Hội viên Hội Phụ nữ

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 63)

Hội viên Hội Nông dân 16,0

Đoàn viên 10,7

Khác 9,3

Đảng viên 8,7

Hội viên Hội Cựu chiến binh 8,0

Hội Nghề nghiệp khác 0,7

[15]

Tại địa bàn nghiên cứu, các hộ gia đình có những ý kiến khác nhau về sự khác biệt trong thu nhập giữa các hộ: 40% cho rằng không khác biệt nhưng 60% lại cho rằng là có khác biệt. Sự khác biệt này có đến 95,3% được cho là chấp nhận được, chỉ có 4,7% là không chấp nhận được. Có nhiều lý do được các hộ gia đình đưa ra nhưng 19,3% cho rằng có sự khác biệt về mặt kiến thức, do đặc điểm nghề nghiệp khác nhau, 17,3% cho rằng là do mức độ quan tâm chấp nhận của người dân.

Lý do Số lượng (%)

Do kiến thức 19,3

Do đặc điểm nghề nghiệp khác nhau 19,3

Do mức độ quan tâm chấp nhận của người dân 17,3

Do điều kiện sống khác nhau 16,7

Do kỹ năng và cách thức làm ăn 5,3

Do nguồn lực vốn và đất đai khác nhau 3,3

Do hoạt động của thị trường 3,3

Do thực hiện vai trò của cơ quan chức năng 0,7

[15]

Yếu tố cơ sở hạ tầng tại địa phương so với 5 năm trước đây có phần được cải

thiện đáng kể: 76% ý kiến cho rằng việc thu gom rác thải sinh hoạt tốt hơn; 64% ý kiến cho rằng cung cấp nước sinh hoạt tốt hơn; 44,7% ý kiến cho rằng điều kiện giao thông có phần tốt hơn. Tuy nhiên 39,3% ý kiến cho rằng vấn đề tiêu thoát nước thải sinh hoạt lại kém hơn.

Điều kiện tiêu thoát nước kém cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng úng ngập do mưa bão gây nên tại những nơi có mật độ dân số đông.

Bảng 2.18: Mức độ úng ngập do mưa bão

Mức độ ứng ngập do mưa bão Số lượng (%)

Thường xuyên 36,7

Thỉnh thoảng 30,7

Ít khi 23,3

Không bao giờ 9,3

[15]

Vấn đề xã hội tại địa bàn nghiên cứu: Tình trạng uống rượu bia, cờ bạc lô đề,

nghiện hút, trộm cắp tại địa phương theo ý kiến của người trả lời đều cho rằng là ít.

Bảng 2.19: Mức độ của tình trạng xã hội tại địa bàn

Hiện tượng Mức độ Số lượng (%)

Uống rượu, bia Không 6,7

Ít 40,0

Nhiều 25,3 Không biết 7,3 Cờ bạc, lô đề Không 6,7 Ít 37,3 Khá nhiều 20,0 Nhiều 29,3 Không biết 6,7 Nghiện hút Không 5,3 Ít 54,7 Khá nhiều 13,3 Nhiều 9,3 Không biết 17,3

Mại dâm Không 35,3

Ít 20,7 Khá nhiều 0,7 Không biết 43,3 HIV/AIDS Không 24,0 Ít 28,0 Khá nhiều 0,7 Nhiều 1,3 Không biết 46,0 Trộm cắp Không 19,3 Ít 54,0 Khá nhiều 7,3 Nhiều 9,3 Không biết 10,0 [15]

Tuy nhiên so với 2 năm trước đây thì một số vấn đề tăng lên. Có 38,7% ý kiến cho rằng tình trạng rượu, bia tăng; 40,7% ý kiến cho rằng cờ bạc, lô đề tăng; và vấn đề về nghiện hút giảm đi (36,7%), trộm cắp (38,7). Đối với những vấn đề xã hội có nguy cơ tăng, các ban, ngành đoàn thể cần có những biện pháp mạnh hơn để tuyên truyền,

giáo dục người dân. Đối với những vấn đề xã hội có chiều hướng giảm, địa phương tiếp tục phát huy.

Vấn đề bạo lực trong gia đình cũng cần được quan tâm. Hiện ở địa phương tình trạng bạo lực trong gia đình cũng có nhưng ít, 28,7% ý kiến cho rằng tình trạng bạo lực xảy ra vào từ 1 đến 5 hộ; 6% ý kiến cho rằng từ 6 đến 10 hộ; 1,3% ý kiến cho rằng từ 11 đến 20 hộ; 2% ý kiến cho rằng trên 20 hộ. Nếu so với trước đây, tình trạng này đã có sự giảm đi đáng kể (có 49,3% ý kiến). Đây là một điều đáng mừng tại địa bàn nghiên cứu.

Tuy không thể đề cập hơn tất cả các tiêu chí về chất lượng cuộc sống nhưng đây là một số tiêu chí cơ bản được đề cập trong phiều điều tra. Chính vì vậy, các nhà quản lý sẽ nắm rõ hơn được thực trạng hiện nay của địa phương, góp một phần vào quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

* Tiểu kết chương 2:

Trong những năm gần đây, xã Tân Triều có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các ngành sản xuất phát triển, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện. Sự phát triển kinh tế qua các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm... Quy mô chất lượng của nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần ti trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội thu được những thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Công tác xã họi hóa giáo dục có chuyển biến, người dân càng ngày càng thấy được vai trò quan trọng của học vấn.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đạt kết quả. Thực hiện xã hội hóa y tế có nhiều tiến bộ, đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Để có được giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều cũng có nhiều điều kiện thuận lợi song cũng có không ít những khó khăn.

Thuận lợi:

Quy hoạch của toàn xã cơ bản đã hoàn thành, tạo điều kiện cho thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa .

Một số cơ sở vật chất của xã đã được chuẩn bị đầu tư: Trụ sở Đảng ủy – UBND xã, chợ Triều Khúc, khu hỗn hợp thể thao, cơ sở hạ tầng hệ thống tiêu thoát nước và trường mầm non 2 thôn... Hiện có một số dự án đã đầu tư góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn như nhà văn hóa 2 thôn, trường Tiểu học Yên Xá và chợ Yên Xá.

Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Hệ thống chính trị của cơ sở vững mạnh đội ngũ cán bộ xã được bổ sung, kiện toàn đáp ững được nhiệm vụ chính trị địa phương.

Khó khăn:

Về phát triển kinh tế:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn mang tính tự phát.

Thương mại dịch vụ chưa được định hướng cụ thể, sự liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương chưa chặt chẽ nên tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường chưa cao, chưa xây dựng được thương hiệu làng nghề. Hệ thống chợ 2 thôn chưa đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa.

Sản xuất nông nghiệp hiệu quả đạt thấp, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm.

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:

Các quy chế, quy ước được xây dựng xong quá trình triển khai thực hiện hiệu

quả chưa cao.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng kịp thời đặc biệt là hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, giao thông nội bộ thôn xóm do đã xây dựng từ lâu và đã có quy hoạch nhưng chưa được đầu tư dẫn đến nhiều yếu tố như: mạng lưới giao thông chính của thôn còn nhỏ hẹp, kết cấu mặt đường đã xuống cấp nhiều.

Vệ sinh môi trường chưa được hoạch định và định hướng lâu dài như việc xử lý nguồn nước thải, bầu không khí, tiếng ồn do làng nghề gây ra.

Việc xác định những khó khăn và thuận lợi tại địa phương để hiểu được hơn về các địa bàn nghiên cứu. Thông qua đó sẽ có những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triệu, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI

3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp

Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư xã Tân Triều cần phải có những giải pháp đúng đắn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mình, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của thành phố, huyện.

* Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Trì năm 2011

Năm năm qua, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu.

Lĩnh vực Kinh tế: Kinh tế huyện tiếp tục phát triển ổn định và duy trì tăng

trưởng. Trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ/CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, Chương trình hành động số 33/CTr-UBND ngày 7/3/2011 của UBND Thành phố về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; giành 4 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế của huyện được duy trì và tăng trưởng, tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp (Công nghiệp xây dựng duy trì ổn định 63,4% - Thương mại dịch vụ tăng từ 20,5% lên 20,8% - Nông nghiệp giảm từ 16,5% xuống còn 15,8%). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18,2 triệu đồng/người/năm, đạt 107,1% so với kế hoạch, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2010.

Tích cực triển khai quyết liệt nhiệm vụ Xây dựng Nông thôn mới. Duy trì nghiêm túc chế độ họp giao ban định kỳ giữa Ban chỉ đạo của huyện với các xã để hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp tập huấn, thành lập các đoàn đi thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới để các xã nắm chắc các bước triển khai xây dựng nông thôn mới tại cơ sở . Thường trực Huyện ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân cùng các phòng, ban chuyên môn của huyện trực tiếp làm việc với một số xã để kịp thời

tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chỉ đạo các xã tập trung duyệt, điều chỉnh quy hoạch, đến nay đã hoàn thành phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của huyện và đề án nông thôn mới của 12/15 xã (trừ 03 xã vùng bãi). Toàn huyện có 120 dự án phục vụ xây dựng nông thôn mới với tổng nguồn vốn đầu tư 362,932 triệu đồng, đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 42 dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh. Tổ chức thành công “Lễ phát động Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới”, tại Lễ phát động đã có 35 doanh nghiệp đăng ký tham gia ủng hộ xây dựng Nông thôn mới với kinh phí 1.820 triệu đồng.

Lĩnh vực văn hoá xã hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tập trung tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trang trí, tuyên truyền. Phong trào thể dục thể thao đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thể thao thành tích cao, tổ chức thi đấu cọ sát và tham gia các giải thi đấu của Thành phố và khu vực đạt 92 huy chương các loại, số lượng người tham gia tập thể dục thể thao

thường xuyên đạt 30%, số gia đình tập thể dục thường xuyên đạt 22%.

Công tác Giáo dục & Đào tạo thu được những kết quả đáng phấn khởi, chất lượng giáo dục được giữ vững. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả 05 Đề án giáo dục. Hoàn thành xây dựng 05 trường theo chuẩn quốc gia, đạt 100% kế hoạch. Năm học 2010 – 2011, ngành giáo dục và đào tạo huyện được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối ngoại thành, được Đảng Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III.

Công tác Y tế - Dân số kế hoạch hóa gia đình: Tập trung nâng cao chuẩn quốc gia về y tế xã. Triển khai, thực hiện tốt các Chương trình y tế, tháng hàng động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Ngày Vi chất dinh dưỡng. Chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh ở người, sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở y dược tư nhân, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Duy trì tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 12,2% xuống còn 11,6%. Tổ chức 63 buổi tuyên truyền, tọa đàm, tập huấn về chính sách dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, 38 chiến dịch truyền thông, lồng ghép dịch vụ Kế

hoạch hóa gia đình. Nhưng số người sinh con thứ 3 trở lên vẫn tăng từ 5,5% lên 6,4%.

* Định hướng chung về phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Thanh Trì năm 2012 Lĩnh vực kinh tế:

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã chăm sóc lúa xuân theo đúng quy trình kỹ thuật, gieo trồng chăm sóc các loại rau màu vụ xuân - hè. Tăng cường công tác phòng

chống dịch bệnh gia súc gia cầm và dịch bệnh ở người.

Tăng cường kiểm tra đôn đốc UBND xã Đại Áng, Đông Mỹ đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới và thực hiện kế hoạch nông thôn

mới của các xã năm 2012.

Đôn đốc các xã, thị trấn thu nộp các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện và hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai các bước cụ thể cho từng dự án huyện giao năm

2012, đảm bảo tiến độ ngày từ những tháng đầu năm.

Triển khai rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp do huyện quản l ý năm 2012.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội:

Tổ chức tuyên truyền các hoạt động Văn hoá, văn nghệ - TDTT chào mừng 37 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5.

Triển khai Điều lệ hội khỏe măng non và tổ chức giải cầu lông công nhân viên chức.

Thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp cho các gia đình chính sách, người có công. Xét duyệt 20 hồ sơ cai nghiện bắt buộc. Tiếp tục tổ chức thực hiện chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe/kế hoạch hóa gia đình đến các vùng đông dân, có mức sinh cao.

Tuyên truyền, vận động tổ chức hiến máu nhân đạo tại các xã và tổ chức tập huấn sơ cấp cho cán bộ, thanh niên của các trường học.

Tổ chức tốt cuộc thi giải toán trên Internet cấp huyện và tham gia ngày hội công nghệ thông tin, thi tiếng Anh, giải toán trên Internet cấp thành phố năm học cho các năm tới.

Trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền xã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống, xã hội hóa đầu tư hạ tầng cơ sở, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đời sống văn hóa xã hội của nhân dân được nâng cao.

Mục tiêu của Đề án là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong Công nghiệp – thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm. Thứ hai là phấn đấy tới năm 2013 xây dựng xã Tân Triều cơ

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)