* Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và của toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát huy vai trò giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn mới.
Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Đây là cơ sở để định ra đường lối, chủ trương phù hợp, phát huy cao nhất sức mạnh của giai cấp nông dân trong
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, giai cấp nông dân là giai cấp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nước ta, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông dân được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và nguồn lực con người. Vì vậy, công tác nông dân không chỉ là công việc của Nhà nước, mà còn là của mọi tổ chức xã hội và từng gia đình. Phát huy sức mạnh nguồn lực con người, nhất là nguồn lực nông dân phục vụ cho quá trình xây dựng môi trường văn hóa nông thôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Do đó, để khơi dậy sức mạnh to lớn của nguồn lực nông dân phục vụ cho quá trình xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trước hết cần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, của từng cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, cũng như từng cán bộ đảng viên về vị trí, vai trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn.
Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân nhất là nông dân được nâng lên, phong trào nông dân xây dựng môi trường văn hóa phát triển mạnh, điều này là do các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của nông dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn dẫn đến nhiều mặt còn khoán trắng cho Hội nông dân; việc chỉ đạo còn thiếu tập trung, sâu sát, đánh giá vai trò của người nông dân còn cảm tính, thiếu tin tưởng. Kết cục, dẫn đến việc chưa khai thác hết tiềm năng sức mạnh của nông dân phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Rõ ràng, chỉ khi nào cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò của nông dân thì mới khắc phục được quan niệm cứng nhắc trong tư tưởng và hành động; không lúng túng, bị động trong chỉ đạo xây dựng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng. Có nhận thức đúng đắn vai trò của nông dân mới đưa ra được biện pháp khơi dậy phong trào hành động cách mạng trong nông dân.
Để nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác nông dân, vấn đề đặt ra là, cần có những quy định cụ thể, chi tiết chỉ đạo các cơ quan, tổ chức đặc biệt là cấp cơ sở ở các vùng nông thôn, đưa nội dung công tác nông dân vào trong các buổi sinh hoạt Đảng hàng tháng, hàng quý, và coi đó là nhiệm vụ chính trị của tổ chức. Cấp ủy, chính quyền ở các cấp cần có kế hoạch và cách thức giúp đỡ, quan tâm đến cuộc sống, công việc của người nông dân. Sự nhận thức đúng của các cấp lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết sách thực tế hơn, chiến lược hành động vì sự tiến bộ của người nông dân sẽ thiết thực hơn. Nếu có sự quan tâm kịp thời thì sẽ có sự đầu tư thỏa đáng, có những chính sách cụ thể giúp người nông dân và gia đình họ vươn lên, góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng môi trường nông thôn.
Cần tuyên truyền pháp luật đến nông dân như luật hôn nhân, gia đình, luật hành chính, luật đất đai, luật chống tham nhũng v.v… thường xuyên và liên tục làm cho người nông dân nhận thức để không vi phạm.
Để tuyên truyền đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải đa dạng hóa các loại hình truyền thông, phát huy có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Hệ thống loa, đài, sách báo cần mở rộng số trang và tăng thời lượng phát sóng, phát hành rộng khắp các tờ tin công tác Hội nông dân, đưa chủ trương xây dựng môi trường văn hóa nông thôn đến từng hộ gia đình, từng cụm dân cư. Ngoài ra Hội Nông dân kết hợp cùng với Sở Văn hóa thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh thường xuyên phát các tờ rơi về tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa nông thôn sẽ tăng tính hiệu quả của phong trào. Đồng thời nêu gương những điển hình nông dân tài năng trong phong trào xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, sẽ là nguồn khích lệ rất lớn đến bản thân người nông dân và cộng đồng. Các cán bộ Hội cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, để giúp đỡ các gia đình nông dân và từng hội viên đang còn khó khăn lúng túng, có phương pháp để thực hiện tốt phong trào đề ra.
Cần tuyên truyền phổ biến đến từng cán bộ ở địa phương về vai trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về vai trò vị trí của người nông dân, tạo điều kiện cho người
Để tuyên truyền đạt hiệu quả cao cần có đội ngũ tuyên truyền viên, họ phải là những cán bộ có năng lực, chuyên môn giỏi, có uy tín trong xã hội, vững vàng và nhạy bén về chính trị tư tưởng, có khả năng tổ chức công việc khoa học. Những người làm công tác này cần phải được quan tâm bồi dưỡng, tập huấn để họ nhanh chóng có được thông tin hiện đại, tuyên truyền cho người nông dân kịp thời và chính xác, phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương. Người cán bộ tuyên truyền phải thực sự có tâm huyết có cách vận động phù hợp. Hội Nông dân đóng vai trò trực tiếp làm tham mưu cho chính quyền, tổ chức vận động, phối hợp các ban, ngành liên quan để tiến hành vận động đồng bộ đạt hiệu quả cao, giúp người nông dân nâng cao trách nhiệm của mình trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn.
Tuy nhiên, trước thực trạng kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, mức sống người dân còn thấp kém, đời sống còn bấp bênh, công tác vận động nông dân còn nhiều bất cập. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Hội cần củng cố, kiện toàn tổ chức hội các cấp, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền để các nội dung đến được tận người nông dân trong xóm, ấp để họ hiểu rõ hơn mà quyết tâm thực hiện tốt các phong trào đề ra. Đồng thời Hội cần đổi mới tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách các cấp Hội, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ, hướng dẫn các đối tượng nông dân thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó, Hội cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, thực tiễn để có cơ sở định hướng cho hoạt động Hội, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề công tác vận động nông dân. Ngoài ra cán bộ Hội các cấp cần năng động, nhạy bén để hoạt động Hội càng ngày càng sát thực với đời sống của người nông dân thực hiện nhiệm vụ của mình vì lợi ích của gia đình và xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội khác cần tiếp tục tăng cường công tác vận động nông dân tham gia học tập, rèn luyện đạo đức, học tập chuyên môn, nghề nghiệp. Các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội: cần phối hợp đồng bộ cùng Hội Nông dân tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền động viên nông dân thực hiện các phong trào hoạt động như đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo đời sống, giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, vững bền”, tạo điều kiện để người nông dân hôm nay ra sức phấn đấu vươn lên, phát huy vai trò của mình.
Tùy theo tính chất của từng ngành mà có kế hoạch triển khai đến tận người dân tầm quan trọng của xây dựng môi trường văn hóa nông thôn để tác động đến mọi thành viên, làm chuyển biến nhận thức của mỗi người về nội dung, ý nghĩa của phong trào. Qua đó mọi người sẽ quan tâm đến vai trò của người nông dân và sẽ có những hành động thiết thực hơn, góp phần đáng kể vào sự thành công của phong trào.
- Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cần phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy vai trò của giai cấp nông dân. Ở đây gia đình cũng có trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý con em mình, phấn đấu xây dựng gia đình hạnh phúc thực sự là môi trường hình thành nhân cách, giáo dục ý thức công dân, giữ gìn và phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các vấn đề nêu trên là vấn đề khó khăn, phức tạp và chắc chắn không thể chỉ trong một sớm, một chiều có thể hoàn thiện. Nhưng, nếu làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông trên phạm vi toàn xã hội, xem đây là khâu mở đường thì chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức trong toàn xã hội. Thực vậy, việc động viên quan tâm của gia đình, xóm ấp, cộng đồng dân cư, các đơn vị kinh tế, các bậc lão thành cách mạng, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, các doanh nhân, tri thức, văn nghệ sỹ và cùng với việc tuyên truyền, giáo dục, cần kết hợp làm tốt công tác nêu gương, khen thưởng xứng đáng, kịp thời cho những cá nhân đơn vị, tập thể tổ chức, gia đình có nhiều đóng góp trong công tác nông dân sẽ là giải pháp thiết thực giúp khơi dậy, phát huy vai trò của nông dân.
*Nâng cao nhận thức cho chính bản thân người nông dân
Người nông dân là một lực lượng trụ cột trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. Vai trò quan trọng này được phát huy không chỉ từ các yếu tố “bên ngoài” là các điều kiện sống, học tập mà phải là sự tự ư thức của chính cá nhân mỗi người nông dân. Nếu mỗi cá nhân nông dân không tự ý thức rõ vai trò, vị trí quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội thì không ai có thể làm thay. Mỗi người nông dân phải thấy rằng mình không phải là người thấp kém, vị trí thấp kém. Để khẳng định vai trò của mình, người nông dân cần phải tự tin vững bước, mạnh dạn
phải độc lập tự chủ, sáng tạo, dám quyết định mọi công việc thì mới tạo điều kiện cho gia đình vươn lên, kinh tế - xã hội phát triển vững chắc, mọi thành viên đều được chăm sóc tốt hơn, người nông dân có cơ hội bộc lộ những khả năng to lớn trong việc xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trong giai đoạn mới.
Thực tiễn phát triển đất nước đã chỉ ra không phải ai mà chính người nông dân là chủ của đất nước, do vậy chính họ phải hiểu rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước. Để làm được điều này vấn đề đặt ra là bản thân mỗi người nông dân phải là tấm gương siêng năng học tập và kiên trì rèn luyện phấn đấu, đồng thời các bậc cha mẹ, ông bà trong gia đình cần khuyên nhủ, động viên con cháu mình lấy sự học tập làm mục tiêu phấn đấu. Ở đây, việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống có văn hóa, ý thức công dân của các bậc cha mẹ, ông bà là tấm gương tốt để mọi người noi theo.
Trong giai đoạn phát triển mới, gia đình phải quan tâm đến chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình, với mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con. Gia đình ít con góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho các gia đình. Vấn đề ở đây là phải truyền thông rộng rãi cho chương trình này lan tỏa đến các xóm, ấp để làm cho các gia đình thay đổi quan niệm “đa con đa phúc”, “trọng nam khinh nữ”, muốn sinh con trai để nối dõi tông đường, đỡ đần việc nặng nhọc trong gia đình.
Bên cạnh đó, các tổ chức Hội nông dân với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người nông dân cũng có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức cho chính bản thân người nông dân. Những hoạt động sôi nổi, thiết thực, cụ thể như việc xây dựng các điển hình tiên tiến, chăm lo lợi ích chính đáng của người nông dân, đào tạo, bồi dưỡng người nông dân vào vị trí thích ứng, giáo dục cho người nông dân biết giữ gìn truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, biết phấn đấu vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu góp phần xây dựng môi trường văn hóa nông thôn cũng là biện pháp góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân.