Quá trình Đô thị hóa tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội qua

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 32)

9. Kết cấu khóa luận

1.2.2.Quá trình Đô thị hóa tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội qua

yếu tố

Xã Tân triều nằm ở bên cạnh quận Thanh Xuân, thuộc khu vực nội thành Hà Nội, một khu công nghiệp được thành lập từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước nhưng chỉ mới được đô thị hoá trong thời kỳ Đổi mới. Trước những năm 90, khu vực này vẫn thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Vị trí ven dô của Tân triều cho thấy lợi thế đặc biệt của nó khi nó có thể tham gia vào sự phân công lao động trên địa bàn thành phố.

Sự biến đổi nghề nghiệp: Do sự chật hẹp của đất nông nghiệp nên cơ cấu kinh

tế của xã Tân Triều từ lâu đã hướng tập trung vào các nghề thủ công hay các nghề phi nông như dệt khăn mặt, dệt và thêu các loại cờ thưởng và huân chương để bán cho thị trường hoặc phục vụ theo đơn đặt hàng của nhà nước, nghề thu gom phế liệu rất đặc trưng bởi mặt hàng chổi lông gà của làng Triều khúc nổi tiếng trên cả nước và mặt

hàng thuốc nam của làng Yên Xá. Sản phẩm của làng nghề Tân Triều ngày nay đã hình thành các nhóm nghề sau:

Nhóm nghề dệt: Đã hình thành từ hàng trăm năm trước. Vào những năm 60, nghề này sản xuất hoàn toàn bằng thủ công với các thiết bị công cụ từ khung tre, gỗ. Ngày nay, các công cụ đã được thay thế bằng các máy móc, thiết bị bán tự động hoặc tự động hóa hoàn toàn (dệt tua cờ, vải thổ cẩm, vải công nghiệp, huân huy chương, dây chun, dây băng, mác nhãn đồ may mặc, dây giấy, khăn mặt, khăn len,..). Đã hình thành 17 công ty tư nhân, HTX và 30 hộ chuyên vơi 1.000 lao động tham gia sản xuất nghề này.

Nghề xe tơ, sợi: Hiện có 12 công ty và 03 doanh nghiệp lớn và 30 hộ chuyên với 300 lao động tham gia sản xuất. Sản phẩm chính gồm: chỉ khâu, chỉ thêu, sợi tơ tằm, sợi vải, sợi thảm. Mặt hàng tơ, sợi cung cấp cho ngành dệt-may trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Trung Quốc. Nghề xe tơ sợi tằm được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Nhóm nghề thu gom, tái chế phế liệu: Nghề này đang thu hút khoảng 180 hộ với 1.000 lao động tham gia. Sản phẩm chính gồm: nhựa mềm, nhựa cứng, mắc áo, dây đồng, dây nhôm, các thiết bị phụ tùng đã qua sử dụng, sắt thép phế liệu, chăn gối, chổi lông, râu tóc giả, tóc độn,…. Nhóm nghề này đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhưng hiện tại vẫn phải duy trì vì nó thu hút, tạo hàng nghìn lao động có việc làm và thu nhập ổn định cho địa phương.

Nghề sản xuất guốc gỗ, dép, đế giày cao su: Nghề này chủ yếu tập trung ở thôn Yên Xá với tổng số 20 hộ tham gia. Sản phẩm chính gồm: đế guốc, đế dép, guốc gỗ, dép cao su cung cấp cho các cơ sở sản xuất guốc, dép, giày thành phẩm.

Nhờ vào vị trí tiếp giáp khu vực nội đô của thành phố Hà Nội nên dân cư của làng Triều Khúc có thể tranh thủ những lợi thế của vùng giáp ranh đô thị để đa dạng hoá và phi nông hoá các hoạt động kinh tế mà không phải rời làng quê như dân cư ở các vùng xa đô thị khác để mong tìm kiếm cơ may thay đổi cuộc sống nơi thành phố.

Sự biến đổi về lối sống cộng đồng: Như đã nói, xã Tân Triều nằm sát với khu

vực nội thành Hà Nội nên thường xuyên có các quan hệ với các khu công nghiệp và dân cư nội thành xung quanh nó. Đó là các khu công nghiệp nhẹ Cao su- Xà phòng- Thuốc lá, gọi tắt là khu “Cao Xà Lá” của quận Đống Đa ; các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình. Đây cũng là khu tập trung rất nhiều trường học như Đại học

Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Hà Nội, các trường Cao đẳng, trung cấp dạy nghề ở quận Thanh Xuân ngày nay. Sự giao tiếp với môi trường đô thị bên ngoài đã đem lại cho người dân ở đây những khả năng và cơ hội tham gia vào quá trình đô thị hóa từ rất sớm.

Từ khi Đổi mới, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã Tân Triều càng được đẩy mạnh theo hướng Công nghiệp hóa. Các doanh nghiệp công nghiệp và thủ công luôn mở rộng quy mô và không ngừng hiện đại hoá so với trước đây. Tuy nhiên, do vẫn là một khu vực nông thôn nên không gian cư trú và sản xuất của nó vẫn không thể mở rộng hay phát triển theo kiểu đô thị. Chỉ khu dân cư trên con đường nối xã này với khu vực nội thành đã được quy hoạch và cải tạo để trở thành một con phố với những đặc trưng đô thị hoá nổi bật hơn cả. Trong xã, chỉ có các ngôi nhà mới xây là mang dáng dấp thành phố còn các con đường và tổ chức không gian vẫn giữ nguyên phong cách làng xã truyền thống.

Quá trình đô thị hoá thể hiện ở chiều sâu hơn là ở trên bề mặt của tổ chức không gian làng xã. Đó là sự nhập cư của rất nhiều người từ các địa phương khác trên lãnh thổ của làng thay vì sự di cư của người trong làng ra đi như ở các vùng nông thôn khác. Những công nhân, người lao động tự do và sinh viên đến đây mua nhà, mua đất hay thuê nhà chỉ để ở nhưng không phải là để hội nhập với cuộc sống cộng đồng làng xã ở đây.

Việc bán đất ở trong khu vực cho người nhập cư hay làm nhà cho thuê đã làm cho không gian cư trú gia đình và làng xã ngày càng bị xen kẽ bởi không gian cư trú của những người nhập cư từ nơi khác đến. Quan hệ gia đình và làng xã vì thế cũng trở nên phức tạp và lỏng lẻo hơn trước. Mặc dù việc bán đất ở đã cải thiện rõ rệt thu nhập và mức sống của người dân trong làng. Người ta có điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện nhà ở và phương tiện đi lại, học hành và chăm sóc sức khoẻ nhưng về mặt xã hội, các sinh hoạt cộng đồng có chiều hướng sa xút không còn như trước. Các gia đình giờ đây không còn không gian để cử hành các nghi lễ gia đình và cộng đồng như trước đây. Các sinh hoạt nghi lễ như đám cưới, đám giỗ hay đám ma gần như đều phải thuê không gian, dịch vụ thay vì làm tại nhà. Lối sống cá nhân có xu hướng lấn át lối sống cộng đồng vì những quan hệ và tình cảm cộng đồng ngày càng không còn được ưu tiên như trong quá khứ.

Những người nhập cư cũng mang theo họ cách sống cá nhân và tập quán của các vùng khác khi đến đây sinh sống. Sự giao lưu văn hoá cũng làm phong phú thêm đời sống văn hoá địa phương song cũng làm thay đổi các quan niệm và giá trị cộng đồng bản địa. Các quan hệ với những người nhập cư không phải là thành viên trong cộng đồng không thể tuân theo các phong tục cộng đồng làng xã. Bởi vì các xung đột quan hệ hay lợi ích với người mới đến không thể dựa trên hương ước hay tình làng nghĩa xóm mà chủ yếu phải dựa vào sự can thiệp của chính quyền và pháp luật. Trong những trường hợp chính quyền chưa thể can thiệp, người dân phải tự giải quyết, dẫn đến sự ra đời của các tỏ chức dân sự bổ xung cho các tổ chức chính trị và cộng đồng trong công tác quản lý xã hội nông thôn đô thị hóa

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

2.1.1. Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến CLCS như điều kiện cư trú của dân cư, chất lượng môi trường sống và khả năng khai thác trực tiếp các tài nguyên làm nguồn sống cho dân cư (đất đai, khí hậu, nguồn nước). Vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi có thể tạo điều kiện cho quốc gia đó phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và cải thiện CLCS dân cư.

Tân Triều là xã ven đô thuộc huyện Thanh Trì, nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 9 km, cách thành phố Hà Đông 2 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp với phường Thanh Xuân Nam – Hạ Đình- quận Thanh Xuân; phía Đông giáp với phường Kim Giang, Đại Kim – quận Hoàng Mai; phía Nam giáp với xã Tả Thanh Oai, xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì; phía Tây giáp với thành phố Hà Đông. Với vị trí địa lý này, Tân Triều thuận lợi trong vệc tổ chức sản xuất lưu thông hàng hóa và tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật

Về mặt địa hình, xã Tân Triều có địa hình tương đối bằng phẳng. Phần đất làng xóm có cốt cao địa hình khoảng 5,5m - 6,5m. Phần ao hồ trong và ngoài làng có cốt cao độ khoảng 3m – 4,5m.

Về địa chất công trình, địa chất thủy văn thì xã Tân Triều có diện tích mặt nước khá phong phú, kênh, mương có thể cung cấp nước cho việc tưới tiêu, nuôi thủy sản và tạo cảnh quan. Khi có mưa lớn, lượng nước mặt chảy theo độ dốc địa hình tự nhiên và thoát ra sông Nhuệ.

Đây là các yếu tố cần khai thác để quy hoạch xã Tân Triều có thể hòa nhập với sự phát triển đô thị hóa ngày càng cao ở Hà Nội song vẫn giữ được đặc trưng riêng theo định hướng xây dựng làng nghề truyền thống và phát triển đô thị bền vững.

2.1.2. Các nhân tố Kinh tế - xã hội

Vị trí kinh tế - xã hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với CLCS dân cư. Nếu một quốc gia hay một dân tộc hay một địa phương có vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ

có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế.

* Các nhân tố kinh tế

Chính sách của quốc gia và địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến CLCS dân cư. Những thay đổi về chất trong chính sách vĩ mô như: Xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương; Chính sách mở cửa và hội nhập đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng các vật tư, thiết bị máy móc nông nghiệp và công nghệ và mở rộng thị trường, tăng thêm thu nhập cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng khá, giữ vững tốc độ tăng trưởng 18,5% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 110% kế hoạch năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 452 tỷ đồng [34].

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của xã Tân Triều qua các năm

Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 329.600 100 388.930 100 452.000 100

Công nghiệ - Tiểu thủ công nghiệp

236.042 71,6 280.030 72,0 331.000 73,0

Thương mại - Dịch vụ 84.000 25,5 100.340 25,8 117.000 26,0

Nông nghiệp – thủy sản 9.558 2,9 8.556 2,2 4.000 1,0

[33, 34]

Về Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tập trung phối hợp với các ngành của

huyện triển khai đấu giá cụm sản xuất làng nghề vào cuối năm 2008 với diện tích 9.88 ha và thực hiện công tác đầu tư theo quy hoạch (đây là công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 – 2010). Thu hút 80/603 cơ sở, đạt 13,3% số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Qua điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp và các hộ trên địa bàn đều có nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất.

Kế hoạch xây dựng đề án mở rộng khu làng nghề giai đoạn 2009 – 2010 diện tích 05ha thu hút từ 100 – 120 hộ và ưu tiên các hộ thuộc nhóm nghề thu gom, tái chế phế liệu, chuyển đổi khu phơi lông vũ 02ha. Hiện nay ngoài bức xúc về mặt bằng mở rộng quy mô sản xuất, vì nhóm nghề này gây ô nhiễm môi trường. Đối với ngành dệt, se sợi đưa các công ty, các HTX ra cụm sản xuất làng nghề để tiện cho việc sản xuất, giảm

tiếng ồn và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, đối với các hộ chuyên sẽ trở thành các vệ tinh cho các công ty, HTX, các hộ này vẫn để sản xuất tại gia đình nhưng cần có các biện pháp xử lý bụi và tiếng ồn.

Đến năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp so với năm 2010 tăng 20%, đạt 110% kế hoạch năm.

Về thương mại – dịch vụ: năm 2009 – 2010 xây dựng nhà truyền thống giới thiệu

sản phẩm làng nghề gắn với định hướng phát triển dịch vụ làng nghề. Đầu tư xây dựng 02 thôn với diện tích 0.95 ha và trung tâm thương mạ trưng bày triển lãm các sản phẩm làng nghề theo quy hoạch. Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ so với năm 2010 tăng 19%, đạt 101% kế hoạch năm.

Về nông nghiệp – thủy sản: Với đặc điểm của Tân Triều nằm trong vùng quy

hoạch của thành phố, diện tích đất nông nghiệp trong năm tới sẽ giảm, hướng phát triển nông nghiệp cần quan tâm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện cho các hợp tác xã để hoạt động hiệu quả, mở rộng mô hình quản lý các loại hình dịch vụ nông nghiệp nông thôn, phát triển các trang trại thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2010 tập trung chỉ đạo chuyển đổi từ 02ha sang trồng hoa cây cảnh, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, 05ha nuôi trồng thủy sản và 39ha sang trồng rau. Thu nhập trên ha đất nông nghiệp đạt 80 triệu đồng/năm. Phấn đấu năm 2010 toàn xã không còn diện tích cây lúa.

Với đặc điểm cơ cấu kinh tế có nhiều thuận lợi như vậy, huyện Thanh Trì nói chung và xã Tân Triều nói riêng cũng cần phải được khai thác và phát huy tất cả những thế mạnh đó.

* Các nhân tố xã hội

Những chính sách về mặt xã hội cũng tạo điều kiện sống cho người dân tại địa phương: Chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở sự mở rộng cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho nhóm người nghèo; làm giảm bớt nguy cơ và tăng khả năng ứng phó với những rủi ro cho người nghèo; bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương; tạo việc làm và giảm thất nghiệp; Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo thông qua việc tạo lập môi trường thông thoáng, cũng như hỗ trợ trực tiếp trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm, tạo điều kiện vay vốn, đất đai, nâng cao tay nghề...

Tân Triều nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có tác động mạnh đến sự phát triển, đất của xã nằm trong rãnh giới khu vực đang đô thị hóa mạnh. Xã có 24.475 nhân khẩu với 4.867 hộ, tổng số lao động toàn xã là 16.144 người (nam từ 18-60 tuổi; nữ từ 18-55 tuổi). Trong số lao động có khả năng lao động là 15.197 người, chia theo lĩnh vực sản xuất:

Lao động thương mại – dịch vụ: 6.979 người, chiếm 43,3%

Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 6.055 người, chiếm 37,5% Lao động nông nghiệp – thủy sản: 3.110 người, chiếm 19,2%

Số lao động đã qua đào tạo nghề là 9.526 người, chiếm 62,7% chủ yếu là đạo tạo ngắn hạn và trung cấp.

Do đất nông nghiệp có biến động giảm nên tạo điều kiện các hộ chuyển sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Dự báo của xã đến năm 2012. Số khẩu cũng như số hộ và số lao động trong nông nghiệp có biến chuyển đáng kể.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 32)