Muốn xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn. Để thực hiện được điều đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần thực hiện những biện pháp sau:
Một là, phía Nhà nước phải tạo ra cơ chế chính sách, các địa phương phải hỗ trợ giúp đỡ để đưa những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt những doanh nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp. Các doanh nghiệp về các vùng nông thôn tạo điều kiện thay đổi cách sống nếp nghĩ cho nông dân theo hướng công nghiệp hóa. Các doanh nghiệp về nông thôn góp phần gắn công nghiệp với nông nghiệp, tạo việc làm tại chỗ cho nông dân cả hai phương diện. Phương diện thứ nhất thu hút lao động nông nghiệp vào doanh nghiệp, phương diện thứ hai tạo thêm nhiều việc làm mới cho nông nghiệp. Điều đó giúp thực hiện được chủ trương người nông dân ly nông chứ không ly hương. Việc nông dân ở lại nông thôn vừa khắc phục được tình trạng mất cân đối dân số nông thôn, vừa đỡ gây khó khăn căng thẳng cho các thành phố, một khi nông dân dịch chuyển ra thành phố khá đông.
Hai là, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân là hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau. Có việc làm nông dân mới có thu nhập, nhưng muốn có thu nhập cao đòi hỏi nông dân phải nâng cao năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp của nông dân phụ thuộc cả vào chính người nông dân và sự giúp đỡ của Nhà nước với nông dân.
Về phía nông dân muốn nâng cao năng suất lao động việc làm trước tiên của nông dân là phải thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
Sau khoán 10 đồng ruộng nhiều nơi bị chia cắt manh mún. Điều đó đang gây khó khăn cho việc cơ giới hóa, cho việc đưa tiến bộ công nghệ vào sản xuất. Không thực hiện cơ giới hóa, không áp dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ thì không thể
Cần phải thực hiện thâm canh, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Cần phải tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh tạo ra những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp cần phải được chế biến thì sản xuất nông nghiệp mới không rơi vào tình trạng “ được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.
Cần phải khôi phục những giá trị văn hóa của các vùng các miền để phát triển du lịch, dùng văn hóa để thu hút du lịch, dùng du lịch để nuôi văn hóa và tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân.
Một hướng giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân là phải khôi phục ngành nghề truyền thống ở các vùng các miền. Nhiều vùng phát triển những nghề truyền thống như làm nón, dệt chiếu, nghề rèn, nghề mộc, mây tre đan đã giải quyết được nhiều việc làm cho những lao động dư thừa. Nếu chúng ta phát triển được du lịch, sản xuất những mặt hàng truyền thống phục vụ cho du lịch cũng là một biện pháp xuất khẩu tại chỗ, giải quyết việc làm cho nông nghiệp.
Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Nhà nước cần chăm lo đào tạo nghề cho nông dân, có chính sách tạo sự kết hợp giữa nông dân với các nhà khoa học, để khoa học phục vụ tốt cho nông nghiệp và góp phần trang bị kiến thức sản xuất kinh doanh cho nông dân.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về giá để đưa giống mới các loại cây con có năng suất cao vào sản xuất.
Nhà nước cần ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu lao động đối với nông dân các vùng kinh tế đang gặp khó khăn. Muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động trong nông dân, Nhà nước phải có sự hỗ trợ đào tạo nghề cho họ, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để mua vé và những chi phí cho hoạt động xuất khẩu lao động. Cần phải tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và những biện pháp quản lý để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Kết luận chƣơng hai
Qua việc phân tích thực trạng và nguyên nhân thực trạng vai trò của giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay
chúng ta thấy giai cấp nông dân có vai trò vô cùng quan trọng. Những năm qua Nông dân nhiều địa phương đã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của nhiều địa phương đã được khôi phục, trình độ văn hóa của nông dân đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên ở nhiều địa phương nông dân còn hạn chế trong việc xây dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nhiều vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn còn hạn chế về cơ sở vật chất, đường làng ngõ xóm còn chật hẹp… Để có thể phát huy vai trò đó một cách tốt nhất chúng ta cần có những giải pháp để phát huy vai trò đó. Những giải pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau và kết quả của chúng có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Do đó, các biện pháp cần được tiến hành đồng bộ, nhất quán, việc thực hiện tốt hệ giải pháp này mang lại hiệu quả mong muốn là phát huy tốt nhất vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN CHUNG
Như vậy trong cuộc sống sôi động hiện nay, các thế hệ người nông dân dám tự tin và chủ động trước mọi công việc của xã hội và gia đình, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà người nông dân đang vươn tới. Sự hiện diện một cách thường xuyên và rất thành công của người nông dân trong thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; trong thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi, từ các loại cây con có năng suất thấp sang loại có năng suất cao; vai trò trong thay đổi phong tục, tập quán, nếp sống nông thôn theo hướng tiến bộ; là người giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa ở các vùng nông thôn; vai trò trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở nông thôn; trong giữ gìn an ninh trật tự, xã hội ở nông thôn. Những vai trò trên thể hiện bước tiến rất quan trọng của người nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. Điều đó cho thấy các thế hệ người nông dân đã vươn lên, vượt qua những rào cản, định kiến xã hội, những hạn chế của mình từ trong truyền thống để phát huy vai trò của mình trong xã hội, góp phần vào sự thành công của phong trào xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay. Có thể khẳng định: dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, giai cấp nông dân đã có bước tiến dài trên chặng đường xây dựng đất nước. Ngày nay, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân các vùng miền được cải thiện rõ rệt; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Tuy vậy, cũng còn những khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân, nhất là ở vùng miền núi dân tộc, vùng sâu, vùng xa… Hơn thế nữa giai cấp nông dân đang có những biến đổi trong điều kiện kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp nhằm đào tạo, bồi dưỡng nông dân và ngày càng nâng cao được vị thế, vai trò của nguồn lực ấy. Đây là một trong những vấn đề cấp bách nhưng không thể thực hiện được ngay trong một thời gian ngắn. Nhận thức đúng đắn được vai trò của giai cấp nôn dân và để có thể thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp nêu trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vươn lên của bản thân người nông dân và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của các cơ quan ban ngành, đoàn thể và bằng sức mạnh tổng hợp, tinh thần đoàn kết, tương trợ của toàn thể các giai cấp trong xã hội.
Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông dân Việt Nam có đóng góp quan trọng xứng đáng với tầm vóc, vị trí, vai trò của mình. Chúng ta tin tưởng rằng, giai cấp công nhân cùng Đảng Cộng sản Việt Nam se tiếp tục lãnh đạo nhân dân lao động, trong đó có nông dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, sớm đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hoài Anh (2010), “Vai trò của cộng đồng trong việc giữ gìn di sản”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, Số 307, tr 9 – 11.
2. Phạm Ngọc Anh (1998), Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Ban Dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề công tác vận động nông dân ở
nước ta hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội
nghị Trung ương bảy, Khóa X, Nxb. CTQG, Hà Nội.
5. Trần Văn Bính (2000), Đề cương bài giảng lý luận văn hóa cho hệ đào tạo cao
học và nghiên cứu sinh, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương Khóa X, Nxb. CTQG, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (2008), Một nền văn hóa văn nghệ đậm bản sắc dân tộc với nhiều
loại hình nghệ thuật phong phú, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Ngô Văn Giá (chủ biên) (2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống
ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb. CTQG, Hà Nội.
12. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay dưới góc nhìn
giá trị học, Viện văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Hy, Hoàng Sơn Cương (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
14. Bendict. J. Tria KerVliet, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định dịch (2000), Một số vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội
16. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 17. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 48, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
18. Trường Lưu (1999), Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb. CTQG, Hà Nội.
19. C.Mác – Ph.Ăngghen (2004), Ngày 18 Tháng sương mù của Lu – I Bô – na –
pác – tơ, Toàn tập, Tập 8, Nxb. CTQG, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2000), Mục đọc sách, Toàn tập, Tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội. 21. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
22. Georges Oliveir (1992), Sinh thái nhân văn, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Sáu (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.
24. Nam Sơn (2009), “Biến đổi cơ cấu xã hội và tác động của nó đến nông dân, nông thôn hiện nay”, Tạp chí cộng sản, Số 804, tr 23 – 28.
25. Đỗ Thị Thạch (2011), “Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí cộng sản, Số 56, tr 7 – 10.
26. Văn Đức Thanh (1999), Cơ sở phương pháp luận xây dựng môi trường văn hóa
bộ đội không quân hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học.
27. Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí cộng sản, Số 805, tr 55 – 59.
28. Chu Thái Thành (2010), “Mở rộng và nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản, Số 818, tr 50 – 55.
29. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. giáo dục, Hà Nội. 30. Đỗ Kim Thịnh (2004), “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 15, tr 32 – 37.
31. Ngô Đức Thịnh (2007), “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể”, Tạp chí
cộng sản, Số 778, tr 73 – 78.
32. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
34. Lê Ngọc Triết (2003), “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Cộng sản, Số 17, tr 24 – 27 và 42.
35. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 2, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
36. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng.
38. Từ điển Tiếng Việt – Tường giải và liên tưởng (1999), Nxb. Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
39. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. CTQG, Hà Nội.
40. Huỳnh Khái Vinh (2001), Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại, Viện Văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
41. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, Số 786, tr 44 – 49.
42. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hóa đại cương và cơ sở văn hóa Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Nguyễn Thế Hùng, Tạp chí Di sản văn hóa số 6 - 2004), Đôi điều về tu bổ di tích tín ngưỡng - tôn giáo,
http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=361&c=61
44. Tạp chí Tuyên giáo số 4, Xây dựng nông thôn mới: Dân phải là chủ, làm chủ (29/4/2012),
http://tuyengiao.vn/Home/MagazineStory.aspx?mid=77&mzid=559&ID=1351 45. PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, ThS. Nguyễn Kim Thúy, Tương đương với kết quả
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, http://www.gopfp.gov.vn/so-12- 129;jsessionid=A29CF915FE73764F9D8A9B89F3B7EE70?p_p_id=62_INSTAN CE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=c olumn- 3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles %2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleI d=84241&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0.
46. Nước, vệ sinh và phát triển: khía cạnh sức khỏe,
47. Thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia NS và VSMTNT giai đoạn 2012 – 2015: Nhà nước và nhân dân cùng làm,
http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=23582&Page=1.
48. Hà Nội vinh danh làng nghề và nghệ nhân, 18/4/2012, 02: 34: 25 PM, http://hoidulich.com/index.php?topic=31279.0#.UG-f35jA_PY.
49. Nghệ nhân cổ nhạc: "Vàng son dần hao khuyết", Ngày đăng: 04/10/2012, http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=670&iid=3556.
50. Báo Cáo Tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giai đoạn 2007- 2011, Thứ Tư, 16/05/2012 | 06:20, http://www.hoinongdan.org.vn/index.php/van-ban-hoi/bao-cao/407- b%C3%A1o-c%C3%A1o-t%E1%BB%95ng-k%E1%BA%BFt-phong- tr%C3%A0o-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-thi-%C4%91ua-s%E1%BA%A3n- xu%E1%BA%A5t,-kinh-doanh-gi%E1%BB%8Fi-giai- %C4%91o%E1%BA%A1n-2007-2011.html.
51. Báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 của Hội Nông dân Việt Nam, Thứ Ba, 24/07/2012 | 08:59, http://www.hoinongdan.org.vn/index.php/van-ban-hoi/bao-cao/1403- b%C3%A1o-c%C3%A1o-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-c%C3%B4ng- t%C3%A1c-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-phong-tr%C3%A0o-n%C3%B4ng- d%C3%A2n-6-th%C3%A1ng-%C4%91%E1%BA%A7u-n%C4%83m,-