69,1% là nghiêm trọng chỉ có 4,4% cho rằng không nghiêm trọng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Bộ, trong đó có khu vực nghiên cứu đã và đang chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Hoạt động kinh doanh buôn bán phát triển trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng chỉ đang trong quá trình đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển, có 40,7% cho rằng nguồn gây ô nhiễm môi trường là hoạt động kinh doanh, buôn bán với mức độ rất nghiêm trọng chiếm 21,3% ý kiến được hỏi; nghiêm trọng 60,7% và có 18% cho rằng ô nhiễm do hoạt động này gây ra là không nghiêm trọng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa là tất yếu. Hoạt động xây dựng, chuyên chở vật liệu trong quá trình xây dựng không tránh khỏi ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi cho khu vực quanh công trường xây dựng. Có 31,3% ý kiến cho rằng hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng là nguồn gây ô nhiêm môi trường, có 12,8% cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, 74,5% ý kiến cho rằng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cũng có 12,8% cho rằng không gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Có 25,3% ý kiến nhà máy, sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng của nhà máy, sản xuất công nghiệp tới người dân thi có 15,8% ý kiến cho rằng gây ô nhiễm rất nghiêm trọng, 63,2% là nghiêm trọng và 21,1% cho rằng không nghiêm trọng.

Khi điều kiện kinh tế gia tăng, tiêu thụ xã hội tất yếu tăng kéo theo sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt tăng. Có 22,7% ý kiến cho rằng nguồn gây ô nhiễm môi trường là từ bãi rác thải sinh hoạt, trong đó có 8,8% ý kiến cho rằng mức độ ô nhiễm

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)