0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 25 -25 )

của, tài năng, trí tuệ để xây dựng nông thôn mới v.v… Có như vậy mới tạo được sức mạnh tổng hợp, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của từng đảng viên, đoàn viên, từng người nông dân. Đây chính là điều kiện cần thiết để chúng ta ngày càng có nhiều vùng nông thôn mới giàu về vật chất, mạnh về chính trị, phong phú về tinh thần, những xóm làng văn minh, tiến bộ.

Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay ở nước ta, hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn mới chỉ “khiêm tốn” là: điện – đường – trường – trạm (có điện để sinh hoạt và sản xuất; có đường ô tô – đường nhựa hoặc cấp phối, đất; có trường học cho trẻ em, có trạm xá khám chữa bệnh cho mọi người). Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy của Đại hội X đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “ Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [ 8; tr.126].

Tiếp theo là Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta tiếp tục chủ trương về xây dựng nông thôn mới là “ Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với ðặc ðiểm cụ thể từng vùng theo các býớc ði cụ thể, vững chắc trong từng giai ðoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa” [ 9; tr 197 – 198].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông thôn, hiện cả nước đang thực hiện 11 Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chương trình, dự án lớn khác liên quan đến phát triển nông thôn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn” được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể [ xem phụ lục 1]

1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nông thôn

*Khái niệm văn hóa

hóa. Để có một quan niệm đầy đủ, toàn diện về văn hóa không phải là điều đơn giản. Có những định nghĩa nói về chức năng của văn hóa, có những định nghĩa nói về ý nghĩa của văn hóa, có những định nghĩa thiên về dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, nhân học.

Có người cho rằng, văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc xảm quyết định tình cảm một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cũng có người cho rằng, văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập quán, đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.

Từ năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một định nghĩa văn hóa hêt sức xác đáng tại “Mục đọc sách” viết xen trong bản thảo “ Nhật ký trong tù”. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [ 20; tr 431].

Theo UNESCO thì “ Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng” [ 42; tr47 ].

Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin thì văn hóa chỉ gắn liền với con người và xã hội loài người. Không có văn hóa ngoài xã hội loài người và cũng không có loài người không có văn hóa. Cội nguồn của sự tồn tại và phát triển văn hóa là ở hoạt động sáng tạo của con người. Nếu như hoạt động của con vật là hoạt động bản năng thì hoạt động của con người là hoạt động tự giác, hoạt động nhằm để

hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Con người vừa sáng tạo ra bản thân vừa đồng thời sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” đó chính là thế giới của văn hóa.

Gần đây một số học giả Việt Nam cũng đưa ra các quan niệm về văn hóa. Có quan niệm cho rằng, tất cả những gì không phải thiên nhiên tạo ra đều là văn hóa, song có quan niệm lại cho rằng, không nên nhìn văn hóa theo góc quá rộng, “ Văn hóa không phải là kỹ thuật, cũng không phải là bản thân sản xuất, không phải là hoạt động tinh thần ở tự bản thân nó, không phải là hoạt động xã hội, chính trị, cũng không phải là phong tục v.v… văn hóa là cái dấu ấn của một thể cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm của thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghiệp, bán ra thị trường” [ 21; tr20 ].

Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa.

Như vậy, văn hóa của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác hiểu biết mình. Bởi vậy, văn hóa là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và những phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh thần cùng tham dự và cùng chia sẻ.

Từ cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về văn hóa ta thấy, cốt lõi của văn hóa bao giờ cũng là sáng tạo, là nhân cách, thể hiện thành hệ giá trị, thành chuẩn mực hành động của người được biểu hiện trong mọi lĩnh vực. Do vậy, trong phạm vi xem xét văn hóa như là yếu tố thẩm thấu vào mọi lĩnh vực xã hội, tạo nên môi trường văn hóa của thời kỳ phát triển mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì ta có thể hiểu: “Văn hóa là một hệ thống sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [ 29; tr10].

Có thể thấy văn hóa có những nét đặc trưng sau:

Một là, văn hóa mang tính cộng đồng: văn hóa không thể tồn tại do chính

Hai là, văn hóa mang tính tập quán: văn hóa qui định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể.

Ba là, văn hóa mang tính dân tộc: văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận

chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được.

Bốn là, văn hóa mang tính chủ quan: con người ở các nền văn hóa khác nhau

có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc.

Năm là, văn hóa mang tính khách quan: văn hóa thể hiện quan điểm chủ

quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người.

Sáu là, văn hóa mang tính kế thừa: văn hóa là sự tích tụ hàng trăm năm, hàng

ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh, mỗi thế hệ đều cộng thêm những nét đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau.

Bảy là, văn hóa có thể học hỏi được: văn hóa không chỉ được truyền từ đời

này sang đời khác, mà nó còn phải do học hỏi mới có.

Tám là, văn hóa luôn phát triển: văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động.

Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới.

Với cách hiểu như trên, ta thấy rằng văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cải tạo xã hội hòa nhập với tự nhiên, xây dựng môi trường văn hóa nhân văn vì con người.

*Khái niệm môi trường văn hóa

Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sống của con người đã trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với mọi quốc gia trên toàn cầu. Nó không còn là vấn đề của khoa học tự nhiên hay kinh tế thuần túy mà trước hết là vấn đề văn hóa, xã hội hết sức bức thiết đặt ra, buộc loài người phải giải quyết trong những chặng đường phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến trước đây như “ môi trường sinh thái tự nhiên”, “ môi trường sống”, “môi trường xã hội”v.v… Một thuật ngữ mới được đưa vào sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta đó chính là “ môi trường văn hóa”. Tuy nhiên, môi trường văn hóa là gì? cho đến nay vẫn chưa có một công

trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu để đưa ra những luận giải khoa học để đi đến một quan niệm thống nhất về thuật ngữ. Do đó, để nhận thức đúng môi trường văn hóa cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa “ môi trường” và “văn hóa”, xem xét nội hàm và ngoại diên của khái niệm môi trường văn hóa; mà thực chất của vấn đề là tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thế giới bao quanh con người để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa dưới góc độ môi trường.

Khái niệm môi trường rất rộng, phức tạp và đa nghĩa, nên có rất nhiều cách quan niệm khác nhau. Cho đến nay, dường như khi đề cập tới khái niệm môi trường vẫn còn không ít người dân Việt Nam chỉ đơn thuần quan niệm đó là các hợp phần của tự nhiên bao quanh không khí, đất, nước, sinh vật v.v… Sự nhầm tưởng, hay nói đúng hơn là quan niệm một cách phiến diện này vô hình chung đã làm mất đi “một nửa quan trọng khác” nếu không nói là có ý nghĩa quyết định trong môi trường sống của con người đó là môi trường xã hội – nhân văn. Hệ quả của nó là trong nhận thức, cũng như trong hoạt động thực tiễn đã xem nhẹ vai trò của môi trường xã hội, môi trường văn hóa, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Theo định nghĩa của UNEP (chương trình môi trường của Liên hợp quốc) thì “Môi trường là thế giới mà chúng ta đang sống trong đó”. Ở nước ta, Từ điển Tiếng Việt (xuất bản năm 1997), môi trường được định nghĩa là: “Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sự vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sự vật đó” [ 37; tr 618].

Tóm lược một số quan niệm cơ bản nêu trên cho thấy: môi trường là một “khái niệm” mở, nó không chỉ hàm chứa những cái có sẵn trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Với cách hiểu theo nghĩa rộng, môi trường sống của con người như một chỉnh thể bao quát toàn bộ các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa. Chúng đan xen, thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động đến việc hình thành nhân cách con người, tạo ra điều kiện sống, điều kiện phát triển của cá nhân và của xã hội.

Xét theo ý nghĩa đó, môi trường văn hóa vừa là một bộ phận của môi trường sống nói chung, vừa là sự “đan bện” rất phức tạp đa dạng giữa các hệ môi trường

với nhau, đồng thời tích hợp những tố chất của các hệ môi trường khác, hình thành một môi trường đặc biệt – môi trường nhân văn gắn với sự sống của con người.

Khái niệm môi trường văn hóa lần đầu tiên được giáo sư nhân chủng học người Pháp Georges Olivier đề cập đến trong tác phẩm “sinh thái nhân văn” (năm 1975). Theo ông môi trường văn hóa hay môi trường nhân văn được tạo nên bởi sự “tác động của con người tới con người” và “tổ chức xã hội của chúng ta, còn sự tác động của con người với tự nhiên cũng như sản phẩm từ nền công nghiệp đương nhiên đã có và phải có…” [ 22; tr 10 ].

Trong những năm gần đây, môi trường văn hóa ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề bức xúc, vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, đòi hỏi phải giải đáp cả về mặt lý luận và trong thực tiễn đời sống xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập và tiếp cận môi trường văn hóa từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau, xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau.

Để làm rõ vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta có thể đề cập tới một khái niệm hẹp hơn về môi trường văn hóa. Có thể hiểu: “Môi trường văn hóa là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần có quan hệ qua lại với con người về mặt văn hóa trong một không gian và thời gian xác định, mà ở đó con người tồn tại, phát triển và tác động lẫn nhau với tư cách chủ thể” [ 26; tr 14]. Dù theo nghĩa hẹp hơn, môi trường văn hóa vẫn được hiểu như là sự đan xen phối hợp giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trong đó các yếu tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện như văn hóa chính trị - tư tưởng, văn hóa đạo đức – lối sống, văn hóa – khoa học – kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật – thẩm mỹ, văn hóa sinh thái v.v…

Là chủ thể tích cực của môi trường văn hóa, con người luôn đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa, trong việc hình thành những quan hệ văn hóa, trong việc lựa chọn, tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa và trong việc điều tiết, phát huy các thiết chế văn hóa đảm bảo đời sống văn hóa.

Khẳng định vai trò chủ thể của con người trong môi trường văn hóa không có nghĩa là nói đến con người chung chung, trừu tượng, thoát ly các mối quan hệ xã hội – giai cấp. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định hình thành một kiểu môi

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 25 -25 )

×