dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay
* Nguyên nhân của những thành tựu
Nguyên nhân trước hết trong việc phát huy được vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn là sự thay đổi trong tư duy, trong nhận thức của Đảng ta đối với vấn đề nông nghiệp và nông thôn. Đảng ta đã khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là trọng tâm trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Sự nghiệp đó có thành công hay không một phần lớn phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của nông dân. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những chủ trương hợp lòng dân như: xây dựng nông thôn mới, thực hiện dồn điền đổi thửa v.v… để đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nên nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Hai là, môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam những năm qua có sự phát
triển, do sự phối hợp chặt chẽ của hệ thống chính trị ở các vùng nông thôn. Kết quả đó trước hết do sự triển khai nhanh chóng những chủ trương chính sách của Đảng vào trong cuộc sống của các cấp ủy Đảng, sự tiên phong gương mẫu của cán bộ,
quyền. Kết quả đó còn là sự năng động, tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.v.v...
Ba là, nguyên nhân quyết định cho những thắng lợi trong xây dựng môi
trường văn hóa nông thôn thuộc về sự nỗ lực tham gia, hưởng ứng phong trào của bà con nông dân. Nhiều địa phương các cụ già 70 – 80, các em nhỏ 13 – 14 không kể nắng mưa đã tích cực tham gia các câu lạc bộ với mong muốn khôi phục những hình thức văn hóa truyền thống. Phong trào ca hát quần chúng đã được nhiều đối tượng, nhiều gia đình tham gia. Nhiều thanh niên và cả những người lớn tuổi nhiều địa phương đã tích cực tham gia các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, giữ bình yên cuộc sống. Những phong trào vận động xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa với những nội dung cụ thể như xây dựng làng xóm sạch đẹp, khang trang, gia đình êm ấm, ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền được nhân dân nhiệt tình đón nhận.
Bốn là, những kết quả trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn có
nguyên nhân từ những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội những năm đổi mới. Nhìn chung đời sống nông dân nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện một bước. Nông dân có điều kiện sắm sửa trang thiết bị trong gia đình làm cho đời sống được cải thiện, có điều kiện xây dựng đường làng ngõ xóm ngày càng sạch đẹp, đặc biệt điều kiện học tập của con em nông dân được cải thiện, trình độ dân trí trong nông thôn được nâng lên.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, hậu quả của cuộc chiến tranh còn nặng nề. Nhiều vùng quê điều kiện
cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Đường làng ngõ xóm nhiều thôn xóm còn chật hẹp, nhà cửa còn sơ sài, gây khó khăn cho việc xây dựng nông thôn mới.
Hai là, nhận thức của nhiều cấp ủy, cấp chính quyền trong hoạt động xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn mới chưa sâu sắc, vì vậy nhiều khi triển khai những nghị quyết của Đảng, những quyết định Nhà nước còn mang tính hình thức, nặng về đối phó, thiếu sự tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Nhiều địa phương chính quyền còn buông lỏng quản lý, thiếu đi sâu, đi sát, xử lý những vi phạm của người dân thiếu kiên quyết, vì vậy làm cho nhiều tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu như bói toán có xu hướng tăng.
Ba là, sự đầu tư của Nhà nước và các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới, trong tu bổ, sửa chữa, bảo tồn các công trình văn hóa ở nhiều nơi còn có những hạn chế. Chính điều đó đã làm cho không ít di sản văn hóa bị xuống cấp, nhiều hình thức văn hóa dân tộc chưa được khôi phục, chưa có điều kiện phát triển, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Bốn là, một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn là sự tác động những tiêu cực của cơ chế thị trường. Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thị trường, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, luật pháp còn nhiều hạn chế đã làm cho những tiêu cực cơ chế thị trường có điều kiện phát triển như buôn gian, bán lận, làm ăn chộp giật, hàng giả, hàng nhái v.v… Những điều đó làm cho những giá trị truyền thống như tình làng nghĩa xóm, lối sống tình nghĩa nhiều nơi bị mai một, đồng tiền lên ngôi, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em không được một số gia đình coi trọng.
Năm là, nhận thức của nông thôn nhiều nơi còn hạn chế. Nhiều nông dân còn
chưa tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, còn thờ ơ với các phong trào quần chúng. Nhiều người chưa có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không ít những truyền thống văn hóa dân tộc, những phong tục tập quán tốt đẹp của làng quê, những gia phong gia lễ của nhiều gia đình bị mai một.
Trên đây là nguyên nhân những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta những năm đổi mới vừa qua. Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay cần phải có biện pháp cấp bách nhằm phát huy vai trò của giai cấp nông dân.