nông thôn Việt Nam hiện nay
Xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay là xây dựng, phát triển môi trường văn hóa ở nông thôn nước ta trong thời kỳ đổi mới. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn nước ta. Sự nghiệp xây dựng môi trường văn hóa nông thôn mới với những tiêu chí cụ thể nêu trên sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia đóng góp của nông dân. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn có thể tóm tắt:
Một là, nông dân giữ vai trò quyết định trong thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay vì lao động ở Việt Nam vẫn là lao động nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, phân tán. Để phát huy vai trò của nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa.
Đối với nông nghiệp (được hiểu bao gồm nông – lâm – thủy sản – diêm nghiệp), công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp, thay thế cho lao động thủ công, để giải phóng lao động nông nghiệp, tham gia lao động công nghiệp dịch vụ. Muốn đưa máy móc vào trong nông nghiệp phải dồn điền đổi thửa để có những diện tích đủ lớn cần thiết cho máy móc hoạt động.
Công nghiệp hóa nông nghiệp là đưa những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, là sản xuất chuyên môn hóa, xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng những nhà máy chế biến những sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa có giá trị cao.
Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn rất thấp, hơn nữa công nghiệp chế biến nông sản còn quá yếu, nên thường xuyên lặp lại bài ca, được mùa
phẩm nông nghiệp thành hàng hóa, để sản phẩm nông nghiệp không bị tư thương ép giá, không phải bán giá thấp trong thời vụ.
Song muốn thực hiện được điều đó phải có những diện tích một loại sản phẩm nông nghiệp đủ lớn, sự hợp tác chặt chẽ giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân. Hiện nay sau khoán 10, ruộng đất của nông dân rất phân tán. Mỗi ruộng chia thành nhiều mảnh khác nhau. Gia đình nào thích trồng cây gì là tùy ý họ. Điều đó đang cản trở to lớn tới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Tâm lý nông dân còn nặng nề, nên khi giá cả sản phẩm thị trường cao bà con nông dân sẵn sàng bán sản phẩm cho tư thương, làm cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại giá cả một mặt hàng nguyên liệu nào đó phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản xuống thấp, các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ mặc sản phẩm của bà con nông dân, gây thiệt hại cho người dân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp còn là xây dựng hệ thống mương máng đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là sự chuyển đổi nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp sang nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa và hiệu quả. Nền tảng cho sự chuyển đổi này là phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, gồm thủy lợi hóa, điện khí hóa và phát triển công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, trong đó công nghệ sinh học, cơ giới hóa (bao gồm tự động hóa) và công nghệ chế biến là những công nghệ chủ yếu. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và công nghệ mới trước hết phục vụ cho sự hình thành những vùng sản xuất hàng hóa để tạo ra những khối lượng sản phẩm lớn và có chất lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Như vậy có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp có thực hiện được hay không, tùy thuộc vào sự tham gia của bà con nông dân, phụ thuộc vào sự liên kết giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học.
Đối với nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự chuyển đổi nền kinh tế nông thôn từ nền kinh tế thuần nông, giá trị thấp, nhiều lao động, năng suất lao động thấp sang nền kinh tế có cơ cấu tiến bộ theo hướng tăng tỷ trọng về giá trị và lao động trong công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đồng thời với giảm tỷ trọng về giá trị (nhưng vẫn tăng số tuyệt đối) và lao động trong nông nghiệp. Cơ sở cho sự chuyển
đổi này là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, ưu tiên các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và dân sinh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là xây dựng nông thôn hiện đại nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa làng. Đó là xây dựng đường làng ngõ xóm rộng rãi. Đây là một công việc đầy khó khăn bởi nhiều thôn xóm sống trong xã hội nông nghiệp trước đây đường làng thường rất nhỏ hẹp. Việc mở rộng đường làng ngõ xóm phải được sự đồng lòng nhất trí của bà con nông dân.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn còn đòi hỏi phải có những cơ sở hạ tầng tốt, trường học khang trang, cơ sở y tế đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, nhà văn hóa trở thành nơi sinh hoạt chung, có hiệu quả .
Những công trình đó đòi hỏi sự kết hợp giữa Nhà nước và nông dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đối với nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đưa nông dân vào vị trí trung tâm của sự phát triển, là chủ thể của sự phát triển. Cái đích của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông dân với cư dân ở thành thị. Cơ sở để đạt được yêu cầu này là nâng cao dân trí và kĩ năng sản xuất cho nông dân. Cách thức chủ yếu là đào tạo nông dân trở thành người sản xuất chuyên nghiệp, có trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời đào tạo các nông dân trẻ có kỹ năng cao, có đầu óc kinh doanh để có thể là chủ thể thật sự của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cần phải làm thế nào cho một số lượng lớn nông dân được đào tạo về các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ có thể tìm kiếm việc làm sau khi rời khu vực nông nghiệp.
Đối với Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Chỉ khi nào nền kinh tế được công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể đảm bảo cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được thực hiện. Nhưng để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở, làm nền tảng và điều kiện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
nền nông nghiệp phát triển toàn diện và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sở dĩ phải đặt vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lên hàng đầu bởi vì hiện nay ở nước ta, nông nghiệp vẫn còn chiếm bộ phận lớn trong kinh tế mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là một thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở phát triển các ngành kinh tế khác, phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh.
Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phải chú ý quan tâm đến nông dân. Nông dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Nói một cách khác, họ vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, không thể tách việc phát triển nông thôn ra khỏi việc giải quyết vấn đề nông dân. Có thể khẳng định: nguồn gốc sâu xa, nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phát triển nông nghiệp là huy động được sức mạnh, lòng nhiệt tình, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nông dân và mỗi bước của quá trình phát triển nông nghiệp phải là mỗi bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống mọi mặt của nông dân.
Nông thôn là một môi trường xã hội sinh sống chủ yếu, ngoài nông nghiệp là ngành sản xuất chính và chủ yếu, trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn có các hoạt động “phi nông nghiệp”, tức là hoạt động của công nghiệp và các dịch vụ ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp ở nước ta không thể tách rời việc tiếp tục giải quyết vấn đề nông dân với việc xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn.
Vai trò của nông dân còn được thể hiện đặc trưng ở vai trò kinh tế hộ gia đình. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết nên đã khuyến khích và khai thác được tiềm năng, tiềm lực, trí sáng tạo, năng động của người nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nói chung ở nông thôn, trở thành một chủ thể phát triển kinh tế trong cơ chế thị
trường, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. Nếu được đầu tư hỗ trợ phát triển từ phía Nhà nước của chính bản thân khu vực kinh tế Nhà nước thì kinh tế hộ cùng với kinh tế trang trại ở nông thôn sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong việc sáng tạo ra những sản phẩm hàng hóa đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho hộ gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ:
Đối với giai cấp nông dân phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa công nghiệp tiến vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt chính sách về ruộng đất. Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích nông dân hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, tăng hiệu quả sử dụng đất, tiêu thụ nông sản, hàng hóa. Hỗ trợ và khuyến khích nông dân học nghề, tiếp nhận và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ [ 7; tr 118 – 119].
Như vậy xây dựng nông thôn mới cũng là một công việc của nông dân. Sự thành công hay thất bại của công việc này tùy thuộc vào sự tham gia của bà con nông dân.
Hai là, xây dựng môi trường văn hóa nông thôn mới là thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi, từ các loại cây con có năng suất thấp sang loại có năng suất cao.
Hiện nay năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tuy đã được nâng lên, nhưng còn rất thấp so với các nước xung quanh. Việc chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là công việc của các nhà khoa học, của các cấp chính quyền và của bà con nông dân. Các nhà khoa học phải tập trung trí tuệ để nghiên cứu ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Đó là điều kiện để nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Muốn đưa các giống cây chất lượng cao vào sản xuất đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng của mỗi làng, mỗi xã, mỗi địa phương, cùng với sự hỗ trợ về giống vốn,
sự thắng lợi trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sang các loại có năng suất cao thuộc về chính bà con nông dân.
Các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao thường đòi hỏi sự chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo. Các loại cây phải được trồng và chăm sóc đúng thời vụ, phải hiểu được khi nào phải bón loại phân gì v.v… Nếu người nông dân không có sự hiểu biết, không thực hiện đúng những yêu cầu của quy trình sản xuất cũng có thể bị thất bại. Các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản có năng suất cao đòi hỏi sự chăm sóc hàng ngày, phải hiểu những đặc điểm sinh học của chúng để tác động đúng lúc thì mới cho năng suất cao. Như vậy có thể nói việc chuyển các loại cây trồng vật nuôi từ các loại có năng suất thấp sang loại có năng suất cao có thực hiện được hay không một phần lớn tùy thuộc vào sự tham gia chủ động tích cực của nông dân.
Ba là, giai cấp nông dân có vai trò quan trọng trong thay đổi phong tục, tập quán, nếp sống nông thôn theo hướng tiến bộ.
Nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, manh mún, phân tán, do vậy tạo ra tâm lý nông dân thủ cựu, lạc hậu, ngại đổi mới.
Về phong tục tập quán, trong xã hội nông thôn Việt Nam có nhiều phong tục quí giá cần giữ gìn như tục thờ cúng tổ tiên, thăm nom những người ốm đau, bệnh tật, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. Những điều đó hôm nay chúng ta cần giữ gìn và phát triển. Tuy nhiên nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Ví dụ như phong tục tang ma có nơi còn phiền toái, nhiều nơi còn khôi phục những phong tục như lăn đường (con cái lăn đường để bắc cầu cho người chết), rải vàng mã, rải tiền ra đường v.v… Những phong tục đó cần phải khắc phục.
Cưới xin là việc trọng đại của mỗi người. Việc tổ chức cưới hỏi một cách chu đáo, vui vẻ hai bên gia đình gặp mặt, căn dặn, nhắc nhở đôi vợ chồng khi về sống chung là cần thiết. Nhưng tâm lý hơn người một tý, nhiều đám cưới tổ chức phô trương, ăn uống kéo dài, gây tốn kém cho gia chủ, lãng phí cho xã hội cần được khắc phục. Đảng và Nhà nước đã tuyên truyền vận động, đưa ra những chủ trương đúng đắn là tổ chức đám cưới lành mạnh, tiết kiệm, nhưng chủ trương đó có đi vào trong cuộc sống hay không tùy thuộc vào ý thức của người nông dân.
Nông dân gắn với nền sản xuất nhỏ, với đặc trưng là đôi quang gánh, đôi chân trần đi bộ. Mỗi người sử dụng một công cụ lao động, mùa đông đi làm muộn, mùa hè đi làm sớm, thích thì làm, không thích thì nghỉ. Còn trong giao thông đi bên trái bên phải là tùy thích của mỗi người. Nếp sống tùy tiện đó đang gây ra những