Nhóm giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 75)

9. Kết cấu khóa luận

3.3.2. Nhóm giải pháp về xã hội

Về giáo dục: nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những yêu cầu quan

trọng nhằm thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong thời gian tới cần nâng cao nguồn lực cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi bậc học, cơ sở; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững vàng và tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục; phối hợp với trung tâm dạy nghề thu hút học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông vào các loại hình trường trung học. Hàng năm theo dõi chặt chẽ số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và có giải pháp để những học sinh này có cơ hội theo học bậc trung học.

Tăng cường nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục: thực hiện quản lý hệ thống các trường lớp, đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng khoa học, chất lượng và bền vững.

Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo về chất lượng đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Trong điều kiện hiện nay, cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, chuẩn hóa về trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy – học, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo...

Về y tế - chăm sóc sức khỏe: phát triển công tác y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc,

bảo vệ sức khỏe nhân dân nông thôn. Phấn đấu cuối năm 2013 đạt và vượt các mục tiêu.

Mục tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo

hiểm y tế (%)

41,0 50,0 55,0 60,0 65,0

Tỷ lệ phát triển dân số 12,47tự nhiên (%/00) 14,2 14,0 13,7 13,5 13,0 Tỷ lện trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) 14,47 12,0 11,05 10,5 10,0 Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ

sinh

98,0 100 100 100 100

Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh 100 100 100 100 100 [35]

(Số người tham gia các loại hình y tế phấn đấu đến năm 2013 đạt 60% bằng mức trung bình của thành phố)

Bảng 3.2: Các nội dung cần phấn đấu và duy trì để y tế xã đạt chuẩn Quốc gia

Chuẩ n

Nội dung Điểm

chuẩ n Điểm đạt năm 2009 Điểm đạt năm 2011 Điểm đạt năm 2012 Điểm đạt năm 2013 I Xã hội hóa chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe 10 10 10 10 10 II Vệ sinh phòng bệnh 16 12,5 13 14,5 16 III Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 12 11,5 11,5 11,5 12 IV Y học cổ truyền 5 5 5 5 5 V Chăm sóc sức khỏe trẻ em 10 10 10 10 10 VI Chăm sóc sức khỏe sinh sản 10 5 10 10 10

VII Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

10 8 10 10 10

chính sách

IX Kế hoạch tài chính cho trạm y tế

12 11 12 12 12

X Thuốc thiết yếu và sử dụng an toàn

5 4 4,5 5 5

Tổng cộng 100 85 96 98 100

[35]

Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng chuyên môn

Củng cố nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân

Thực hiện tốt chương trình y tế, chủ động phòng chống và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, các hội nghị tọa đàm tìm giải pháp giảm sinh, giảm sinh con từ thứ 3 trở lên. Duy trì chuẩn quốc gia về y tế

Quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh cho người dân

Thực hiện tốt chế độ chính sách người có công, các đối tượng xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa, trên cở sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động vốn bằng nhiều nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn để làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

Xây dựng một số công trình văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, bổ sung thêm cá trang thiết bị để đảm bảo đạt chuẩn.

Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền vững mạnh. Tích cực phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, giải quyết kịp thời các đơn thu khiếu nại, tố cáo

Đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước. Thường xuyên tổ chức giao ban để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính về quản lý đất đai, trật tự xã hội thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Rà soát, điều chỉnh, luân chuyển cán bộ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ

Tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công chức và các tầng lớp nhân dân. Duy trì nề nếp tiếp dân, tiếp tục nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo

Đẩy mạnh phong trào thi đua từ cơ sở, có chỉ tiêu và kết quả cụ thể, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời

Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong cán bộ công chức và nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, lực lượng quân sự địa phương toàn diện trên các mặt công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc vững chắc. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề xây dựng xã, thị trấn an toàn về an ninh nông thôn và chuyên đề phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân góp phần an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động nắm chắc tình hình, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phòng ngừa, tích cực đấy tranh chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều huyện - Thanh Trì - Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)