- Thời gian nằm viện sau mổ
4.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u:
Trong 180 bệnh nhân nhiên cứu, theo bảng 3.4 có 37,2% số bệnh nhân phát hiện u khi đi khám, đau tức bụng dưới 29,44%, rối loạn kinh nguyệt và siêu âm là 11,67% và 21,67%, đặc biệt không gặp trường hợp nguười bệnh tự sờ thấy khối u.
Theo Nguyễn Bình An [25], 85 trường hợp (42,5%) có dấu hiệu đau tức bụng dưới, siêu âm phát hiện 50 trường hợp (25%), khám phụ khoa phát hiện 49 trường hợp (24.5%), 10 bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt và chỉ 6 bệnh nhân tự sờ thấy u, kết quả được thể hiện tại biểu đồ 3.2.
Theo Đỗ Thị Ngọc Lan [16], trong 148 bệnh nhân u buồng trứng được PTNS gặp 45 bệnh nhân (30,4%) có dấu hiệu đau tức bụng dưới, siêu âm phát hiện 41 trường hợp (27,7%), khám phụ khoa phát hiện 34 trường hợp (22,9%), khám vô sinh phát hiện 10 trường hợp (6.8%), 12 bệnh nhân (8,1%) có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và 6 bệnh nhân (4,1%) tự sờ thấy u.
Theo Đỗ Khắc Huỳnh [14], 47% u buồng trứng được phát hiện qua khám phụ khoa hàng loạt, siêu âm phát hiện phát hiện 23,5%, đau tức bụng dưới gặp 17,6% và 10,6% bệnh nhân phát hiện khi có rối loạn kinh nguyệt.
Theo Nguyễn Như Bách [1], 72% u buồng trứng lành tính có triệu chứng lâm sàng, 28% không có triệu chứng lâm sàng.
Theo y văn, u buồng trứng phần lớn không có biểu hiện lâm sàng. Khi đã có dấu hiệu cơ năng thì thường u lớn hoặc có biến chứng như xoắn.
Tuy vậy, tổng số bệnh nhân u buồng trứng được phát hiện tình cờ qua khám phụ khoa và siêu âm chiếm 48,87%. Vì thế khám phụ khoa định kỳ và
siêu âm là thực sự cần thiết nhằm phát hiện u buồng trứng ở phụ nữ, đặc biệt khi u nhỏ chưa có triệu chứng lâm sàng.